Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 46: Kiểm tra 1 tiết

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiểm tra kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

- Học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập.

- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.

1. Kiến thức:

- Nhận xét được thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Lý giải được lý do Pháp xâm lược Việt Nam

- Trình bày được nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên thế

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày, giải thích và đánh giá các sự kiện lịch sử.

 

docx4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 46: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/03/2011
Ngày kiểm tra: 3/031/2011
Tiết 46 – KIỂM TRA 1 TIẾT
Bước 1: Mục đích của đề kiểm tra.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Kiểm tra kiến thức lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
- Học sinh tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
1. Kiến thức:
- Nhận xét được thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Lý giải được lý do Pháp xâm lược Việt Nam
- Trình bày được nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên thế
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng trình bày, giải thích và đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- Tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc và biết ơn các vị anh hùng của dân tộc.
Bước 2: Xây dựng hình thức đề kiểm tra.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA (Tự luận)
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra. 
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Lý giải được lý do Pháp xâm lược Việt Nam
- Nhận xét thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1 (1)
Số điểm : 3
Tỷ lệ: 30% 
Số câu: 1 (2)
Số điểm : 2
Tỷ lệ: 20% 
Số câu: 2
Số điểm : 5
Tỷ lệ: 50% 
Khởi nghĩa Yên Thế
- Trình bày được nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1 (3)
Số điểm : 5
Tỷ lệ: 50% 
Số câu: 1
Số điểm : 5
Tỷ lệ: 50% 
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm : 5
Tỷ lệ: 50% 
Số câu: 1
Số điểm : 3
Tỷ lệ: 30% 
Số câu: 1
Số điểm : 2
Tỷ lệ: 20% 
Số câu: 3
Số điểm : 10
Tỷ lệ: 100% 
Bước 4:Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
IV. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (3 điểm)
 Em hãy cho biết tại sao Pháp xâm lược Việt Nam?
Câu 2: (2 điểm)
Nhận xét trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867)?
Câu 3: (5 điểm)
Em hãy trình bày nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)?
Bước 5:Xây dựng hướng dẫn chấm.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 1. (3 điểm)
Cần đạt được 3 ý sau (mỗi ý được 1 điểm):
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu (trong đó có Pháp).
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
Câu 2. (2 điểm)
Nhận xét được:
- Triều đình nhà Nguyễn ngăn cản phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh. (1 điểm)
- Do thái độ cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn. (1 điểm)
Câu 3. (5 điểm)
* Nguyên nhân (2 điểm):
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu trang bảo vệ cuộc sống của mình. (1 điểm)
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. (1 điểm)
* Diễn biến (3 điểm)
- Giai đoạn 1884 – 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. (1 điểm)
- Giai đoạn 1893 – 1908, nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. (1 điểm)
- Giai đoạn 1909 – 1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn... ngày 10 – 02 – 1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. (1 điểm)
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn.

File đính kèm:

  • docxde kiem tra 45p su 8 co dap an va ma tran.docx
Giáo án liên quan