Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 12

I/ Mục tiêu bài hoc:

1/ Kiến thức: HS hiểu rõ lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực, có căn cứ KH. Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn .

2/ Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt.

3/ Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

II/ Phương tiện:

1,Thầy: Tranh ảnh lớp học thời xưa, bia tiến sĩ

2. Trò: Đọc trước bài .

III/ Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ

(Kiểm tra sách, vở, bài tập của HS)

 

doc34 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm-dương lịch. Tính tháng theo mặt trăng, tính năm theo mặt trời. Tuy nhiên bấy giờ họ khẳng định mặt trời quay quanh trái đất => Lịch của người phương Đông do đó rất hợp với thời vụ.
- HS quan sát H11.
? Miêu tả và nhận xét kênh hình 11.
(Hình thù, đường nét khác nhau: hình chim, nhện, rắn, vượn, người nét ngang, nét dọc, đường thẳng, cong chữ đa dạng phong phú)
- GV giảng: Người Ai cập cổ đại là một trong số những dân tộc đã sáng tạo chữ viết của mình sớm nhất thế giới, chữ viết của họ bắt đầu từ hình vẽ, chữ tượng hình. Chữ tượng hình Ai cập rất giống với các sự vật người ta muốn miêu tả. VD: Mặt trời O, hay sông nước đều biểu hiện = 3 làn sóng ».
 - Người Ai cập viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa pi rút (cây sậy). Người Lưỡng hà viết trên phiến đất sét ướt rồi đem nung khô. Người TQuốc viết trên mai rùa, thẻ tre, lụa trắng
? Việc sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa ntn?
(Nhu cầu bức thiết của con người nói chung, nhà nước nói riêng là sự sáng tạo vĩ đại, 1 di sản quý giá)
- GV giảng theo SGK. "Trong mọi lĩnh vực.sáng tạo nên".
- HS quan sát H 12, 13.
? Nêu hiểu biết của em về kênh hình 12, 13.
(Công trình đồ sộ của văn hoá cổ đại phương Đông nhiều quần thể Kim Tự Tháp. Trong 3 Kim Tự Tháp lớn, thì Kim Tự Tháp Kê ốp là lớn hơn cả, cao 146m, cạnh đáy là 230
+ Thành ba bi lon có chu vi dài 13m, được bao bọc bởi 3 lớp tường thành cao vững chắc và những hào nước. Thành có 7 cổng lớn, mỗi cổng lớn như 1 lầu cao và 1 công trình kiến trúc điêu khắc mĩ lệ-ở trung tâm thành có ngọn tháp Ba bi lon nổi tiếng là nhà lầu cao 90m gồm 5 tầng
- GVKL: Các dân tộc cổ đại phương Đông đã biết làm ra lịch, sáng tạo ra chữ viết, chữ số, nhiều thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, toán họcĐó là những thành tựu về văn hoá tinh thần đáng trân trọng .
* Hoạt động 2: Người Hi lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì ?
- GV giảng theo SGK và liên hệ kiến thức bài 2
? Thế nào là dương lịch? ( Trái đất quay quanh mặt trời. Người phương Đông chủ yếu dùng lịch âm, thì người phương Tây dùng dương lịch )
- GV giảng: trên cơ sở học tập chữ viết của người phương Đông, người Hi lạp Rô ma đã sáng tạo ra chữ viết a,b,c như ngày nay.
- Gọi HS đọc : " Những hiểu biết sau này".
? Kể tên những nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực khoa học?
- GV giảng theo SGK
- HS quan sát H14,1,16,17 và nhận xét.
? Người Hi lạp và Rô ma có những thành tựu gì? Chứng tỏ điều gì?
(Người Hi lạp, Rô ma cổ đại đã để lại nhiều thành tựu khoa học lớn, làm cơ sở cho việc xây dựng các ngành khoa học cơ bản mà chúng ta đang học ngày nay.)
GVKL toàn bài: Qua mấy ngan năm tồn tại, thời cổ đại đã để cho loài người một văn hoá đồ sộ, quý giá. Tuy ở mức độ khác nhau nhg người phương Đông và người phương Tây cổ đại đều sáng tạo nên những thành tựu văn hoá đa dạng, phong phú bao gồm chữ viết, chữ số, lịch, văn hóa, KH,nghệ thuật.
1/ Các quốc gia cổ đại phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì ?
- Hiểu biết về thiên văn, sáng tạo ra lịch.
