Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Hệ thống hoá kiến thức lịch sử thế giới từ sau 1919 đến nay.

- Bước đầu tìm hiểu về lịch sử Việt Nam qua hai bài 14, 15.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết

 B . MA TRẬN

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: ( 3 điểm ) ( mỗi ý đúng 1 điểm ) 
 Sau chiến tranh thế giới thứ hai nước Nhật ở trong tình trạng : 
 + Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng
 + Nước Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề
 + Nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề
 Câu 2 :( 7 điểm) ( mỗi ý đúng 1 điểm ) 
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do điều kiện quốc tế thuận lợi
+ Lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài
+ Những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng KHKT
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Dân tộc Nhật có truyền thống tự cường
+ Người lao động được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, kỷ luật cao
+ Hệ thống quản lý Nhà nước hiệu quả
+ Nhà nước đề ra chiến lược phát triển năng động sáng tạo.
Ngày soạn:28.2.09
Ngày giảng:4.3.09
Bài 26 -Tiết 33
Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc
 chống thực dân pháp (1950- 1953)
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
HS hiểu được hoàn cảnh ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950, trình bày diễn biến chiến dịch, nắm được kết quả ý nghĩa.
Nắm được bước phát triển mới của cuộc kháng chiến sau chiến dịch Biên giới về mọi mặt chính trị - ngoại giao, kinh tế - tài chính, văn hoá giáo dục.
Đồng thời hiểu được Mỹ lúc này đã can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương và Pháp - Mĩ muốn giành thế chủ động về chiến lược trên chiến trờng Đông Dương.
Tư tưởng:
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết 3 nước Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
Kĩ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá âm mưu và thủ đoạn của Pháp – Mĩ, thấy được bước phát triển và thắng lợi toàn diện của ta
Kĩ năng sử dụng lược đồ
Thiết bị dạy học: 
Giáo viên: Tranh ảnh có liên quan đến giai đoạn 50 – 53, lược đồ chiến dịch Biên Giới thu đông.
Học sinh: Bài soạn, sưu tầm tranh ảnh về thời kì lịch sử này.
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: Nêu chủ trương chính sách của ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài về mọi mặt.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 cuộc khởi nghĩa toàn quốc của ta có những thuận lợi mới, ta đã tranh thủ những thuận lợi mở chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 từ đó cuộc kháng chiến chuyển từ thế phòng ngự sang thế tấn công và phản, cả tiền tuyến và hậu phương k/c được đẩy mạnh giành thắng lợi toàn diện. Hoàn cảnh diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch biên giới diễn ra như thế nào?
Hoạt động của Thầy – Trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: tìm hiểu về chiến dịch ... 
? Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 em nhận xét về tương quan lực lượng giữa ta và địch?
HS dựa vào phần nội dung đã học trả lời
GV nhận xét – kết luận
Từ sau 1947 lực lượng giữa ta và địch ngày càng thay đổi, có lợi cho ta.
GV cung cấp MR: Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 là mốc khởi đầu thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cuộc khởi nghĩa của ta nhất là sau khi CMTQ giành thắng lợi ta đã có thể liên lạc với các nước XHCN, ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện, trường kì.
HS nghe - ghi
? Bước vào thu đông 1950, âm mưu của Pháp – Mĩ ở Đông Dương như thế nào?
HS trả lời
- Bước vào thu đông 1950 âm mưu của pháp – Mĩ trước tiên là ngăn chặn ảnh hưởng của CMTQ và các nước XHCN với nước ta, tiến tới đè bẹp cuộc kháng chiến của ta.
GV chuyển ý
GV yêu cầu HS chú ý vào ND SGK
? Hãy cho biết âm mưu mới của pháp trước những hoàn cảnh lịch sử mới có lợi cho ta?
HS đọc SGK trả lời
GV nhận xét – kết luận
Trước âm mưu của Pháp – Mĩ Đảng và chính phủ đã có quyết định như thế nào?
GV chủ động cung cấp
HS chú ý vào SGK
? Mục tiêu chiến dịch biên giới thu đông 1950 là gì?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét – kết luận, yêu cầu HS quan sát kênh hình 46
Tiêu diệt bộ phận sinh lực của địch, khai thông đường liên lạc quốc tế, mở rộng củng cố căn cứ địa việt bắc...
GV sử dụng lược đồ chiến dịch biên giới thu đông 1950, trình bày diễn biến.
Gv chỉ trên lược đồ phụ các mặt trận phối hợp với chiến dịch biên giới: tả ngạn, sông hồng, tây bắc, đường số 6, Bình Trị Thiên.
GV khái quát – HS ghi
? Em nhận xét gì về diễn biến của chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
HS trả lời
- Ta hoàn toàn chủ động tiến công và phản công địch.
GV cung cấp về kết quả.
? Chiến dịch biên giới giành thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
? Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Biên Giới 1950?
Do sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của ta.
Do có sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu âm mưu đẩy mạnh ....
GV cung cấp
HS nghe – ghi
GVMR: sau thất bại trong chiến dịch Biên Giới Pháp lâm vào thế bị động, ngày càng suy yếu. So sánh giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta nhưng không chịu thất bại, pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành quyền chủ động vì vậy phải dựa vào Mĩ
