Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

I. Mục tiêu bài học:

Học sinh cần nắm:

 -Đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng vật nuôi chủ yếu và xu hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

 -Sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

 -Kỹ năng phân tích bảng số liệu, đọc lượt đồ nông nghiệp.

 -Liên hệ cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.

II. Đồ dùng dạy học:

 -Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.

 -Lượt đồ nông nghiệp sách giáo khoa phóng to.

 -Tranh ảnh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết: 8
BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Ngày dạy:..
I. Mục tiêu bài học:
Học sinh cần nắm: 
 -Đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng vật nuôi chủ yếu và xu hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
 -Sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
 -Kỹ năng phân tích bảng số liệu, đọc lượt đồ nông nghiệp.
 -Liên hệ cơ cấu nông nghiệp ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
 -Lượt đồ nông nghiệp sách giáo khoa phóng to.
 -Tranh ảnh.
III. Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp : 1’
2/ Kiểm tra bài cũ : 5’
Câu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?
3/ Bài mới:
 -Giới thiệu bài mới : Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Năng suất và sản lượng lương thực liên tục tăng. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng .
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
20’
15’
Quan sát bảng 8.1
CH: Nhận xét sự thay đổi tỷ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ?
CH: Sự thay đổi này nói lên điều gì ?
CH: Kể tên những loại cây lương thực ở nước ta mà em biết ?
Khẳng định : lúa là cây lương thực chính.
Quan sát bảng 8.2
CH: Trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002 ?
Quan sát hình 8.2
CH: Cây lúa được trồng chủ yếu ở những vùng nào ?
CH: Dựa vào bảng 8.3 hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hằng năm và lâu năm? Vùng nào trồng cây công nghiệp nhiều nhất? Vì sao?
CH: Những thuận lợi khi đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp ?
CH: Kể tên những loại cây ăn quả đặc trưng của Nam bộ ?
CH: Vì sao Nam bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị ?
Quan sát hình 8.2
CH: Xác định những vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của cả nước ?
Chia lớp 3 nhóm thảo luận:
-Số lượng, nơi phân bố, mục đích nuôi trâu bò, lợn, gia cầm?
-Gọi đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. Gv chuan xác kiến thức.
?Tại sao chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn?
?Vì sao lợn được nhiều nhất ở vùng đồng bằng?
-Tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3%, cây công nghiệp tăng 9,2%.(1990-2002).
-Phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, phá thế độc canh cây lúa chuyển sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây trồng khác làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
-Hs dựa vào Sgk trả lời.
HS: Tất các mặt điều tăng: diện tích, năng suất, sản lượng bình quân lương thực đầu người, từ 1 nước nhập lương thực chuyển sang 1 nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới
- Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
HS: dựa vào sách giáo khoa trả lời.
-Tây Nguyên và Đông Nam bộ: Đất đỏ badan 16 triệu ha, phì nhiêu,khí hậu khô ráo.
-Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến...
-Hs trả lời
HS: Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho cây trồng phát triển, đất đai màu mỡ và diện tích lớn.
HS:Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
-Hs thảo luận theo nhóm
-Do gần thị trường tiêu thụ.
-Vì : vùng trồng lúa có nhiều lương thực, thị trường đông dân.
I Ngành trồng trọt
- Từ độc canh cây lúa chuyển sang đầy mạnh sản xuất cac loại cây trồng khác.
1 .Cây lương thực
- Bao gồm lúa và các loại hoa màu khác đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
- Hai vựa lúa lớn: Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2 .Cây Công Nghiệp
- Việc cây công nghiệp được trồng nhiều đã phá thế độc canh trong nông nghiệp
- Phân bố chủ yếu ở trung du ở miền núi.
3 .Cây ăn quả 
-Khí hậu phân hoá và tự nhiên đất đa dạng nên nước ta có nhiều loại cây ănquả.
II Ngành Chăn Nuôi
- Tỉ trọng chưa lớn nhưng công nghiệp theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng 
1.Chăn nuôi trâu bò: Khoảng 07 triệu con (2002) mục đích lấy thịt sửavà sức kéo. 
2. Chăn nuôi lợn:
- Tập trung chủ yếu ở những vùng có nhiều hoa màu lương thực và đông dân 
3. Chăn nuôi gia cầm:
Việc chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở khu vực đồng bằng.
4. Củng cố(4’)
C1: Sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt nói lên điều gì ?
C2: Đặc điểm của ngành chăm nuôi ?
5. Dặn dò(1’)
-Về nhà học bài, làm bài tập 2 SGK.
-Xem trước bài 9
² Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 8.doc