Giáo án môn Lịch sử lớp 9

A.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức:

-Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

-Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm: Cách mạng tư tưởng.

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện bản đồ, tranh ảnh.

-Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập.

3.Tư tưởng:

-Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

-Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

B.Phương tiện dạy học

-Bản đồ thế giới.

-Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm lịch sử trong bài.

C.Thiết kế bài học

I. ổn định lớp

II.Kiểm tra bài cũ:

III.Bài mới;

 

doc65 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục đích thành lập Đồng Minh hội của Tôn Trung Sơn là gì?
-Sử dụng bản đồ hình 45 SGK trình bày diễn biến cách mạng Tân Hợi?
-Vì sao Viên Thế Khải được làm Tổng Thống?
-Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng? Cuộc cách mạng có hạn chế gì?
I.TQ bị các nước đế quốc chia xẻ:
-Trung Quốc giàu tài nguyên, đông dân,có nền văn hoá phát triển.
-Cuối TK XIX chính quyền phong kiến suy yếu,thối nát
-Năm 1840 thực dân Anh gây chiến tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược TQ.
II.Phong trào đấu tranh của nhân dân TQ cuối TK XIX đầu TK XX:
a.Phong trào Duy Tân(1898)
-Người khởi xướng: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu 
-Mục đích:Cải cách chính trị, đổi mới đất nước.
-Kết quả: thất bại
b.Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
-Nổ ra ở Sơn Đông rồi lan rộng nhiều nơi trong toàn quốc.
III.Cách mạng Tân Hợi 1911.
-Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng Minh hội.
-Cương lĩnh : Đánh đổ triều Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, giải quyết ruộng đất cho nhân dân.
-Diễn biến:
+10-10-1911: Khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở Vũ Xương dẫn đến thắng lợi lan khắp cả nước, chính phủ Mãn Thanh bị sụp đổ.
+29-12-1911:chính phủ lâm thời thành lập
+2-1912 :Viên Thế Khải làm tổng thống, cách mạng kết thúc.
-Kết quả: lật đổ chế độ phong kiến, ,thiết lập nhà nước cộng hồ Trung Hoa dân quốc.
-Ý nghĩa:
+Là cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở Trung Quốc 
+Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á
IV.CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
-Lập bảng thống kê tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ 1840-1911
-Vì sao nói cách mạng Tân Hợi là cách mạng tư sản không triệt để?
LƯU Ý : -Bài này dài, nội dung nhiều và học trong 1 tiết Gv cần chuẩn bị bài kĩ phương pháp cho từng phần .
Phần I:-GV giới thiệu về TQ cuối thế kỉ XIX –XX
 -HS thảo luận qua tranh h 42 SGK và trả lời câu hỏi : Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm TQ?
Phần II: -Nguyên nhân phong trào đấu tranh bùng nổ 
Các phong trào tiêu biểu 
GV chuẩn bị bảng phụ về các phong trào kn điền thời gian, tên cuộc khởi nghĩa HS điền vào
GV trình bày hai phong trào tiêu biểu :Phong trào Duy Tân –Nghĩa Hoà Đoàn
Phần III: Diễn biến, kết quả và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911.
 ____________________________________________
Ngày dạy: 16 - 10 - 2009
Tiết:17 Bài 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
 CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á.
-Giai cấp Phong Kiến suy yếu, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.
2.Kĩ năng:
-Sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX.
-Phân biệt những nét chung, riêng của những nước trong khu vực.
3.Tư tưởng:
-Nhận thức đúng thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa Đế Quốc, chủ nghĩa Tư Bản.
-Tinh thần đoàn kết, hữu nghị ủng hộ đấu tranh vì quyền lợi độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
B.Phương tiện dạy học:
-Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX.
-Các tài liệu về các nước Đông Nam Á.
C.Thiết kế bài học:
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao các nước đế quốc xâm lược, xâu xé Trung Quốc.
-Trình bày diễn biến cách mạng Tân Hợi năm 1911?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX khi chuyển sang chủ nghĩa Đế Quốc.Các nước tư bản Phương Tây đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Ấn Độ, Trung Quốc đã trở thành thuộc địa của Anh.Còn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thì thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2.Bài học:
Phương pháp
Nội dung
GV sử dụng lược đồ các nước ĐNÁ giới thiệu khu vực này.
-Tại sao ĐNÁ trở thành đối tượng xâm lược của các nước Phương Tây?
-HS dựa vào lược đồ cho biết các nước ĐNA trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây nào?
-Sau khi biến ĐNÁ thành thuộc địa, thực dân phương Tây tiến hành chính sách cai trị hà khắc.Vậy chính sách có đặc điểm gì chung?
TL:Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp, chia để trị.
-Thái độ của nhân dân ĐNÁ như thế nào?
TL:Các cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp.
GV chia các nhóm, mỗi nhóm một nước thảo luận, lập bảng theo mẫu sau.
I.Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa Thực Dân ở các nước Đông Nam Á.
-Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ Phong Kiến đang suy yếu.
-Các nước tư bản cần thuộc địa, thị trường.
-Cuối thế kỉ XIX Thực dân Phương Tây hoàn thành xâm lược Đông Nam Á 
II.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
a.Nguyên nhân:
-Thực dân thi hành chính sách thống trị hà khắc:vơ vét,đàn áp, chia để trị.
-Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa ĐNÁ với thực dân gay gắt.
