Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 HS cần nắm được:

 - Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã hình thành truyền thống yêu nước ngay từ khai sơ.

 - Trải qua các thời kỳ, các triều đại lịch sử nhân dân ta còn ra sức phát huy và rèn luyện tinh thần yêu nước ngày càng vững mạnh bằng những chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta.

 - Với tinh thần bất khuất, anh dũng và tinh hoa của dân tộc đã hình thành nên truyền thống yêu nước đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 26.02.2012 	Tuần: 27
Người soạn: GSTT. Nguyễn Thanh Điền	Tiết: 35
Bài 28
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
	HS cần nắm được:
	- Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã hình thành truyền thống yêu nước ngay từ khai sơ.
	- Trải qua các thời kỳ, các triều đại lịch sử nhân dân ta còn ra sức phát huy và rèn luyện tinh thần yêu nước ngày càng vững mạnh bằng những chiến thắng vẻ vang của dân tộc Việt Nam ta.
	- Với tinh thần bất khuất, anh dũng và tinh hoa của dân tộc đã hình thành nên truyền thống yêu nước đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta.
2. Tư tưởng 
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. 
3. Kĩ năng
	- Kĩ năng nhìn nhận, biết đánh giá phân tích các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	Một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca,nói về tinh thần yêu nước của dân tộc ta.
	Hình ảnh về một số anh hùng dân tộc.
III. THIẾT KẾ BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	Nêu một vài thành tựu tiêu biểu thời kỳ dựng nước?
	Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời nào?
2. Giới thiệu bài mới
	Trong quá trình xây dựng và phát triển đất, dân tộc ta đã trải qua thời kỳ lịch sử thăng trầm với sự chống trội với kẻ thù xâm lược từ bên ngoài. Chính trong sự nghiệp dựng nước đồng thời với quá trình giữ nước, nhân dân ta đã hình thành nên những truyền thống vẻ vang, quý báu của dân tộc. Trong đó nổi bật lên đó chính là truyền thống yêu nước của nhân dân ta trong suốt quá trình đó. Để hiểu rõ hơn tinh thần truyền thống ấy như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Dạy và học bài mới
Tg
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Mục tiêu kiến thức
cần đạt
GV đặt vấn đề cho HS: Các em hiểu thế nào là truyền thống?
GV tiếp tục chất vấn: Như vậy, dân tộc Việt Nam ta có những truyền thống nào?
GV tiếp tục diễn giải “truyền thống” và đặt câu hỏi cho HS: Thế nào là truyền thống yêu nước?
GV giải thích, bổ sung. Sau đó đưa ra yêu cầu: Truyền thống yêu nước bắt nguồn từ đâu? Được hình thành từ khi nào? Lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành như thế nào?
GV hỏi HS tiếp: Các em có biết về những câu chuyện huyền thoại nào nói về sự đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân tộc ta hay không?
HS trả lời: 
Là những giá trị của một dân tộc được truyền từ đời này qua đời khác.
Dân tộc ta có những truyền thống: yêu nước, cần cù lao động,.
HS suy nghĩ trả lời:
Truyền thống yêu nước là tinh thần yêu quý đất nước, luôn anh dũng chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.
HS nghe GV giảng và trả lời (HS dựa vào SGK). Lòng yêu nước hình thành bắt đầu từ những tình cảm yêu thương của con người, tình yêu quê hương.
HS đọc SGK trả lời: có những câu chuyện như: Con rồng cháu tiên, Quả bầu mẹ, Sơn Tinh Thủy Tinh,.
Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản: tình yêu gia đình, yêu quê hương, xóm giềng,
- Từ khi nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời, những tình cảm gắn bó mang tính địa phương đã phát huy lòng yêu nước của dân tộc ta.
- Đến thời Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.
+ Ý thức bảo vệ những di sản của dân tộc.
+ Lòng tự hào về những chiến công, lòng tôn kính các vị anh hùng.
GV dẫn dắt: sau 1000 năm Bắc thuộc, đất nước ta trở lại độc lập và tự chủ. Thời kỳ lịch sử cũng mở ra một trang mới, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn cho dân tộc ta.
Sau đó, GV đặt câu hỏi: Bối cảnh nước ta sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ? Những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ này là gì?
Trước bối cảnh lịch sử như vậy, nhân dân ta có tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc hay không? Trong hơn 9 thế kỷ tiếp theo, dân tộc ta đã tôi luyện lòng yêu nước đó như thế nào?
Trong thời gian dài đó, nhân dân ta đã làm nên những chiến thắng lịch sử vẻ vang nào?
Sự hun đúc lòng yêu nước đã góp phần vào sự nghiệp, tinh thần nào của dân tộc?
Truyền thống dân tộc được tôi luyện dựa trên nền tảng và sức mạnh nào?
HS đọc SGK và trả lời:
Sau 1000 năm Bắc thuộc nước ta giành lại quyền tự chủ nhưng còn nghèo nàn, lạc hậu.
Bọn phong kiến phương Bắc không từ bỏ mưu đồ xâm chiếm nước ta.
Yêu cầu đặt ra là: nhiệm vụ giữ nước đặt ra thường xuyên.
HS suy nghĩ trả lời, kết hợp với kiến thức SGK:
Qua 9 thế kỷ, nhân dân ta tiếp tục tôi luyện lòng yêu nước và phát huy ngày càng tiên tiến hơn nữa.
HS nhớ lại kiến thức và kể lại những chiến công của nhân dân ta qua các thời kỳ.
HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời.
2.Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỷ phong kiến độc lập
a. Bối cảnh lịch sử
Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.
Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế lạc hậu, đói nghèo.
Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
F Lòng yêu nước được tôi luyện, phát huy.
b. Biểu hiện
Ý thức vươn lên xây dựng, phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc.
Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
Ý thức đoàn kết toàn thể nhân dân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
Truyền thống yêu nước mang đậm yếu tố nhân dân. 
GV đặt vấn đề: Hãy cho biết nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam ta là gì?
Tại sao nói chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
GV bổ sung, chốt y
GV điểm lại những cuộc kháng chiến của nhân dân ta qua 9 thế kỷ chống giặc.
GV tiếp tục đặt vấn đề: Hãy liên hệ với thực tế ngày nay những việc làm thể hiện lòng yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân?
HS đọc SGK trả lời yêu cầu: chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước là nét đặc trưng của truyền thống yêu nước dân tộc Việt Nam.
HS suy nghĩ về thực tế hiện nay và sau đó trình bày ‎y kiến về những việc làm thể hiện lòng yêu nước.
3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Dân tộc ta nhất trí đồng lòng vượt qua khó khăn, đoàn kết dũng cảm, phát huy trí tuệ giành thắng lợi cuối cùng.
Trong chiến đấu chống ngoại xâm, lòng yêu nước trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.
F Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
4. Sơ kết bài học
£ Củng cố
Trong thời kỳ phong kiến, dân tộc Việt Nam đã tôi luyện truyền thống yêu nước như thế nào?
Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc ta là gì?
Hãy thống kê lại một số cuộc chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta qua các thế kỷ?
£ Dặn dò:
	Học bài và xem trước bài mới.
	Tìm hiểu và nghiên cứu về lòng yêu nước của dân tộc ta thời nay thể hiện trên các lĩnh vực?

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_10_bai_28_truyen_thong_yeu_nuoc_cua.doc
Giáo án liên quan