Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 27 - Tiết 35: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (năm 1953 – 1954)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. KIẾN THỨC:
- Nắm được hoàn cảnh và nội dung của kế hoạch quân sự Nava.
- Hiểu được chủ trương kế hoạch của ta trong Đông Xuân nhằm phá tan kế hoạch Nava của pháp - Mĩ bằng cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 53 – 54, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nắm được hoàn cảnh và nội dung của hiệp định Giơ ne vơ và kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương.
- Nắm được nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp.
2. TƯ TƯỞNG:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, tình đoàn kết DT, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
3. KĨ NĂNG:
- Rèn luyện kĩ năng cho HS biết phân tích nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của pháp Mĩ, chủ trương chiến đấu của ta.
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ.
tộc. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cho HS biết phân tích nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của pháp Mĩ, chủ trương chiến đấu của ta. Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ. Thiết bị dạy học: Giáo viên: tranh ảnh về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ, lược đồ tiến công chiến lược Đông Xuân, bài soạn, tài liệu liên quan. Học sinh: Sưu tầm bài thơ về chiến dịch ĐBP, Bài soạn, SGK Tiến trình tổ chức dạy học: Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ND cơ bản của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng. Bài mới: Giới thiệu bài mới Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp suy yếu nghiêm trọng và bế tắc. Để tìm cách đưa cuộc chiến tranh ra khỏi bế tắc, pháp cử Nava sang làm tổng chỉ huy quân đội pháp ở ĐD và một kế hoạch quân sự mang tên Nava ra đời. Vậy nội dung kế hoạch Nava là gì? Ta có chủ trương đối phó ra sao? Diễn biến của chiến dịch ĐBP diễn ra như thê nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay. Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Kế hoạch Na Va của .... GV cung cấp nội dung kiến thức HS nghe – ghi ? Pháp Mĩ đề ra kế hoạch Nava trong hoàn cảnh nào? HS dựa vào ND bài trớc trả lời - Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, lực lượng của pháp bị suy yếu rõ rệt: thất bại 39000 tên, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng sâu sắc. KT, XH nước Pháp gặp nhiều khó khăn. HS đọc nội dung SGK ? Hãy cho biết nội dung của kế hoạch quân sự Nava? HS dựa vào nội dung SGK trả lời ? Em nhận xét gì về nội dung của kế hoạch quân sự Nava? - Đây là kế hoạch phiêu lưu, mạo hiểm song lại rất sơ hở vì với kế hoạch này chúng không thể khắc phục được mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung. GV cung cấp MR về hoạt động của pháp trong việc thực hiện kế hoạch Nava - Trong mùa thu 1953 địch mở hàng chục cuộc càn quét ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Nam Bộ tập kết Lạng Sơn GV chuyển ý Hoạt động 2 : Tìm hiểu cuộc tiến công ... GV cung cấp kiến thức HS nghe – ghi HS đọc phần chữ in nỏ SGK ? Phương hướng, phương châm chiến lược trong Đông xuân 1953 – 1954 là gì? HS chú ý vào nội dung SGK - Địch muốn tập trung ta buộc chúng phải phân tán, ta tập trung mở các cuộc tiến công vào các hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch yếu, buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta. - Phương châm chiến lược: Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng. Gv cung cấp – học sinh ghi GV yêu cầu HS quan sát kênh hình 52 GV sử dụng lược đồ tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 GV giới thiệu cho HS các hướng tiến công của ta (theo 4 hướng: Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Tào, Tây Nguyên) GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và ND SGK ? Em đánh giá như thế nào về đợt tiến công chiến lược Đông xuân 53 – 54 của ta? - Ta đã giành thắng lợi và bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của địch - Bởi mấu chốt của kế hoạch Nava là giành quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường, trong cuộc chiến lược ĐX 53 – 54 ta đã chủ động đánh buộc chúng phải bị động để đối phó với ta, buộc chúng phải phân tán lực lượng thành 5 nơi. Điều đó chứng tỏ kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. GV cung cấp kiến thức HS nghe – ghi GV sử dụng lược đồ chiến dịch ĐBP GVMR: tập đoàn cứ điểm được bố trí làm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu. Ngoài vũ khí thông thường, ở ĐBP còn trang bị thêm súng phóng lửa, súng đại liên, mìn napan, máy hồng ngoại để quan sát và bắn ban đêm. Cả pháp và mĩ cho rằng ĐBP là pháo đài bất khả xâm phạm, là cối xay nghiền nát bộ đội chủ lực việt minh, là con chim khổng lồ ở núi rừng tây bắc. ? Mục đích của pháp Mĩ cho xây dựng tập đoàn cứ điểm ĐBP mạnh nhất ĐD là gì? Pháp Mĩ quyết định giao chiến với quân ta tại ĐBP và giành thế chủ động kết thúc CT có lợi cho chúng. GV sử dụng lợc đồ chiến dịch ĐBP yêu cầu HS quan sát lược đồ và nội dung SGK và học sinh thảo luận nhóm ( gv chia làm ba dãy bàn mỗi dãy bàn thảo luận một nội dung ) GV gọi đại diện từng dãybàn học sinh lên HS lên trình bày diễn biến GV nhận xét mở rộng GV chốt ghi diễn biến chính GV yêu cầu HS quan sát vào 2 kênh hình trong SGK và giải thích về mối liên quan giữa hai kênh hình này. HS quan sát trả lời GVMR: kể câu chuyện bắt sống tướng Đờ Cát ? Nêu kết quả của chiến dịch lịch sử ĐBP? ? Em đánh giá như thế nào về