Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 7: Các nước Mĩ la - Tinh
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
- Những nét khái quát về tình hình các nước Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân Cu Ba trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và nhận định các sự kiện lịch sử.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết và ủng hộ phong trào cách mạng của các nước Mĩ La-tinh, thêm yêu mến, quý trọng và đồng cảm với nhân dân Cu Ba, ủng hộ nhân dân Cu Ba chống âm mưu bao vây cấm vận của Mĩ.
- Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị và tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước: Việt Nam và Cu Ba.
ị các nước Mĩ La-tinh. Mĩ thâm nhập về kinh tế, can thiệp vũ trang, dần dần khống chế Mĩ La-tinh. Mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ La-tinh. Như vậy các nước Mĩ La-tinh khác châu Á, châu Phi là tuy được độc lập về chính trị nhưng khu vực Mĩ La-tinh lại phụ thuộc nặng nề về kinh tế vào Mĩ. Dù vậy từ năm 1945, các nước Mĩ La-tinh không ngừng đấu tranh giành độc lập, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Nổi bật nhất là đất nước Cu Ba anh hùng - điển hình của phong trào cách mạng khu vực Mĩ La-tinh. Để tìm hiểu điều đó, chúng ta đi nghiên cứu tiết 8 bài 7: Các nước Mĩ La-tinh. * Nội dung. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Tg - Yêu cầu học sinh đọc mục I (Sgk-29+30). G Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn chiếm 1/7 dân số thế giới với diện tích 20 triệu km2, gồm 25 nước Cộng hòa ở Bắc - Nam - Trung Mĩ, từ Mê-hi-cô đến Ác-hen-ti-na. Nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Mĩ La-tinh, có dân số 600 triệu người (1993), Mĩ La-tinh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú chiếm tỉ trọng cao trên thế giới tư bản chủ nghĩa (Chuối: 100%, Cà-fê: 80%, Đường: 42%, Ni-tơ-rát: 100%, Bạc: 45%, Đồng: 22%, Dầu mỏ: 16%...). ? Em có nhận xét gì về sự khác biệt giữa tình hình châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh? - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 14 (Sgk-30): Lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945. ? Hãy xác định trên lược đồ các nước đã giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX? G Năm 1500, Tây Ban Nha thống trị khu vực Mĩ La-tinh, trải qua nhiều năm đấu tranh gian khổ, đến đầu thế kỉ XIX, các nước là thuộc địa của Tây Ban Nha đều giành được độc lập, nhưng sau đó rơi vào ách thống trị của thực dân Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Mĩ. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã xâm nhập ngày càng sâu vào Mĩ La-tinh, đẩy ảnh hưởng của các đế quốc phương Tây ra khỏi khu vực này. Trong những năm chiến tranh, các nước Mĩ La-tinh trực tiếp hay gián tiếp đều tham chiến đứng về phía Mĩ. ? Vậy từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tình hình Mĩ La-tinh như thế nào? G Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế kinh tế và quân sự, Mĩ tìm mọi cách biến Mĩ La-tinh thành "sân sau" của mình, gây sức ép buộc các nước Mĩ La-tinh phải chấp nhận những hiệp ước, chính sách có lợi cho Mĩ. + Hiến chương kinh tế của châu Mĩ. + Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu năm 1947. + Hiệp ước quân sự tay đôi (1952). + Hiệp ước chống cộng (1954). + Tổ chức các nước châu Mĩ... nên các nước Mĩ La-tinh tuy là nước cộng hoà độc lập nhưng trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ. Với 2500 công ty độc quyền của Mĩ đã khống chế hầu hết các "mạch máu" kinh tế của khu vực Mĩ La-tinh. - Trong Tuyên ngôn: "La-ha-ba-la" (2/1962), đã nhận xét: Trên lãnh địa này trong 15 năm số người chết đói, bệnh tật tăng gấp đôi số người chết trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong khi đó tiền không ngừng chảy vào túi các ông chủ Mĩ. Vì vậy các nước ở Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh chống đế quốc, chống thế lực độc tài trong nước. ? Vậy kết quả của cao trào cách mạng ở Mĩ La-tinh như thế nào? ? Tình hình các nước Chi-lê, và Ni-ca-ra-goa trong giai đoạn này như thế nào? ? Kết quả của việc thực hiện các chính sách đó ra sao? G Sau khi đấu tranh củng cố chính quyền dân tộc dân chủ, Mĩ La-tinh bắt tay vào xây dựng và phát triển đất nước ra sao? Ta sang phần 2. ? Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Mĩ La-tinh diễn ra như thế nào? ? Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình Mĩ La-tinh như thế nào? G Các nước Mĩ La-tinh phụ thuộc nặng nề về kinh tế vào Mĩ. Cơ sở vật chất, kinh tế, xã hội lạc hậu, nhân dân Mĩ La-tinh phải chịu 5 tầng áp bức: + Công ty lũng đoạn nước ngoài. + Địa chủ phong kiến. + Tư sản mại bản. + Giáo hội thiên chúa. + Bọn quân phiệt. Số nợ nước ngoài khoảng 607,2 tỉ USD (1995), kinh tế giảm sút: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 1991 – 2000 là 3% ; từ 1998 – 2002 còn 1,5 %. + Lạm phát cao nhất thế giới: 1.000% (1983) năm 1980 là 56,1%. - Các nước Mĩ La-tinh đang đẩy mạnh củng cố về kinh tế, điều chỉnh quan hệ ngoại giao... Từ 1990 - 1993 có khoảng 100 tỉ USD đổ vào Mê-hi-cô, Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xuê-na, Bra-xin. Một số nước trở thành nước công nghiệp phát triển (NIC): Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Mê-hi-cô. G Tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật cường ở khu vực Mĩ La-tinh là đất nước Cu Ba. - Giới thiệu đất nước Cu Ba trên lược đồ. ? Trình bày những hiểu biết của em về đất nước Cu Ba? G Năm 1492, Crít-xtôp-cô-lông đặt chân đến Cu Ba. Sau đó thực dân Tây Ban Nha thống trị Cu Ba hơn 400 năm. Nhân dân Cu Ba đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt để giành độc lập, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa (1895) do Hô-xe Mac-ty và Ma-xi-ô lãnh đạo. - Năm 1902, Tây Ban Nha buộc phải công nhận độc lập của Cu Ba, trên thực tế Cu Ba lại rơi vào ách thống trị thực dân mới của Mĩ. Với chính sách "Láng giềng thân thiện" (1933), Mĩ biến Cu Ba thành nước phụ thuộc, bắt nhân dân Cu Ba phải phục vụ quyền lợi của Mĩ (năng lượng cho Mĩ củng cố quân sự, trồng mía cung cấp đường cho Mĩ). Cu Ba được mệnh danh là "Hòn đảo đường". ? Phong trào cách mạng Cu Ba từ sau năm 1945 diễn ra như thế nào? ? Với chính sách đó của chế độ độc tài các tầng lớp nhân dân Cu Ba đã làm gì? ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu Ba diễn ra như thế nào? ? Kết quả của cuộc đấu tranh này như thế nào? G Sau 2 năm bị giam cầm, năm 1955 Phi-đen Catx-tơ-rô được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô. Tại đây ông tập hợp lực lượng những chiến sĩ yêu nước, quyên góp tiền mua vũ khí, luyện tập quân sự. - Ngày 25/11/1956, 81 chiến sĩ yêu nước do Phi-đen Catx-tơ-rô lãnh đạo đã đáp tàu Gran-ma vượt biển về nước, lênh đênh 7 ngày đêm trên biển. Khi đặt chân vào bờ họ bị quân Ba-ti-xta bao vây tấn công ác liệt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy 26 chiến sĩ cách mạng bị thiêu sống, 44 người hy sinh, chỉ còn lại 12 đống chí rút về vùng rừng núi tiếp tục hoạt động. Cuối 1958, lực lượng cách mạng lớn mạnh, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Catx-tơ-rô, các binh đoàn liên tiếp tấn công địch ở nhiều nơi. ? Cuộc đấu tranh của nhân dân Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Catx-tơ-rô đạt được kết quả như thế nào? ? Sau khi cách mạng dành thắng lợi, chính phủ cách mạng ở Cu Ba đã làm gì để thiết lập chế độ mới? ? Mĩ có hành động gì để ngăn cản quá trình xây