+ Chữ viết: chữ tượng hình ra đời sớm nhất .
- Được viết trên giấy Pa pi rút, trên mai rùa, thẻ tre, đất sét
+Chữ số: sáng tạo ra số ( Pi=3,16) toán học.
- Kiến trúc điêu khắc tháp Ba bi lon (Lưỡng Hà), Kim tự tháp (Ai Cập).
2/ Người Hi lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì ?
- Hiểu biết về thiên văn, làm ra lịch.
- Chữ viết: sáng tạo ra chữ cái a,b, c.
- Các ngành khoa học:
+Toán học: Ta lét, Pi ta go.
+ Vật lí: ác si mét .
+Triết học:Pla tôn, A ri xtốt.
+Sử học:Hê rô đốt, Tu xi đít.
+Địa: Xtơ ra bôn .
- Nghệ thuật: sân khấu (bi hài).
- Kiến trúc điêu khắc: có nhiều kiệt tác.
4/Củng cố 
? Kể tên các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông?
*Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống.
  Người phương Đông đều dùng chữ tượng hình. Đ
  Tháp Ba bi lon ở Hi lạp S
  Kim tự tháp ở Lưỡng Hà. S
  Người Ai cập sáng tạo ra chữ viết a,b,c . Đ
5/ Hướng dẫn 
- Học thuộc bài cũ.
- Đọc kỹ câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị giờ sau ôn tập.
 IV. Rút kinh nghiệm:
*************************************
Ngày soạn: . 
Ngày giảng: ......
 Tiết 7 - Bài 7
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu bài học:
1.K.thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại.
- Sự xuất hiện của con người trên trái đất.
- Các giai đoạn p.triển của thời nguyên thuỷ thông qua lao động sản xuất.
- các quốc gia cổ đại
- Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại, tạo cơ sở đầu tiên cho việc học tập phần lịch sử DT
2. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, bước đầu tập so sánh và xác định các điểm chính.
3.Thái độ: Bước đầu ý thức tìm hiểu về LS thế giới cổ đại.
II/ Chuẩn bị
1. Thầy: Lược đồ thế giới cổ đại, tranh ảnh công trình thế giới nghệ thuật, b¶ng phô
2. Trò: Đọc và trả lời câu hỏi bài 7.
III /Tiến trình dạy và học:
1.ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
* Câu hỏi:Nêu các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông?
3.Bài mới.
Nêu vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu xong phần 1 L.sử thế giới cổ đại, các em đã nắm được những nét cơ bản của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Các em đã biết loài người đã lao động và chuyển biến ntn, để dần dần đưa xã hội tiến lên và xây dựng quốc gia đầu tiên trên thế giới. Đồng thời đã sáng tao nên những thành tựu văn hoá quý giá để lại cho đời sau. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ điểm lại những nét chính đó.
* Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học.
? Những dấu vết của người tối cổ ( vượn người) được phát hiện ở đâu? Thời gian nào?
- GVKL:
? Căn cứ vào đâu để thấy được người tối cổ xuất hiện ở những địa điểm trên. (Hài cốt.)
- GV gọi HS lên chỉ lược đồ 3 địa điểm trên bản đồ.
? Người tối cổ chuyển thành người tinh khôn vào (t) nào? Nhờ đâu.
 4 vạn năm trước đây
Người tối cổ người tinh khôn nhờ lao động sản xuất
? Người tinh khôn khác người tối cổ ở điểm nào?
(- Con người: dáng thẳng trán caonhư người ngày nay.
- Công cụ sản xuất: đá, tre, gỗ, đồng.
- Tổ chức xã hội: theo thị tộc, biết làm nhà, ở chòi.)
? Em có nhận xét gì về công cụ này?
(Đa dạng, nhiều nguyên liệu khác nhau.)
? Hãy kể tên 1 số loại công cụ đồ dùng?
(Rìu, cuốc, giáo, mác, liềm, đồ trang sức)
? Tổ chức xã hội của người tinh khôn như thế nào?
 ( Thị tộc)
? Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào? (P.Đông, P.Tây)?
- GV cho HS lên chỉ bản đồ.
? Nêu những tầng lớp xã hội chính thời cổ đại
GVKL: +Quý tộc, chủ nô đại diện cho giai cấp thống trị.
 + Nông dân công xã, nô lệ đại diện cho giai cấp bị trị.
? Về thể chế nhà nước, nhà nước phương.Đông và nhà nước p.Tây có nhiều điểm khác nhau. Em hãy chỉ ra sự khác nhau đó?
