Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - THCS Kim Chung
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức.
HS cần nắm đ]ợc những kiến thức cơ bản sau:
- Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Những thủ đoạn của TDP về chính trị, văn hóa, giáo dục, phục vụ cho chương trình khai thác lần này.
- Sự phân hóa giai cấp và thái độ, khả năng cách mạng của các giai cấp (trong chương trình khai thác lần hai).
2.Tư tưởng.
- Giáo dục cho HS lòng căm thù đối với bọn thực dân Pháp áp bức bóc lột dân tộc ta.
- HS có sự đồng cảm với sự vất vả, cực nhọc của những người lao động sống dưới ché độ thực dân phong kiến.
n hàng, thuế, GTVT. GV : Làm hiếu học tập phát cho từng học sinh: Lĩnh vực Nội dung khai thác Nông nghiệp Công nghiệp Thương nghiệp Ngân hàng Thuế GTVT HS điền nội dung vào phiếu học tập. GV gọi HS đại diện trả lời. GV- HS Phân tích từng nội dung GV bật máy- HS quan sát biểu đồ trả lời. - Nông nghiệp : - TDP tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, mà trọng tâm là cao su. + Từ năm 1924- 1930 vốn đầu tư gấp 6 lần( 1898-1918). + Năm 1927 số vốn là 400 triệu phrăng + diện tích trồng cao su tăng : 1918 là 15.000ha, 1930 là 120.000ha + Nhiều công ty cao su ra đời : Đất đỏ, Mi- sơ - lanh... - Công nghiệp: Tăng cường khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than.vì than là nguyên liệu mà thị trường thế giới đang tiêu thụ rất mạnh. SL than khai thác tăng lên: 1919 – 665.000 tấn, 1929 1.972.000 tấn. + Khai thác thiếc tăng lên 3 lần, kẽm 1,5 lần. + Nhiều công ty than ra đời: Hạ Long, Đồng Đăng, Tuyên Quang. - Ngoài ra mở thêm một số xí nghiệp CN nhẹ ở thành phố lớn : Hà Nội , Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn. - TD pháp đầu tư vào công nghiệp nhẹ, không đầu tư vào công nghiệp nặng để nền kinh tế nước ta phát triển không cân đối , phụ thuộc kinh tế chính quốc. - Thương nghiệp: phát triển hơn. + Đánh thuế nặng vào hàng các nước nhập vào Việt Nam trước đây: Trung Quốc, Nhật Bản. + Hàng hóa pháp nhập vào Việt Nam tăng lên. - Ngân hàng: ngân hàng Đông Dương nắm mọi huyết mạch kinh tế, độc quyền phát hành đồng bạc. - Chính sách thuế: + Tăng cường bóc lột thuế má nhất là thuúe đinh, mỗi xuất thuế nộp 60 kg thóc. + Ngoài ra nộp thêm nhiều loại thuế khác: Thuế ruộng, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện. - Giao thông vận tải: - GV bật máy- HS quan sát lược đồ + Đầu tư thêm vào đường sắt xuyên Đông Dương và một số đoạn cần thiết. Từ Đồng Đăng- Na Sầm( 1922). Vinh- Đông Hà( 1927). + đường bộ, 1930 mở gần 15.000 km đường quốc lộ và đường liên tỉnh. + Mở thêm hệ thống bến cảng GV bật máy- HS quan sát ảnh: đây là hình ảnh minh hoạ về VN thời kì TDP tiến hành khai thác lần hai: - Phố Pôn Be nay là phố Tràng Tiền - Hà Nội, phố Hàng Đào là phố chính, nơi buôn bán lụa là,vóc nhiễu và nhiều thứ đắt tiền - Cổng khu đấu xảo( bảo tàng canh nông và thương mại, nay là khu vực cung văn hoá Hữu Nghị), là khu vực để phục vụ hội chợ, triển lãm - Mở mang mạng lưới giao thông, phục vụ cho khai thác và mục đích quân sự VD - Cầu Long Biên: Do Pháp xây dựng dưới thời kì toàn quyền Pôn Đume, do một kiến trúc su người Anh thiết kế, ngày nay vẫn đứng đó chứng minh cho thời kì thống trị của Pháp trên nước ta. PV: Qua chương trình khai thác thuộc địa của TD Pháp, em thấy kinh tế nước ta thay đổi như thế nào? GV: hướng dẫn HS trả lời GV KL: Trước đây nền kinh tế nước ta là nền kinh tế PK, đơn thuần là nông nghiệp, trao đổi buôn bán còn hạn chế.Khi TD Pháp khai thác lần hai các ngành kinh tế có sự biến đổi , hình thức kinh doanh TBCN xuất hiện, đồn điền khai mỏ, CN nhẹ, bến cảng nhưng chỉ đem lại lợi ích chủ yếu cho Pháp, chứ không làm thay đổi cuộc sống của nông dân. + Làm nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào KT Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp. GV chuyển ý: - TD Pháp đâỷ mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần hai ở VN, làm nền kinh tế nước ta thay đổi, đồng thời nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào nền kinh tế TD Pháp. Bên cạnh đó chúng còn thực hiện những chính sách cai trị như thế nào đối với nước ta về mặt chính trị, văn hoá, giáo dục, cô và các em cùng tìm hiểu nội dung mục II. PV: Trong chương trình khai thác lần hai, TDP đã thực hiện những chính sách cai trị như thế nào, đối với nước ta về chính trị? HS trả lời: - Về chính trị: + Mọi quyền hành đều tập trung vào tay người Pháp, vua quan là bù nhìn, tay sai. + Mọi quyền tự do, dân chủ bị bóp nghẹt. + Thẳng tay đàn áp cách mạng. + Thực hiện chính sách "chia để trị”, chia nước ta làm 3 xứ với chế độ khác nhau: Xứ Bắc kì, trung kì, Nam kì. - Về văn hóa, giáo dục + Thi hành chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân, gây tâm lí tự ti, khuyến khích các tệ nại mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút + Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm: Tiểu học, TH PT, cao đẳng, đại học. - Công khai tuyên truyền cho chính sách "khai hóa" của TDP. HS xem ảnh: TRường Bưởi( nay là trường THPT Chu Văn An, HN), Giảng đường ĐH Đông Dương( nay là một phần trụ sở của ĐH khoa học tự nhiên, ĐH quốc gia HN tại số 19 phố Lê Thánh Tông, HN). PV: Tất cả những thủ đoạn về chính trị, văn hoá,giáo dục của TDP ở nước ta nhằm mục đíchgì? HS trả lời: Củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa, mà sợi dây chỉ đỏ xuyên suốt là chính sách văn hóa nô dịch và ngu dân để dễ bề thống trị. GV chuyển ý: Sau chiến tranh TG lần thứ nhất ,TD Pháp đâỷ mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần hai ở VN, làm nền kinh tế nước ta thay đổi, đồng thời kinh tế nước ta phụ thuộc vào nền kinh tế TD Pháp . Từ biến đổi về KT dẫn đến sự biến đổi về xã hội như thế nào các em tìm hiểu mục III. PV: Em hãy cho biết trước chiến tranh TG lần thứ nhất, xã hội nước ta có mấy giai cấp? đó là những giai cấp nào? HS trả lời: XH Việt Nam trước chiến tranh có 2 giai cấp cơ bản: Phong kiến- Nông dân. PV: Sau chiến tranh TDP đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội VN có thêm những giai cấp v à tồng lớp nào? Em hãy nêu thái độ chính trị của từng giai cấp? Hoạt động nhóm: chia làm 3 nhóm + Nhóm 1: Nêu sự phân hoá và thái độ chính trị của các giai cấp phong kiến. + Nhóm 2: Nêu thái độ chính trị của các giai cấp Tư sản và tồng lớp Tiểu tư sản. + Nhóm 3: Nêu thái độ chính trị của giai cấp Nông dân, Công nhân. GV- Hs phân tích: * Giai cấp phong kiến: + Câu kết chặt chẽ với TDP + Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. + Tăng cường áp bức bóc lột. Nhìn chung giai cấp phong kiến là đối tượng của cách mạng (trừ một bộ phận nhỏ yêu nước). + Địa chủ trong thời kì này chiếm khoảng 7% dân số, chiếm hơn 50% diện tích canh tác. + Nông dân chiếm hơn 90% dân số, chỉ có 42% diện tích canh tác. GV :liên hệ một số tác phẩm văn học nói về giai cấp phong kiến chiếm đoạt ruộng đất ... của nông dân, ví dụ : tác phẩm Chí Phèo nhân vật Nghị Hách, Bá Kiến. PV: Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời và phát triển như thế vào? Thái độ chính trị của họ ra sao? HS trả lời: - Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lúc đầu họ là tiểu chủ thầu khoán, đại lý cho tư bản, khi giàu lên họ đứng ra kinh doanh độc lập trở thành nhà tư sản: Bạch thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu - Bao gồm có hai bộ phận: + Tầng lớp tư sản mại bản, có quyền gắn chặt với đế quốc (đối tượng của cách mạng). + Tầng lớp tư sản dân tộc, kinh