Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 26: Quá trình dựng nước và giữ nước

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

 Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân Việt Nam đã từng bước hợp nhất, đoàn kết lại xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hóa tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ tiếp theo.

 Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải tiếp tục cầm vũ khí, chung sức đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.

2. Tư tưởng

 Rèn luyện cho HS về ý thức căm thù bọn cướp nước, xâm lược nước ta.

Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kĩ năng

Rèn luyện chop HS biết phân tích nhìn nhận đánh giá các sự kiện lịch sử.

 Nhìn nhận cuộc sống dựa vào điều kiện thực tế khách quan, tùy theo mỗi hoàn cảnh mỗi sự kiện có những biến đổi theo quy luật xã hội.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 26: Quá trình dựng nước và giữ nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20.02.2012 	Tuần: 
Người soạn: GSTT. Nguyễn Thanh Điền	Tiết: 
Bài 26
QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
	Nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.
 	Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân Việt Nam đã từng bước hợp nhất, đoàn kết lại xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hóa tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ tiếp theo.
	Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải tiếp tục cầm vũ khí, chung sức đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.
2. Tư tưởng 
	Rèn luyện cho HS về ý thức căm thù bọn cướp nước, xâm lược nước ta.
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Kĩ năng
Rèn luyện chop HS biết phân tích nhìn nhận đánh giá các sự kiện lịch sử.
	Nhìn nhận cuộc sống dựa vào điều kiện thực tế khách quan, tùy theo mỗi hoàn cảnh mỗi sự kiện có những biến đổi theo quy luật xã hội.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	Hình ảnh vua chúa, anh hùng dân tộc có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước: Vua Hùng, An Dương Vương, Lý Công Uẩn, Lê Lợi,.
	Sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử: thời Văn Lang – Âu Lạc, thời Lý – Trần, Lê sơ,
III. THIẾT KẾ BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy nhận xét về đời sống của nhân dân ta nửa đầu thế kỷ XIX và so sánh với đời sống nhân dân ở các giai đoạn trước?
Câu 2: Trình bày đặc điểm của phong trào đấu tranh của nhân dân chống vương triều Nguyễn?
2. Giới thiệu bài mới
	Nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, với một ý chí xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời nhân dân Việt đã đồng cảm cộng khổ chống trả những cuộc xâm lược của bọn thực dân phương Bắc, phương Tây giữ vũng bờ cõi nước nhà, giữ vững bản sắc dân tộc Việt. Để hiểu rõ được và phát huy truyền thống dân tộc ta, hôm nay lớp ta tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta.
3. Dạy và học bài mới
Tg
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Mục tiêu kiến thức
cần đạt
Hoạt động 1:
GV dẫn dắt: Theo tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nước Việt Nam từ thời dựng nước đến thế kỉ XIX, trải qua các thời kỳ khác nhau. GV chất vấn: Vậy việc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ta được chia thành mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?
Tiếp tục GV chia cả lớp thành 4 nhóm và thảo luận 4 thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc ta.
GV yêu cầu HS trình bày ý kiến mỗi nhóm. Sau đó GV nhận xét, bổ sung, chốt vấn đề.
GV bổ sung: ở đất nước Việt Nam thống nhất của dân tộc ta như ngày nay đã trải qua rất nhiều thăng trầm, từ bắc vào nam, từ ngàn xưa đã hình thành nên các quốc gia cổ đại (GV phân tích các quốc gia đó).
GV nói thêm về móc thời gian dân tộc ta giành lại quyền tự chủ (năm 938).
Hoạt động 1:
HS trả lời:
Chia thành 4 thời kỳ: thời kỳ dựng nước đầu tiên; giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập; thời kỳ đất nước bị chia cắt; đất nước nửa đầu thế kỷ XIX.
- HS tiến hành thảo luận nhóm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình đất nước thời kỳ dựng nước dầu tiên.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu giai đoạn đầu của nước Đại Vịệt phong kiến độc lập
+Nhóm 3: TÌm hiểu nguyên nhân và tình hình đất nước thời kỳ bị chia cắt.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu tình hình đất nước ở nửa đầu thế kỉ XIX.
I. CÁC THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
1. Thời kỳ dựng nước đầu tiên
- Khoảng TK VII TCN đến TK IITCN, nhà nước Vă Lang – Âu Lạc ra đời ở Bắc bộ với nền văn minh lúa nước rực rỡ.
- Thế kỷ II Tr.CN nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phương Bắc.
