Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939

 

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa lịch sử.

 - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.

 - Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1931. Trình bày đôi nét về Xô viết Nghệ – Tĩnh.

 - Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936 – 1939: Mặt trận dân chủ Đông Dương, ý nghĩa.

2. Tư tưởng:

 -Giáo dục học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công – nông và các chiến sĩ cộng sản

3. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh để trình bày diễn biến của phong trào.

II. Chuẩn bị:

 - GV :+ Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan + tranh và lược đồ.

 - HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk

 

doc14 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khít cảu cách mạng thế giới.
II.Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935:
1. Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933):
* Kinh tế:
+ Công - nông nghiệp suy sụp.
+ Xuất nhập khẩu đình đốn.
+ Hàng hoá khan hiếm.
* Xã hội: Đời sống mọi tầng lớp giai cấp đều bị ảnh hưởng.
* Thực dân Pháp: - Tăng sưu thuế.
- Đẩy mạnh bóc lột, đàn áp, khủng bố.
* Hậu quả: Dân tộc Việt Nam mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp.
2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết – Nghệ Tĩnh:
* Nguyên nhân:
- Tác động của cuộc khủng hoảng.
- Đời sống nhân dân cơ cực.
- Đảng ra đời kịp thời lãnh đạo.
* Diễn biến:
- Từ 1929 –> trước 1/5/1930 phong trào phát triển khắp Bắc – Trung – Nam.
- Từ 1/5/1930 -> 9/1930 phong trào phát triển quyết liệt, mạnh mẽ. 
-> Đỉnh cao là Xô Viét Nghệ Tĩnh.
* Kết quả:
- Chính quyền đế quốc, phong kiến tan rã ở nhiều nơi.
- Chính quyền Xô viết đựơc thành lập.
- Từ giữa 1931 phong trào tạm lắng xuống.
* ý nghĩa:
- Là bước tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng tám 1945 thành công sau này.
3. Lực lượng cách mạng được phục hồi:
- Hs tự xem.
III. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939:
1. Tình hình thế giới và trong nước:
* Tình hình thế giới:
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở Đức, I-ta-li-a – Nhật Bản ,đang đe dọa an ninh, hoà bình thế giới.
- Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế cộng sản đã chỉ ra kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít -> chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước chống phát xít.
- Tại Pháp: 1936 Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền: ban bố những chính sách tiến bộ đối với thuộc địa.
- Đời sống nhân dân ta bị ảnh hưởng cùng với chính sách phản động nhân dân ta càng đói khổ ngột ngạt.
2. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ:
- Đảng ta chủ trương:
+ Xác định kẻ thù trước mắt là bọn phản động Pháp cùng tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp.
- Nhiệm vụ: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, tay sai, đòi cơm áo hoà bình.
- Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương).
- Hình thức đấu tranh: hợp pháp nửa công khai, công khai, nửa công khai.
3. ý nghĩa của phong trào:
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh, chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng, một đội ngũ chính trị được hình thành.
- Đảng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ trung kiên.
- Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
4. Củng cố – dặn dò:
 - Nguyên nhân dẫn đến tổn thất nặng nề của phong trào 1930 – 1931 Xô viết – Nghệ Tĩnh là ?
 - Nêu những nguyên nhân dẫn đến phong trào cách mạng 36 – 39 ?
 - Chuẩn bị chương III “Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám”.
IV. Rút kinh nghiêm:
Ký duyệt, ngày 9/1/ 2012
Tổ trưởng:
Ngày soạn: 20/1/2012 Tuần 23+24
Ngày dạy: 1/2/2012 Tiết: 25->27
Chương III
Cuộc vận động tiến tới
cách mạng tháng tám năm 1945
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
 - Tình hình thế giới và Đông Dương trong năm 1939 – 1945; các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương: nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, ý nghĩa.
 - Tình cảnh nhân dân ta dưới hai tầng áp bức của Nhật – Pháp; các chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5-1941 (chú ý việc đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và vai trò lãnh tụ Nguyễn ái Quốc).
 - Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang trên khắp các vùng trong cả nước.
 - Cao trào kháng Nhật cứu nước: nét chính về diễn biến, khí thế cách mạng sôi nổi, rộng khắp trong cả nước, bước phát triển mới của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chính quyền cách mạng bắt đầu hình thành.
 - Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa.
 - Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc (diễn biến, đặc biệt chú ý khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn).
 - Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ra bản Tuyên ngôn Độc lập.
 - ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Tư tưởng:
 - Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đế quốc phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.
3. Kỹ năng:
 - Tập dượt cho học sinh biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ.
 - Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử, tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
 - GV : + Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan, lược đồ, tranh ảnh liên quan