Lợi dụng sự suy yếu của Pháp và thực hiện âm mưu can thiệp vào ĐD, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho pháp đẩy mạnh chiến tranh. Qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở ĐD.
? Đánh giá như thế nào về âm mưu của Mĩ?
Học sinh thảo luận (NN) 
Đại diện HS trả lời.
GV nhận xét – kết luận
- Mĩ muốn độc chiếm ĐD và biến ĐD thành phòng tuyến ngăn chặn phong trào CMTG
- Với sự viện trợ cho Pháp, Mĩ từng bước hất cẳng Pháp.
GV cung cấp kế hoạch của Pháp và can thiệp Mĩ.
? Nội dung của kế hoạch Tatxinhi là gì?
GVMR: để thực hiện âm mưu đó phải thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường nguỵ quân
- Xây dựng phòng tuyến
- Lập vành đai trắng
- Tiến hành càn quét
? Em nhận xét gì về âm mưu và biện pháp thực hiện của TD Pháp và can thiệp Mĩ?
HS trả lời
- Âm mưu rất trắng trợn, biện pháp thực hiện dã man tàn bạo.
GV chuyển ý
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đại hội đại ...
GV nêu câu hỏi:
?Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2diễn
ra tronghoàn cảnh lịch sử nào?
HS dựa vào kiến thức bài trước và SGK trả lời
- Đại hội Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử CM nước ta có những phát triển mới về ngoại giao. Đầu 1950 TQ, LX và các nước dân chủ nhân dân đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ cuộc kháng chiến của ta
Ta vừa mở chiến dịch Biên Giới và giành thắng lợi. Đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào ĐD, chúng đã câu kết với nhau đề ra kế hoạch Đơ lát đơ tát xi nhi.
GV yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Nội dung cơ bản của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 là gì? Được cụ thể hoá trong văn kiện nào?
HS trả lời- Gv nhận xét – kết luận 
GVMR: Nội dung trên đợc cụ thể hoá trong 2 văn kiện: báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bàn về CM của tổng bí th Trường Chinh.
Ngoài ra đại hội đề ra những chính sách cơ bản về xây dựng và củng cố chính quyền, tăng cường sức mạnh quân đội, phát triển kinh tế, văn hoá.
GV cung cấp – HS ghi
? Tại sao đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng lao động việt nam?
HS Thảo luận theo nhóm (NN) 
GV nhận xét – kết luận
Điều kiện trong nước và quốc tế cho phép ta có thể hoạt động công khai, khi mới thành lập lấy tên là ĐCS Việt nam tại hội nghị lần thứ nhất TW đảng ta đổi tên thành ĐCS ĐD. Do tình hình phức tạp của những năm đầu tiên sau CM tháng Tám, cuối 1945 ĐCS Đông Dương phải rút vào bí mật. Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam.
Đại hội quyết định tổ chức ở mỗi nước một đảng CM riêng, phù hợp với đặc điểm của từng nước.
HS quan sát kênh hình 49 SGK và mô tả nD bức tranh
Kênh hình mô tả quang cảnh và không khí của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2, quang cảnh đơn giản nhưng được trang hoàng trang trọng.
? Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 có ý nghĩa như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét kết luận .
I. Chiến dịch biên giới thu đông 1950.
1. Hoàn cảnh .
- Sau chiến dịch Việt Bắc 1947 và CMTQ giành thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc k/c của ta.
- Pháp liên tiếp bị thất bại, lệ thuộc vào Mĩ, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
 2. Quân ta tấn công địch ở biên giới phía bắc
* Phía pháp
- Pháp đề ra kế hoạch Rơve nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, cô lập căn cứ địa việt bắc.
* Phía ta .
- Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch biên giới 1950
+ Diễn biến
- Sáng ngày 18/9/50 ta tiêu diệt Đông Khê,uy hiếp Thất Khê hệ thống phòng ngự trên đường số 4 bị lung lay.
- Ngày 22/10/50 pháp rút khỏi đường số 4
+ Kết quả: giải phóng tuyến biên giới dài 750 kmvới 35 vạn dân.
+ ý nghĩa: thế bao vây trong và ngoài căn cứ việt bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược đông dương của thực dân pháp.
- Thực dân pháp âm mưu giành quyền chủ động chiến lược đã mất
- 12/1950 Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đờ tát xi nhi
+Nhằm gấp rút xây dựng lực lượng
+Bình định vùng tạm chiếm
+Kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng
* Hoàn cảnh 
- 2/1951 Đảng cộng sản ĐD họp đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 tại Tuyên quang.
* Nội dung
- Nội dung cơ bản của Đại hội được cụ thể hoá qua 2 văn kiện : Báo cáo chính trị và Bàn về cách mạng VN :
+ Xác định nhiệm vụ trước mắt của toàn đảng, toàn dân đa cuộc k/c đến thắng lợi, đồng thời vạch rõ tiền đề của CMVN.
+ Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến . 
- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng lao động việt nam.
- Đại hội bầu Ban chấp hành TW và bộ chính trị.
* ý nghĩa: được coi như một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng.
Củng cố
GV sử dụng phiếu học tập
Đảng ta mở chiến dịch Biên Giới trong hoàn cảnh lịch sử mới là:
Cách mạng TG thắng lợi
Phong trào giải phóng dân tộc trên TG lên cao
TD pháp bị thất bại liên tiếp và tổn thất nặng nề
Cả 3 ý trên
Hướng dẫn học bài: 
Học kĩ bài 
Soạn bài 26, chú ý câu hỏi SGK 
quan sát và trình bày được các chiến dịch ở Tây Bắc Hoà Bình và T

File đính kèm:

  • docbai 26.doc