- Ở Nam Trung Bộ: TK II quốc gia Chăm-pa ra đời và phát triển.
- Ở Tây Nam Bộ: quốc gia Phù Nam hình thành.
Hoạt động 2:
- GV giảng giải: năm 938 với chiến thắng trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở đầu thời kỳ độc lập, tự chủ của dân tộc ta.
GV chất vấn: vậy ai là người mở đầu cho thời kỳ độc lập dân tộc ta? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Trong thời kỳ đất nước độc lập, đân tộc ta đã chú ý việc phát triển đất nước như thế nào trên tất cả các lĩnh vực?
Hoạt động 2:
HS trả lời dựa trên SGK và suy nghĩ độc lập. HS nêu lên nhân vật mở đầu thời kỳ độc lập và nêu ý nghĩa sự kiện đó.
HS đọc SGK và trả lời:
Về chính trị: hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương tới địa phương.
Về kinh tế: phát triển nông nghiệp. Chính sách mở rộng ngoại thương.
Về giáo dục: từ 1070 nền giáo dục nước ta ra đời và phát triển.
Về văn học nghệ thuật không ngừng tiến bộ với nhiều công trình sáng tạo ra đời.
2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập
- Đầu TK X, người Việt giành lại quyền độc lập tự chủ.
- Năm 986, quốc hiệu Đại Cồ Việt ra đời. Năm 1054, nước ta mang tên Đại Việt.
- Sau khi giành độc lập, nhà nước ra đời đã củng cố về mọi mặt : hoàn chỉnh bộ máy nhà nước, ra sức phát triển kinh tế, giáo dục, ổn định đời sống nhân dân.
Hoạt động3:
GV vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến việc chia cắt đất nước thành 2 Đảng: Đàng Trong và Đàng Ngoài?
Việc chia cắt đất nước, các chính quyền phong kiến có tích cực phát triển đất nước hay không?
Sau khi đất nước chia cắt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào?
Sự kiện nào đã dẫn đến việc kết thúc sự kiện phân chia giữa 2 Đàng và dẫn đến thống nhất quốc gia dân tộc?
Hoạt động3:
HS trả lời:
Sự phát triển và thống trị của QHSX p.kiến làm cho nhà nước chuyên chế suy thoái. Sự hình thành các thế lực p. kiến riêng rẽ. Chiến tranh bùng nổ và kéo dài trong nhiều thập kỷ, chia đất nước làm 2 miền.
HS tiếp tục trả lời yêu cầu: Chính quyền 2 Đàng vẫn chú trọng phát triển kinh tế.
Việc chia cắt đất nước làm cho đời sống nhân dân khó khăn.
HS suy nghĩ và trả lời: sự kiện khởi nghĩa của vương triều Tây Sơn.
3. Thời kỳ đất nước chia cắt
Nguyên nhân chia cắt đất nước: sự hình thành các thế lực phong kiến, ở các địa phương, các cuộc chiến tranh phong kiến diễn ra và kéo dài.
Tình hình đất nước:
Đất nước chia làm 2 Đàng,. Mặc dù nền kinh tế vẫn được chú trọng và phát triển, nhưng nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân cơ cực
Khởi nghĩa Tây Sơn đã thống nhất đất nước.
Hoạt động 4:
GV giảng lại việc Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn.
GV dẫn dắt: Nhà Nguyễn thành lập nhưng chính quyền có quan tâm đến việc phát triển kinh tế đất nước hay không? Những chính sách nhà Nguyễn ban hành có phù hợp với điều kiện thực tại hay chưa?
Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn có thay đổi tốt hơn thời kỳ trước hay không?
Hoạt động 4:
HS trả lời yêu cầu:
Nhà nước không quan tâm đến đời sống nhân dân.
Chính sách nhà Nguyễn đưa ra không phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ.
Đời sống nhân dân càng tệ hơn, sống trong cảnh làm than, cơ cực.
4. Đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX
Nhà Nguyễn thành lập, ra sức tăng cường bộ máy chuyên chế.
Thực hiện nhiều chính sách phát triển nhưng không đem lại kết quả gì khủng hoảng xã hội.
Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Hoạt động 5:
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhân dân ta đã đương đầu với những kẻ thù nào?
GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê: Các cuộc kháng chiến tiêu biểu chống xâm lược của nhân dân ta ( Từ thời Bắc thuộc đến cuối TK XVIII ) theo mẫu: Chia 4 cột:
Tên cuộc K/N
Vương triều
Lãnh đạo
Kết quả
Hoạt động 5:
HS suy nghĩ trả lời: dựa trên các giai đoạn lịch sử, nêu ra những cuộc kháng chiến tiêu biểu của dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm từ thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc đến nửa đầu thế kỷ XIX.
II. CỒNG CUỘC KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ TỔ QUỐC
Tên cuộc K/N
Vương triều
Lãnh đạo
Kết quả
HS về nhà lập bảng thống kê đầy đủ theo sự hướng dẫn của GV.
4. Sơ kết bài học
£ Củng cố
Từ khi dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt đã trải qua những thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước ra sao?
Hãy nêu những chiến công oanh liệt của dân tộc ta trong suốt thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Kể tên những anh hùng dân tộc có công lớn trong sự nghiệp giữ nước
£ Dặn dò:
Học bài và xem trước bài mới	
Lập bảng thống kê về công cuộc bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_10_bai_26_qua_trinh_dung_nuoc_va_giu.doc