(Nhà nước cổ đại - p.Đông: quân chủ chuyên chế.
 - P.Tây: chiếm hữu nô lệ (chủ nô, nô lệ) 
? Kể tên những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại?
( + Chữ: tượng hình, chữ cái a,b,c, chữ số
 + Các ngành khoa học: toán, vật lí, thiên văn, sử, địa
 + Nhiều công trình nghệ thuật lớn: KTT Ai cập, thành Ba bi lon ).
? Từ những thành tựu trên, em có nhận xét gì về văn minh thời cổ đại?
(Là những thành tựu văn hoá quý giá của người xưa, thể hiện năng lực trí tuệ của loài người)
*Hoạt động 2: Làm bài tập trắc nghiệm:
lấy ở sách câu hỏi trắc nghiệm LS 6.
GVKL toàn bài: Trong phần L.sử thế giới, các em đã tìm hiểu 4 tiết. Cần nắm vững 4 nội dung cơ bản vừa ôn.
- Loài người xuất hiện trên trái đất ntn? Vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến của con người từ buổi đầu sơ khai đến khi tiếp cận với thời kì xuất hiện những quốc gia đầu tiên.
- Sự hình thành và đặc điểm các quốc gia cổ đại p. Đông.
- Sự hình thành và đặc điểm các quốc gia cổ đại p.Tây.
- Những thành tựu văn hoá thời cổ đại.
1/ Dấu vết của người tối cổ (vượn người) phát hiện ở đâu ?
Ở 3 địa điểm:
 +Đông Phi.
 + Đảo Gia va.
 +Gần Bắc kinh (TQ)
- Thời gian: 3 - 4 triệu năm trước đây.
2/ Những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thuỷ
- Giữa người tối cổ và người tinh khôn có sự khác nhau cơ bản về hình dáng, về cuộc sống, về sự chế tạo công cụ lao động. Ta thấy được vai trò của sự lao động trong sự tiến hoá từ vượn thành người.
3/ Những quốc gia cổ đại lớn.
- P.Đông: Ai cập, Lưỡng hà, Ân độ Trung Quốc.
- P.Tây: Hi lạp, Rô ma.
* Tầng lớp XH chính:
+ Quý tộc. Nông dân công xã và nô lệ ( p.Đông )
+ Chủ nô, nô lệ.( p. Tây)
- Nhà nước cổ đại p.đông: quân chủ chuyên chế (vua đứng đầu). .
- Nhà nước cổ đại p.tây:chiếm hữu nô lệ. Gồm 2 tầng lớp: chủ nô, nô lệ.
4/ Những thành tựu lớn thời cổ đại.
4/ Củng cố 
* Bài tập: GVphát phiếu 
Khoanh tròn vào trước câu trả lời mà em cho là đúng.
A- Khoảng 4 vạn năm trước đây, nhờ LĐ sản xuất, người tối cổ trở thành người tinh khôn. Đ 
B- Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ chuyên chế. 	Đ 
C- Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ. 	Đ
D- Người phương Đông sáng tao ra chữ cái a, b, c . 	S
Đ- Kim tự tháp ở Ân Độ là 1 kỳ quan thế giới. 	S
5/ Hướng dẫn học bài:
- Học và trả lời các câu hỏi từ bài 1 -> bài 7.
- Chuẩn bị giờ sau :xem lại các sự kện lịch sử tiêu biểu tiết sau làm bài tập lịch sử.
IV. Rút kinh nghiệm:
................
----------------------------------
Ngày soạn: . Ngày giảng: .
Phần II LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC 
ĐẾN THẾ KỶ X
 Chương I : BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
Tiết 8 - Bài 8: THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - HS biết trên đất nước ta đã có con người sinh sống.
- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần từ người tối cổ đến người tinh khôn.
- Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp HS phân biệt và hiểu được các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2. Kỹ năng : Rèn cách quan sát nhận xét và bắt đầu biết so sánh.
3. Thái độ: Bồi dưỡng HS ý thức về Lịch sử lâu đời của đất nước ta, về lao động xây dựng xã hội.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: - Lược đồ một số di tích khảo cổ ở Việt Nam
- Tranh ảnh, chế bản công cụ
2.Trò : Đọc trước bài mới. 
III. Tiến trình dạy và học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Trả lời câu hỏi số 2 bài ôn tập.
3.Bài mới.
Nêu vấn đề: Chúng ta vừa tìm hiểu xong phần I: Lịch sử thế giới và từ hôm nay ch

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 6.doc