 - HS : Học bài cũ + Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ý nghĩa phong trào 1936 – 1939 ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Thực dân Pháp chính quốc đã đầu hàng Đức. Tại Châu á khi Nhật chiếm xong Trung Quốc đã tiến vào Đông Dương : thực dân Pháp đầu hàng Nhật câu kết với chúng bóc lột, khủng bố đàn áp nhân dân ta – các tầng lớp nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh chống lại 2 tầng áp bức cuả Pháp – Nhật để thấy rõ điều đó -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 ? Tình hình thế giới năm 1939 đã diễn ra như thế nào ? Hậu quả ra sao?
 - Sơ lược lại nguyên nhân -> chiến tranh thế giới thứ hai do Đức - ý - Nhật gây ra ở Viễn Đông, phát xít Nhật đã tiến hành xâm lược các nước Châu á Đông Dương như thế nào ?
 - Cho học sinh rõ mục tiêu của Nhật biến châu á thành khối thịnh vượng chung song thực chất là xâm lược, trong đó có Việt Nam.
 ? Thực dân Pháp có ý đồ gì khi Nhật đưa quân vào Đông Dương ? chúng dùng thủ đoạn gì ?
 - Thông qua phần tư liệu sgk cho học sinh rõ sự câu kết Pháp – Nhật qua hiệp ước Phòng thủ Đông Dương, nêu rõ thái dộ của Pháp. Lấy ví dụ -> hậu quả mà nhân dân ta phải gánh chịu (2 triệu người chết đói )
 ?Nguyên nhân nào diễn ra khởi nghĩa Bắc Sơn?
 - Dựa vào sgk trả lời.
 ?Khởi nghĩa Bắc Sơn diễn ra như thế nào ? kết quả?
 - Tích hợp MT: 
 + Sử dụng lược đồ chỉ vị trí của Bắc Sơn.
 + Tường thuật sơ lược diễn biến, đặc biệt là những việc làm của Đảng Bộ Bắc Sơn đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
 ? Vì sao khởi nghĩa Bắc Sơn đạt kết quả mà vẫn thất bại ?
 ? ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn ?
 - Phân tích cho học sinh rõ nguyên nhân khởi nghĩa chưa liên kết, Pháp - Nhật câu kết để đàn áp -> thất bại, song có ý nghĩa lớn đối với Bắc Sơn và phong trào cách mạng.
 ? Tại sao khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ?
 - Cho học sinh biết Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, được Nhật xúi giục Xiêm gây xung đột ở Đông Dương -> Pháp bắt lính thay người pháp làm bia đỡ đạn.
 ? Diễn biến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ?
 - Tích hợp MT: Dùng bản đồ tường thuật sơ lược diễn biến, đặc biệt nêu rõ lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện, sau đó trở thành quốc kỳ của Việt Nam.
 ? Vì sao khởi nghia thất bại ?
 - Phân tích nguyên nhân bị thất bại, do kế hoạch chưa chuẩn bị kỹ, thành phần, tổ chức chưa cụ thể, thực dân Pháp còn mạnh.
 - Hs xem sgk.
 Sơ kết: Ba cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống Pháp khi Nhật kéo vào Đông Dương mặc dù bị thất bại, song nó đã nêu cao tinh thần yêu nước anh dũng của nhân dân ta chống xâm lược và đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh về sau.
Hoạt động 2.
 *Giới thiệu bài: Sau khi Mặt trận việt Minh ra đời, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghã tháng 8/1945 như thế nào và thấy rõ diễn biến cao trào cách mạng chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945 -> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 - Cho học sinh thấy rõ tình hình trên thế giới lúc này chủ nghĩa phát xít đang bị lực lượng đồng minh thế giới dần đánh bại, đặc biệt tại Châu âu. ở Việt Nam phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ngày càng cao.
 ? Trên thế giới khi Liên Xô tham chiến, tính chất cuộc chiến tranh lúc này như thế nào ?
 - Dựa vào sgk trả lời -> giáo viên giải thích thêm.
 ? Tại Việt Nam lúc này có sự kiện gì đã diễn ra?
 ?Nêu lại sơ lược qua trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc từ 1911 – 1941?
 - Tích hợp TTHCM: Liên hệ việc NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
 ? Hội nghị lần thứ 8 TW Đảng đã đề ta những chủ trương gì ?
 - Tích hợp TTHCM: Nói về những chủ trương mới của Đảng.
 - Cho học sinh thấy rõ tại sao ta thành lập mặt trận Việt Minh, qua tư liệu sgk.
 - Tích hợp TTHCM: Sự phát triển của lực lượng Việt Minh và vai trò của HCM đối với sự ra đời của mặt trận Việt Minh.
 ? Để phong trào cách mạng phát triển Đảng ta chủ trương xây dựng lực lượng như thế nào ?
 - Lấy ví dụ về chính trị mà Đảng và Nguyễn ái Quốc đã tiến hành.
 ? Lực lượng vũ trang đã được phát triển như thế nào ?
 - Cho học sinh xem tranh “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng” (Tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam ngày này) và chiến thắng đầu tiên của quân đội.
 Sơ kết: sau 30 năm tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Nguyễn ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh đuổi Nhật, Pháp, Người triệu tập Hội nghị TW 8 tại Pắc Bó - Cao Bằng và thành lập mặt trận Việt Minh.
 ? Nguyên nhân dẫn tới việc Nhật đảo chính Pháp ? quân Pháp đã thất bại ra sao ?
 ? Diễn biến cuộc đảo chính của Nhật ? kết quả?
 - Cách mạng Việt Nam lúc này đã loại một kẻ thù, song còn một kẻ thù cần tiêu diệt, nhưng thời cơ cách mạng chưa đến.
 ? Đảng ta chủ trương như thế nào ? sau khi Nhật đảo chính Pháp ?
 ? Tại sao Đảng ta lại phát động cao trào kháng Nhật cứu nước ? 
 - Dựa vào sgk trả lời.
 - Gv giải thích thêm lúc này tình hình thế giới đã khác (Đức – ý đầu hàng) -> Nhật sẽ đầu hàng.
 ? Cao trào kháng Nhật đã diễn ra như thế nào ?
 - Tường thuật khí thế của cách mạng trong cao trào kháng Nhật cứu nước. Dùng bản đồ chỉ rõ khu giải phóng Việt Bắc.
 ? Cao trào kháng Nhật tạo điều kiện gì cho cách mạng tháng tám ?
 Sơ kết: Với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh làm cho pho

File đính kèm:

  • docGiao an su 9Tuan 22 den 24.doc