doanh độc lập, thái độ chính trị cải lương, dễ thỏa hiệp. + Tư sản VN chiếm khoảng 0,1% KL: G/C tư sản VN nhỏ yếu về kinh tế,bạc nhược về chính trị cho nên thái độ chính trị của họ hai mặt, cải lương,dẽ thoả hiệp. PV: Giai cấp Tiểu tư sản ra đời và phát triển như thế nào? HS trả lời: - Giai cấp tiểu tư sản hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. - Họ bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khinh miệt, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường thất nghiệp. - Quan trọng nhất là tầng lớp tiểu tư sản trí thức, họ hăng hái cách mạng, tiếp thu những tư tưởng văn hóa mới, là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ. PV: Giai cấp nông dân Việt Nam phát triển như thế nào? Thái độ chính trị của họ ra sao? HStrả lời: - Chiếm trên 90% dân số. - Bị TDP và phong kiến áp bức nặng nề , sưu cao thuế nặng, phu phen, tạp dịch, bị cướp đoạt RĐ. - Bị bần cùng hóa không lối thoát. - Họ là lực lượng cách mạng hùng hậu GV: liên hệ một số tác phẩm văn học nói về tình cảnh của nông dân dưới thời phong kiến và Pháp thuộc áp bức bóc lột nông dân qua tác phẩm “ Tắt Đèn”, nhân vật chị Dậu. PV:Dựa vào biểu đồ, em có nhận xét gì về số lượng công nhân? đời sống và điều kiện lao động của họ như thế nào? HS trả lời: -G/C công nhân ra đời đầu thế kỉ XX, phát triển nhanh chóng trong thời kì khai thác lần thứ hai cả về số và chất lượng. - Phần lớn công nhân sống tập trung ở các vùng mỏ, đồn điền, các thành phố công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn - G/C công nhân VN có đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới và có những đặc điểm riêng sau: + Chịu 3 tầng áp bức: Đế quốc, phong kiến, tư sản. + Gần gũi với nông dân. + Kế thừa truyền thống yêu nước. + Nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo. + Bộ phận đông nhất của công nhân VN là công nhân đồn điền trước 1914có khoảnghơn 30000 người, đến 1929tăng lên80000 người chiếm 36,8%, công nhân mỏ trước 1914 chỉ có khoảng 10000 người đến 1929 lên tới hơn 50000 người chiếm : 24%, công nhân ngành khác sau 1929 có hơn 80000 người chiếm: 39,2%. GV liên hệ tác phẩm “ Địa ngục cao su” GVKL: Như vậy dưới tác động của chương trình khai thác lần hai của TD Pháp, kinh tế nước ta chuyến biến, điều đó làm cho xã hội VN phân hoá sâu sắc hơn giữa các giai cấp và tồng lớp trong xã hội nước ta từ đó nẩy sinh các mâu thuẫn cơ bản: +Giữa nông dân với địa chủ( mâu thuẫn giai cấp) + Giữa các tồng lớp nhân dân với TD Pháp( mâu thuẫn dân tộc) Vì vậy cách mạng VN đứng trước những yêu cầu giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào, tiến trình cách mạng ra sao chúnh ta tìm hiểu bài sau để thấy được điều đó. PV: Sự phân hoá của xã hội sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất có ảnh hưởng gì đến phong trào cách mạng VN? HS trả lời – GV KL: Bài tập củng cố: Bài tập 1: Vì sao sau chiến tranh TDP lại sđẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam? Bài tập 2: Nối cột I với cột II với nội dung sao cho phù hợp: Bài tập 3: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa , xã hội VN có những giai cấp nào? thái độ chính trị của từng giai cấp ? 5. Củng cố. - Nêu nội dung chương trình khai thác lần hai của TDP ở nước ta? - Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của TDP trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai ở VN là gì? - Em hãy trình bày sự phân hóa giai cấp trong lòng xã hội VN (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất).? 6.Dặn dò : Chuẩn bị bài 16- trả lời câu hỏi SGK trang 59-60. . chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. 1. Hoàn cảnh : - sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, TDP bị th
File đính kèm:
- giao an(2).doc