Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 21 - Tiết 25: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. KIẾN THỨC:

- Nắm được sự thoả hiệp giữa TD pháp với phát xít Nhật và sự câu kết giữa Pháp – Nhật để áp bức bóc lột ND, dẫn đến đ/s ND cực khổ

- Những nét chính về diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì.

2. TƯ TƯỞNG:

- Giúp HS thấy rõ chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của để quốc phát xít Pháp – Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.

3. KĨ NĂNG:

 HS biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Nhật, Pháp, biết đánh giá ý nghĩa 3 cuộc nổi dậy đầu tiên và biết sử dụng bản đồ

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Giáo viên: Lược đồ cuộc khởi nghĩa BS, NK, tranh ảnh chân dung một số nhân vật LS: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập

- Học sinh: Bài soạn, SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 21 - Tiết 25: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ SGK
? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương ? 
Thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển của ĐD vào mục đích quân sự 
? Vì sao Nhật không hất cẳng Pháp ra khỏi ĐD mà lại thoả thuận với Pháp để cùng thống trị nhân dân ĐD ? 
HS dựa vào SGK và sự hiểu biết trả lời
GV nhận xét – ghi
Khi chiến tranh bùng nổ lợi dụng sự thất bại nhanh chóng của Pháp, Nhật gây áp lực buộc chính quyền Pháp để đưa quân vào chiếm đóng ĐD, Pháp, Nhật thoả hiệp cấu kết với nhau, vì còn Nhật muốn lợi dụng pháp để kiếm lợi và cùng chống CM ĐD. Trong khi đó TD pháp không đủ sức chống lại Nhật, buộc phải chấp nhận yêu sách của Nhật, mặt khác cũng muốn dựa vào Nhật để chống phá CM ĐD
GV Yêu cầu học sinh chú ý vào SGK 
? Pháp Nhật đã cùng nhau thống trị nhân dân ĐD như thế nào ? 
- Pháp : thi hành chính sách kinh tế chỉ huy , thực chất lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền kinh tế Đ D , tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân . Hai là tăng các loại thuế 
- Nhật : thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt .... 
? Em có nhận xét gì về chính sách thủ đoạn thống trị của Nhật – Pháp ? 
HS trả lời
Thủ đoạn: trắng trợn,dã man, tàn bạo, nham hiểm
Gv cung cấp 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc nổi dậy đầutiên 
GV cung cấp về nguyên nhân nổ ra khởi nghĩa BS
HS nghe – ghi
GV sử dụng lược đồ khởi nghĩa BS và giới thiệu các kí hiệu trên lược đồ
Yêu cầu HS chú ý vào lược đồ và trình bày diễn biến khởi nghĩa BS.
GV nhận xét – tường thuật lại trên lược đồ
Mặc dù TDP đã nhượng bộ mọi yêu sách , Nhật vẫn thực hiện kế hoạch đánh chiếm Đông Dương . Ngày 22.9.1940 quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung , đánh chiếm Lạng Sơn , Quân Pháp ở đây bị tổn thất nặng nề , phần lớn đầu hàng số còn lại rút về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn .
Tuy pháp – Nhật mâu thuẫn với nhau , nhưng đều hoảng sợ trước lực lượng cách mạng , đã nhânh chóng câu kết lại . Mấy hôm sau , Nhật thả tù binh Pháp và cho quân Pháp trở lại đóng các đồn bốt ở Lạng Sơn . TDP tiến hành khủng bố phong trào cách mạng Bắc Sơn , chúng đốt phá làng bản , dồn dân , tập trung dân , bắn giết những người tham gia khởi nghĩa . 
? Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa BS có ý nghĩa như thế nào ? 
Mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc sau khi có chủ chương chuyển hướng đấu tranh của Đảng . Khởi nghĩa BS ra bài học quí báu về khởi nghĩa vũ trang , chọn thời cơ khởi nghĩa . 
Giáo viên sử dụng lược đồ Khởi nghĩa Bắc Sơn , Nam Kì , binh biến Đô Lương 
GV yêu cầu HS chú ý và SGK trang 33 và lên lược đồ 
? Trình bày nguyên nhân diễn ra cuộc khởi nghĩa Nam Kì ? 
Gv yêu cầu học sinh chú ý vào SGK và lược đồ hình 35 . Học sinh lên bảng trình bày diễn biến khởi nghĩa NK .
Gv nhận xét và trình bày lại 
Đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940 khởi nghĩa đã bùng nổ từ miền đông đến miền tây Nam bộ : Biên hoà, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá Mĩ Tho , Vĩnh Long ...chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi . Từ trong khởi nghĩa , lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng . 
GV khái quát học sinh ghi 
GV mở rộng : Thực dân pháp và tay sai đàn áp cuộc khởi nghĩa một cách vô cùng tàn khốc , chúng cho máy bay rội bom và bắn phá nhiều làng mạc , có thôn xóm không còn ai sống xót , các cảnh đốt nhà , cướp của giết người , hãm hiếp phụ nữ diễn ra khắp nơi . Chỉ trong vòng 40 ngày , riêng 4 tỉnh Gia Định, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ đã có gần 6000 vụ bắt người . Giặc Pháp đã lấy giây thép xâu tay nhiều người vào nhau , rồi bắt đứng phơi năng cho đến chết khô ; hoặc chất họ lên sà lan đưa ra nhấn chìm ngoài biển cả . 
? Em nhận xét gì về chính sách đàn áp của pháp đối với khởi nghĩa NK?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét – bổ xung
 GV sử dụng lược đồ binh biến Đô Lương vào nd bài
Gv tường thuật Cuộc binh biến ở Đô Lương 
Học sinh nghe – Ghi 
? Theo em tại sao lần đấu tranh vũ tranh của ta đều thất bại ?
 Do chúng ta chưa được chuẩn bị chu đáo, chưa có thời cơ , điều kiện khách quan chỉ diễn ra ở địa phương chứ chưa phải cả nước, kẻ địch còn mạnh có điều kiện đàn áp
Như vậy khởi nghĩa nổ ra ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam mặc dù đều thất bại nhưng lại có ý nghĩa và bài học kinh nghiệm quí báu . 
? Hãy nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa và binh biến trên ?
Học sinh thảo luận (NL) 
Học snh báo cáo kết quả . 
- ý nghĩa: nung nấu ý chí, lòng căm thù bè lũ đế quốc đồng thời nêu nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất của dân tộc VN, giáng những đòn phủ đầu chí tử vào TDP , đồng thờicũng ngiêm khắc cảnh báo phát xít Nhậtvừa đặt chân vào ĐD . Ngoài ra còn chứng minh thêm khả năng đấu tranh của nd bằng vũ trang . 
- Cac cuộc khởi nghĩa và binh biến nói trên , đặc biệt là khởi nghĩa Bắc Sơn đã để lại cho Đcs Đ D những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang về xây dưng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích , trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này 
i. tình hình Thế giới và đông dương.
- Thế giới : 
+ Tại Châu âu, pháp đầu hàng Đức
+ Tại viễn đông: Nhật mở rộng xâm lược TQ, đe doạ ĐD
- Tại Đông Dương :
+ 9/1940 Nhật xâm lược ĐD, Pháp đầu hàng..Ngày 23.7.1941 Nhật – Pháp kí Hiệp ước phòng thủ chung ĐD
=> VN trở thành thuộc địa của Nhật – Pháp
+ Đ/s nhân dân cực khổ điêu đứng.
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/40)
- Đêm ngày 27.9.1940 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Sơn nhân dân đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp , giải tán chính quyền địch , thành lập chính quyền cách mạng - đội du kích Bắc Sơn ra đời 
- Pháp – Nhật câu kết với nhau đàn áp cuộc khởi nghĩa -> thất bại
2. Khởi nghĩa Nam Kì
- Nguyên nhân: nhân dân Nam Kì bất mãn vì phải đi làm bia đỡ đạn ở vùng biên giới -> Đảng bộ NK quyết định khởi nghĩa
- Diễn biến: đêm ngày 22 rạng ngày 23/11/40 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp NK, nhiều đồn bốt giặc bị triệt hạ, thành lập chính quyền nd...
 TD pháp thẳng tay đàn áp
- Kết quả : khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
3. Binh biến Đô Lương
- Ngày 13.1.1941 , binh lính đồn Chợ Rạng đã nổi dậy, đánh chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh để phối hợp với binh lính chiếm thành nhưng kế hoạch không được thực hiện 
-> Binh biến thất bại 
Củng cố
GV củng cố bằng bài tập
B
Hãy nối điểm ở cột A với cột B cho phù hợp
A
Quân đội phát xít kéo vào nớc pháp, chính phủ pháp đầu hàng phát xít
ở Viễn đông
ở Đông dơng
Quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm lợc TQ và cho quân tiến rút biên giới việt trung
Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng pháp
ở châu âu
Hướng dẫn học bài
Học kĩ bài, soạn bài 22, đọc trả lời câu hỏi SGK
----------------------------------------------
Ngày soạn: 6.2.09
Ngày giảng: 11.2.09
Tiết 26
Bài 22
cao trào cách mạng tháng tám tiến tới 
tổng khởi nghĩa tháng tám 1945
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
Nắm được hoàn cảnh dẫn đến việc đảng ta chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh và sự phát triển của lực lượng CM sau khi Việt minh thành lập.
Hiểu được những chủ trương của đảng sau khi nhật đảo chính pháp và diễn biến của cao trào kháng nhật cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
Tư tưởng:
- Giáo dục HS hiểu lòng yêu kính Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng xuất của đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ CHí Minh.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
Thiết bị dạy học:
Giáo viên:Bài soạn, các tài liệu có liên quan, bảng phụ
Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học.
Tiến trình tổ chức dạy học:
Kiểm tr bài cũ 
Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba cuộc khởi nghĩa Bắc sơn, Nam kì, Binh chiến đô lơng
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Trước tình hình TG có sự chuyển biến mạnh , lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN, Người đã triệu tập hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành TƯ chủ trương thành lập Việt minh. Tại sao đảng ta lại chủ trương thành lập mặt trận Việt minh? Sự phát triển lực lượng CM sau khi đảng ta ra đời như thế nào, đảng ta làm gì để thúc đẩy phong trào CM phát triển.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: tìm hiểu mặt trận vm...
GV gợi để HS nhớ lại về tình hình TG có những chuyển biến: phát xít đức đã chiếm phần lớn Châu Âu, 6/41 đức tấn công liên xô.
? Khi Liên xô tham chiến tính chất cuộc chiến tranh thay đổi như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét - kết luận - ghi
Khi Liên xô tham chiến tính chất cuộc chiến tranh đã thay đổi từ phi nghĩa sang chính nghĩa, TG hình thành hai trận tuyến, phe đồng minh - phát xít đức.
GV chốt kiến thức - ghi
GV khái quát về cuộc hành trình của Nguyễn ái Quốc từ 1911 - nay (1941)
GV cung cấp - ghi
HS nghe - ghi
GV yêu cầu HS chú ý vào phần chữ in nhỏ SGK
? Hãy nêu những chủ trương mới của đảng đề ra trong hội nghị TƯ 8?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét - ghi
? Tại sao đến lúc này Đảng ta lại chủ trương thành lập mặt trận Việt minh?
HS dựa vào hiểu biết trả lời
GV nhận xét - ghi
- Thành lập mặt trận VM để liên hiệp đoàn kết hết thảy các tầng lớp ND, đảng phái CM...đánh đuổi Nhật, pháp, làm cho NDVN hoàn toàn độc lập.
GV giới thiệu cho HS sự phát triển của lực lượng chính trị và PT đấu tranh từ khi mặt trận việt minh ra đời , nhất là ở Cao Bằng thí điểm của cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong mặt trận việt minh.
GV chốt - ghi
HS đọc phần chữ in nhỏ SGK
? Tại sao cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn lại đợc coi là mặt trận việt minh phát triển mạnh nhất?
Hs thảo luận nhóm 
Đại nhóm báo cáo kết quả 
GV nhận xét - kết luận
GV yêu cầu HS chú ý vào SGK
? Lực lượng vũ trang phát triển như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời
GV nhận xét - kết luận - ghi
GV sử dụng kênh hình 37 giới thiệu cho HS thấy đây là bức tranh ghi lại lễ tuyên thế của các chiến sĩ trong buổi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12/1944 tại một khu rừng nằm giữa hai cổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hng Đạo ở Châu Nguyên Bình tỉnh Cao bằng.
? Em hãy nêu nhận xét không khí diễn ra buổi lễ tuyên thế này?
GV cung cấp những hoạt động tiếp theo của VN

File đính kèm:

  • docbai 21 bai 22.doc