Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8: Mĩ

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Nắm được những nét lớn về tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu chủ yếu về KH-KT của Mĩ

- Hiểu được chính sách đối ngoại, đối nội của giới cầm quyền của Mĩ

 2. Tư tưởng:

- Giúp HS hiểu rõ bản chất của các nhà cầm quyền Mĩ qua chính sách đối nội, đối ngoại đối với nhân dân Mĩ và nhân dân các nước trên thế giới trong đó có nhân dân Việt Nam.

- Giúp học sinh nhận thức rõ từ năm 1995 --> nay Mĩ có mối quan hệ ngoại giao bình thường đối với Việt Nam và đẩy mạnh hợp tác về mọi mặt.

 3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, khái quát vấn đề, rút ra kết luận.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

 * Bản đồTG

 *HS: Đọc sgk .

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 8: Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
TPPCT:10
BÀI 8: MĨ
Ngày dạy ./10/2011
Lớp dạy: 91,2
I. Mục tiêu bài học:	
 1. Kiến thức:
- Nắm được những nét lớn về tình hình kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu chủ yếu về KH-KT của Mĩ
- Hiểu được chính sách đối ngoại, đối nội của giới cầm quyền của Mĩ
 2. Tư tưởng:
- Giúp HS hiểu rõ bản chất của các nhà cầm quyền Mĩ qua chính sách đối nội, đối ngoại đối với nhân dân Mĩ và nhân dân các nước trên thế giới trong đó có nhân dân Việt Nam.
- Giúp học sinh nhận thức rõ từ năm 1995 --> nay Mĩ có mối quan hệ ngoại giao bình thường đối với Việt Nam và đẩy mạnh hợp tác về mọi mặt.
 3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, khái quát vấn đề, rút ra kết luận.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
 * Bản đồTG
 *HS: Đọc sgk.
III/ Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định 
 2. Kiểm tra 
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ1
GV: gợi cho HS nhớ lại trong chiến tranh MĨ là nước tham gia chiến tranh muộn hơn các nước khác và đã đứng trong phe đồng minh chống phát xít , nước Mĩ không xảy ra chiên tranh ngược lại Mĩ đã bán vũ khí cho hai bên tham chiến và thu được một món lời khổng lồ
- Vậy tình hình nước Mĩ sau chiến tranh như thế nào?
-Những biểu hiện nào chứng tỏ nền kinh tế của Mĩ chiếm tuyệt đối trong giới tư bản?
GV: Mĩ độc quyền về vũ khí nguyên tử, có điều kiện tự nhiên thuận lợi là hai đại dương bao bọc, không bị chiến tranh tàn phá nên đã tạo điều kiện cho nước Mĩ phát triển về mọi mặt.
-Trong những thập niên tiếp theo nền kinh tế Mĩ như thế nào? 
- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu tương đối của Mĩ?
GV giải thích thêm tương đối là suy yếu so với Mĩ trước đó nhưng vẫn trội hơn so với các nước trên thế giới.
HĐ2
GV: Ở Mĩ chính sách đối nội và đối ngoại là nhất quán: đối nội là phản động, chính sách đối ngoại là muốn làm bá chủ hoàn cầu
H? Nêu những nét cơ bản về chính sách đối nội của Mĩ?
GV: Do áp lực của các cuộc đấu tranh biêủ tình phản đối của nhân dân Mĩ nên các đạo luật ở Mĩ dần dần được bãi bỏ, trong những năm gần đây do sự phát triển về kinh tế Mĩ đã thực hiện nhiều mưu đồ đơn lẻ nhưng không đạt được kết quả.
-Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
I/ Tình hình kinh tế nước MĨ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn 1 nửa sản lượng công nghiệp thế giới(56,4%),3/4 trữ lương vàng của thế giới. Mỹ có lực lượng quân sự mạnh nhất nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mỹ đã suy yếu tương đối và không còn giữ uư thế như trước kia, điều đó do nhiều nguyên nhân sau: Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, khủng hoảng chu kỳ, những chi phí khổng lồ cho cuộc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược
II/ Sự phát triển về khoa học- kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh:( Giảm tải lồng vào bài 12)
III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
* Đối nội: Ban hành hàng loạt chính sách, đạo luật phản động nhằm chống lại đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra, có lúc mạnh mẽ như phong trào của người da đen năm 1963, phong trào chống chiến tranh Việt Nam trong những năm 1969-1972.
* Đối ngoại: 
- Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, các chính quyền Mỹ đề ra "chiến lược toàn cầu" với các mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ. Mỹ đã viện trợ cho các chính quyền thân Mỹ, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược , tiêu biểu nhất là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Mỹ đã bị thất bại nặng nề.
4.Củng cố -dặn dò
	- Nêu tình hình nước Mĩ sau chiến tranh?
	- Trình bày những thành tựu KH - KT mà Mĩ đạt được?
	- Hãy cho biết mối quan hệ giữaViệt Nam và Mĩ trong những năm gần đây?
 - Học bài và soạn bài tiếp theo.
 Tuần 10
TPPCT:10
Ngày /10/2011
Châu Thanh Gương

File đính kèm:

  • doctuan 10 su 9.doc
Giáo án liên quan