b.Các phong trào tiêu biểu:
Tên nước
Thời gian
Phong trào tiêu biểu
Thành quả bước đầu
In - Đô - nê-xia
1905
1908
-Thành lập công đoàn xe lửa.
-Thành lập hội liên hiệp công nhân
Đảng cộng sản In - Đô - nê-xia được thành lập 5-1920
Phi-líp-pin
1896-1898
-Cách mạng bùng nổ
Nước cộng hoà Phi-líp-pin ra đời
Cam-pu-chia
1863-1866
1886-1867
-Khởi nghĩa ở Ta-Keo.
- Khởi nghĩa ở Cra-chê.
-Gây cho Pháp nhiều tổn thất.
-Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp.
Lào
1901
1901-1907
-Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét
-Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.
Việt Nam
1885-1896
1884-1913
-Phong trào Cần Vương.
-Khởi nghĩa Yên Thế.
Miến Điện
1885
Kháng chiến chống thực dân Anh
-Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ?
TL: Phong trào phát triển liên tục, rộng khắp, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia .Đấu tranh bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.
-Vì sao các phong trào thất bại?
TL: Thực dân Phương Tây đang mạnh. Chế độ phong kiến suy yếu không lãnh đạo được phong trào đấu tranh, Phong trào thiếu tổ chức, đường lối và lực lượng lãnh đạo.
IV.CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
-Vì sao các nước ĐNÁ trở thành đối tượng xâm lược của Phương Tây?
-Thái độ của nhân dân ĐNÁ như thế nào?
-Vì sao phong trào đấu tranh của nhân dân ĐNÁ thất bại?
______________________________________
Ngày dạy: 22 - 10 - 2009
Tiết 18 Bài12 NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-HS hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Minh Trị năm 1868.
-Thực chất là cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và Nhật chuyển sang chủ nghĩa Đế Quốc.
-Thấy được chính sách xâm lược của đế quốc Nhật đã có từ lâu.
-Những cuộc đấu tranh buổi đầu của giai cấp Vô Sản cuối thế kỉ XIX,đầu thế kỉ XX.
2.Kĩ năng:
-Nắm được khái niệm “Cải cách”.
-Sử dụng bản đồ để trình bày những sự kiện có liên quan.
3.Tư tưởng:
-HS nhận thức vai trò ý nghĩa những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
-Giải thích được vì sao chiến tranh gắn liền vời chủ nghĩa Đế Quốc.
B.Phương tiện dạy học:
-Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
-Chân dung Minh Trị 
-Tranh ảnh về Nhật Bản đầu thế kỉ XX.
C.Thiết kế bài học
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào lược đồ trình bày nguyên nhân và khái quát quá trình xâm lược của thực dân Phương Tây đối với các nước ĐNÁ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
III.Bài học:
1.Giới thiệu: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc điạ của thực dân Phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển kinh tế nhanh chóng. Trở thành chủ nghĩa Đế Quốc. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2.Bài học
Phương pháp
Nội dung
GV sử dụng bản đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Giới thiệu sơ lựơc về địa lí, diện tích, chế độ chính trị: Là quốc gia nằm ở vùng đông bắc châu Á, trải dài theo hình cách cung gồm 4 đảo chính Hôn-shu, Hô-kai-đô, Kuy-shu và Si-sô-shu diện tích khoảng 374.000 km2, tài nguyên nghèo nàn là nước phong kiến nông nghiệp.
-Tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy Tân như thế nào?
-Đứng trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản đã làm thế nào để bảo vệ nền độc lập dân tộc?
GV giới thiệu vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị(SGV trang 90)
-Để đưa Nhật Bản thoát khỏi chế độ Phong Kiến lạc hậu Thiên Hoàng Minh Trị đã làm gì?
GV sử dụng bảng phụ đã ghi nội dung cải cách , hướng dẫn đọc và phân tích.
-Nhận xét nội dung cải cách ?
-Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với kinh tế,xã hội Nhật?
HS thảo luận:Vì sao nói cải cách duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
-Những biểu hiện chủ yếu chứng tỏ Nhật Bản tiến sang chủ nghĩa đế quốc?
GV hướng dẫn HS sử dụng phần chữ in nhỏ SGK T/68.
-HS trình bày trên lược đồ: Sự xâm lược thuộc địa của đế quốc Nhật Bản?
-Tại sao Nhật Bản là một nước Châu Á lại thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa,trở thành một nước đế quốc?
-Vì sao giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nhật Bản lại đấu tranh? Hình thức đấu tranh ?Mục đích? Kết quả đấu tranh?
-Em nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp khác ở Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?
TL:Phong trào phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
I.Cuộc Duy Tân Minh Trị.
-Trước cuộc Duy Tân Nhật Bản là một quốc gia Phong Kiến lạc hậu.
-Các nước Phương Tây tìm cách “Mở cửa”Nhật.
-Năm 1868 Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách.
-Nội dung:
+Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền đất đai của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá,cầu cống,giao thông liên lạc.
+Chính trị- Xã hội: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa Quý Tộc tư sản lên nắm chính quyền, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung Khoa học-Kĩ Thuật trong chương trình giảng dạy.
+Quân sự: Được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây..
-Tính chất : là cuộc cách mạng không triệt để.
-Kết quả:Nhật Bản trở thành nước tư bản phát triển.
II.Nhật Bản chuyển sang Chủ Nghĩa Đế Quốc.
-Thời gian; Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
-Biểu hiện:
+Xuất hiện công ty độc quyền Mít-xưi, Mít su-bi-si.
+Xâm lược thuộc địa.
+Phát triển công thương nghiệp, ngân hàng...
III.Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
-

File đính kèm:

  • doclich su 8.doc
Giáo án liên quan