dựng chính quyền mới ở Cu Ba? G Bên cạnh việc cấm vận kinh tế, Mĩ còn cho đội quân đánh thuê tấn công chính quyền non trẻ ở Cu ba. Tháng 4/1961, Cu Ba diệt được 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ trong vòng 72 giờ. Lúc này Phi-đen Catx-tơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. ? Hãy nêu những thành tựu Cu Ba đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội? G Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba trải qua thời kì đặc biệt khó khăn, nhưng chính phủ do Phi-đen Catx-tơ-rô lãnh đạo đã thực hiện cải cách, điều chỉnh, do vậy kinh tế Cu Ba vẫn đạt được nhiều thành tựu nhất định: (1994): tăng trưởng đạt 0,4%/năm. Năm 1995: đạt 2,5%/năm, Năm 1996: đạt 7,8%/năm. Việt Nam và Cu Ba có mối quan hệ hữu nghị mật thiết, gắn bó... - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 15 (Sgk-32): Phi-đen Ca-xtơ-rô (1959). - Đọc bài. - Nghe giảng. - Nhiều nước ở khu vực Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ đầu thế kỉ XIX: Bra-xin, Pê-ru, Ác-hen-ti-na, Vê-nê-xuê-la... Tuy nhiên sau đó bị lệ thuộc nặng nề vào đế quốc Mĩ. - Quan sát lược đồ. - Xác định trên lược đồ. - Nghe giảng. - Cao trào đấu tranh diễn ra ở nhiều nước, mở đầu là phong trào cách mạng Cu Ba (1959). Đầu những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, khu vực này được ví là "Lục địa bùng cháy" bởi các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Bô-li-vi-a, Vê-nê-xuê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... - Nghe giảng. - Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính quyền dân tộc, dân chủ nhân dân được thiết lập đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ: Chi Lê và Ni-ca-ra-goa. - Do thắng lợi của cuộc bầu cử 9/1970 ở Chi-lê, Chính phủ liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách tiến bộ để củng cố độc lập, chủ quyền dân tộc. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước vào con đường dân chủ. - Do sự can thiệp của Mĩ, phong trào cách mạng Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại (1973 - 1991). - Thu được nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. - Tình hình chính trị, kinh tế ở nhiều nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. - Nghe giảng. - Quan sát lược đồ. - Cu Ba nằm ở vùng biển Ca-ri-bê, hình dạng giống con cá sấu, diện tích khoảng 111.000 km2, cách bán đảo Plo-ri-đa của Mĩ 150km, có dân số khoảng 11,3 triệu người (2002). - Nghe giảng. - Nghe giảng. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, 3/1952 tướng Ba-ti-xta đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba: xoá bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam hàng chục vạn người yêu nước. - Nhân dân Cu Ba kiên trì, anh dũng đấu tranh chống lại chế độ độc tài Ba-ti-xta để giành chính quyền. - 26/7/1953, 135 chiến sĩ yêu nước dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Catx-tơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa (thuộc tỉnh San-chi-a-gô). - Cuộc tấn công không thành nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới. Trong trận chiến này Phi-đen Catx-tơ-rô bị bắt giam. - Nghe giảng. - Nghe giảng. - Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ. Cách mạng Cu Ba dành thắng lợi hoàn toàn. - Tiến hành cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế... - Tiến hành chính sách phá hoại, bao vây, cấm vận về kinh tế. - Bị Mĩ bao vây cấm vận nhưng Cu Ba vẫn đạt được những thành tựu to lớn: Xây dựng nền công nghiệp cơ cấu nhiều ngành nghề hợp lý, nông nghiệp đa dạng; giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao phát triển đạt trình độ cao trên thế giới. - Nghe giảng. - Quan sát
File đính kèm:
- GIAO AN LICH SU 9 NAM HOC 2011 2012 T08.doc