kết quả đạt được trong chiến dịch lịch sử ĐBP? HS suy nghĩ trả lời Kết quả đạt được hết sức to lớn, đập tan kế hoạch Nava buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán. GV chuyển ý I. Kế hoạch nava của pháp - mĩ * Hoàn cảnh - 7/5/53 Pháp Mĩ vạch ra kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh ĐD. * Nội dung :SGK II. Cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954. - 9/1953 hội nghị bộ chính trị TW Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông xuân 1953 – 1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động. - Ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng, ở hầu khắp chiến trường Đông Dương nhằm tiêu diệt sinh lực địch, buộc địch phải bị động. - Kế hoạch Nava bớc đầu bị phá sản 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 * Phía địch: pháp xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 16200 quân và vũ khí hiện đại. * Phía ta: 12/53 ta quyết định mở chiến dịch ĐBP + Diễn biến: - Đợt 1: từ ngày 15 – 17/3/54 ta đánh phân khu bắc và giành thắng lợi - Đợt 2: từ 30/3 – 26/4quân ta tiêu diệt căn cứ phía đông phân khu trung tâm. - Đợt 3: từ 1- 7/5 quân ta tổng quân kích và giành thắng lợi. *Kết quả: sau 55 ngày đêm ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay các loại. 4.Củng cố GV sử dụng bảng phụ Hãy điền kiến thức phù hợp vào ô trống dưới đây để thể hiện vai trò tập trung binh lực của địch trong Đông Xuân 53 – 54 và rút ra nhận xét: 2 4 1 5 3 5. hướng dẫn học bài Học kĩ nội dung bài học Soạn phần tiếp theo Chú ý về nội dung Hiệp định Giơnevơ và ý ngiã nguyến nhân thắng lợi của chiến dịch ĐBP --------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn :10.3.09 Ngày giảng :9A; 12.3.09 9B: 9C: Bài 27- Tiết 36 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954) Mục tiêu cần đạt. Kiến thức: Nắm được hoàn cảnh và nội dung của hiệp định Giơ ne vơ và kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. nắm được nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp. tư tưởng: - Bồi dưỡng tư tưởng cho HS lòng yêu nước, tinh thần CM, tình đoàn kết DT, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. Kĩ năng: Biết phân tích đánh giá sự kiện lịch sử Thiết bị dạy học: Giáo viên : Sử dụng lược đồ chiến dịch ĐBP Học sinh: Sưu tầm bài thơ về chiến dịch ĐBP, Bài soạn, SGK Tiến trình tổ chức dạy học: Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến chiến dịch ĐBP trên lược đồ 3.Bài mới: Giới thiệu bài mới Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghia quyết định cho việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương . Song cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta kết thúc như thế nào ? Ta học bài hôm nay . Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu Hiệp định .... Gv cung cấp kiến thức và yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK. ? Vì sao chính phủ ta chủ trương mở một lối thoát cho địch? HS suy nghĩ trả lời Chúng ta mong muốn kết thúc chiến tranh trong hoà bình, tránh đổ máu...nhưng thực dân pháp đã từ chối. Đến khi chiến dịch ĐBP kết thúc thắng lợi, quân pháp liên tiếp thất bại buộc phải kí hiệp định Giơnevơ GV cung cấp HS ghi GVMR: khi kế hoạch Nava sắp tan thì Pháp Mĩ buộc phải chấp nhận lời đề nghị của Liên Xô triệu tập một hội nghị ở Giơnevơ vào ngày 26/4/54 để bàn về lập lại hoà bình ở ĐD Học sinh chú ý vào SGK ? Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao diễn ra như thế nào? Vì sao chiến thắng ĐBP lại làm cho hội nghị tiến triển nhanh hơn? HS đọc SGK và suy nghĩ Cuộc đấu tranh ở bàn hội nghị diễn ra căng thẳng, tin chiến thắng đến ĐBP vang đến hội nghị rồi hàng trăm đoàn đại biểu nhân dân pháp đến tận Giơnevơ đòi pháp phải nghiêm chỉnh đàm phán, nhờ đó hội nghị phát triển nhanh hơn. GV tiếp tục cung cấp HS chú ý vào ND SGK ? Em hãy khái quát nội dung cơ bản của hiệp định Giơnevơ? HS đọc SGK trả lời ? Việc kí hiệp định Giơnevơ có ý nghĩa lịch sử như thế nào? HS dựa vào nội dung SGK trả lời GV chuyển ý Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử .... GV dẫn dắt và nêu câu hỏi ? Nêu và phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp? Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời GVMR và phân tích về ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống pháp GV chuyển ý Học sinh chú ý vào SGK phần nguyên nhân thắng lợi .... ? Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp? ? Trong các nguyên nhân trên nguyên nhân nào mang tính chất quyết định? Vì sao? HS suy nghĩ trả lời GV nhận xét kết luận GV phân tích: trong các nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất có tính chất quyết định nhất đối với việc k/c chống pháp. Bởi vậy từ đầu cuộc khởi nghĩa chống pháp Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh đề ra chủ trương đường lối k/c phù hợp, sáng tạo với điều kiện hoàn cảnh của đất nước. III. Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông dương (54) - 8/5/54 hội nghị Giơnevơ về ĐD chính thức khai mạc và bắt đầu thảo luận vấn đề lập lại hoà bình ở ĐD. - 21/7/54 hiệp định Giơnevơ đã được kí * Nội dung Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ 3 nước ĐD. * ý nghĩa: buộc pháp phải rút hết quân về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. IV. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp (1945 – 1954) 1. ý nghĩa lịch sử - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân pháp. Miền bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang đoạn CMXHCN. Giáng đòn nặng nề vào tham vọng
File đính kèm:
- bai 27.doc