Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 41 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp (tiếp)

1/ Mục tiêu

a. Kiến thức : Học sinh cần nắm được

Các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương.mỗi cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng, nhưng các cuộc khởi nghĩa này đều do văn thân, sỹ phu yêu nước lãnh đạo.

- Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nguyên nhân thất bại.

b. Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, đánh giặc của dân tộc.

Trân trọng và kính yêu những anh hùng dân tộc hy sinh về nghĩa lớn.

c. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa.

2/ Chuẩn bị của thầy và trò

a.Thầy: Bản đồ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX và bản đồ các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

b. Trò : Tìm hiểu trước bài ở nhà

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 41 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tộc.
Trân trọng và kính yêu những anh hùng dân tộc hy sinh về nghĩa lớn.
c. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa.
2/ Chuẩn bị của thầy và trò 
a.Thầy: Bản đồ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX và bản đồ các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
b. Trò : Tìm hiểu trước bài ở nhà 
3/ Tiến trình tiết học
* Ổn định tổ chức (1/2’) Kiểm tra sĩ số: 8A: 8B:
a.Kiểm tra bài cũ :( 5’)? Nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phe chủ chiến tại kinh thành Huế năm 1885?
* Đáp án: 
- Nguyên nhân:
+ Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và chủ hoà ngày càng gay gắt
+ Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến 
- Diễn biến: 
- Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm Sứ và đồn Mang cá nhưng thất bại.
- TDP cướp bóc, tàn sát nhân dân vô cùng dã man .
Đặt vấn đề vào bài mới(1/2’): Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu vì sao phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng khắp trung kỳ, bắc kỳ, đây thực sự là một phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta ở những năm cuối thế kỷ XIX, trong phong trào đấu tranh này nổi lên 3 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là Ba Đình, Bãi Sậy , Hương Khê. Chúng ta tìm hiểu cụ thể trong tiết hôm nay.
b. Dạy bài mới 
HS: đọc SGK mục I và hướng dẫn học sinh xem hình 91.
Giáo viên giới thiệu đặc điểm căn cứ Ba Đình.
? Hãy trình bày về căn cứ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
? Quan sát vào lược đồ H91 – hãy miêu tả lại căn cứ Ba Đình
HS: - Bao bọc xung quanh là luỹ tre dày đặc 
Hệ thống hào rộng
Lớp đất thành cao 3m, rộng từ 8-10m. Trên mặt thành nghĩa quân đặt những chiếc rọ tre đựng bùn trộn rơm, phía trong thành có hệ thống giao thông hào...
Những nơi xung yếu có công sự vững chắc 
Các hầm chữ chi 
- Từ ngoài nhìn vào chỉ thấy luỹ tre dày đặc, không thể phát hiện ra hoạt động của nghĩa quân trong căn cứ
 GV vừa dùng lược đồ căn cứ Ba Đình vừa bổ sung kiến thức cho HS.
+ Lý giải tại sao khởi nghĩa mang tên Ba Đình: vì căn cứ chính của khởi nghĩa được xây dựng ở ba làng, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở đình làng này trông thấy đình làng kia.
+ Bổ sung: Căn cứ Ba Đình, là một căn cứ được xây dựng kiên cố, độc đáo khó tiếp cận, vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông, một người Pháp đánh giá “bên trong căn cứ Ba Đình khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và chứng tỏ thành được xây dựng với kỹ thuật rất cao, Từ công sự có thể đánh xiên cạnh sườn bất cứ chỗ nào, và mỗi làng trong ba làng đều có công sự bố trí độc đáo, nếu hai làng bị chiếm thì làng khi vẫn là một pháo đài chiến đấu” 
 ? Lãnh đạo khởi nghĩa là ai?
- Giáo viên minh hoạ thêm về Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
? Thành phần nghĩa quân gồm những ai?
? Hãy trình bày diễn biến, tóm lược của cuộc khởi nghĩa.
HS: - Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ, gây cho Pháp nhiều thiệt hại
? Giặc pháp đã làm gì?
GV: - Pháp tổ chức nhiều cuộc tấn công căn cứ Ba Đình nhưng thất bại.
- Ngày 15/1/1887 quân Pháp tổng tấn công căn cứ, cuộc chiến diễn ra ác liệt –> đêm 20/1/1887 nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao –> 21/1 địch chiếm được căn cứ, các thủ lĩnh bị bắt hoặc tự sát, khởi nghĩa thất bại.
- Kinh nghiệm: Tránh thủ hiểm trở ở một nơi, phải liên lạc với các cuộc khởi nghĩa.
? Nghĩa quân phải đối phó ra sao?
HS: Nghĩa quân phải mở đường máu=> Mã Cao=> miền tây thanh hoá.
Hướng dẫn học sinh xem lược đồ căn cứ Mã Cao H92 SGk
? Quan sát lược đồ, em cho biết điểm mạnh điểm yếu của căn cứ?
( Hiểm yếu phòng thủ tốt. Bị bao vây dễ bị tiêu diệt
GV: Điểm yếu của căn cứ là thủ hiểm ở một chỗ sẽ rất dễ bị cô lập, bị bao vây không thể dùng chiến thuật, chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích. Không cơ động linh hoạt. Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.
- Học sinh đọc mục 2 SGk
? Trình bày về căn cứ Bãi Sậy
Giáo viên miêu tả: Là vùng lau rộng sậy um tùm...
? Lãnh đạo của nghĩa quân là ai?
- Thời kỳ đầu ...Đinh Gia Quế
- Thủ lĩnh cao nhất là: Nguyễn Thiện Thuật
Giáo viên giới thiệu thêm về Nguyễn Thiện Thuật H93.
Ông sinh năm 1844 tại Mĩ Hào Hưng yên,
- 1867 ông đỗ cử nhân.
Ông tập hợp được nhiều đội quân nhỏ, hình thành một phong trào lớn, có quy mô lớn nhất đồng bằng bắc bộ.
? Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra như thế nào?
+ Giai đoạn từ 1885 – 1887 xây dựng căn cứ Bãi Sậy, từ đây toả ra thống kê các tuyến giao thông Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Bắc Ninh, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
- Nghĩa quân phiên chế thành những phân đội nhỏ 10 – 15 người trà trộn vào dân để hoạt động.
+ Giai đoạn từ năm 1888 bước vào chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh Đồng bằng.
- Qua nhiều ngày chiến đấu nghĩa quân đã bị giảm sút nhiều.
- Căn cứ Bãi Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc.
- Năm 1892 những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở Đồng Bằng.
? Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy.
- Khởi nghĩa Ba Đình: Địa thế hiểm yếu, phòng thủ là chủ yếu. Khi bị bao vây tấn công dễ bị dập tắt.
- Khởi nghĩa bãi sậy: Địa bàn rộng lớn...Nghĩa quân dựa vào dân, đánh du kích, đánh vận động, địch kho tiêu diệt.
GV: GV vừa dùng lược đồ Khởi nghĩa Bãi Sậy vừa bổ sung kiên thức về tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ: khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Bãi Sậy phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK...
Giới thiệu về Phan Đình Phùng qua H94
? Em biết gì về Phan Đình Phùng?
? Em có hiểu biết gì về Cao Thắng?
Là dũng tướng trẻ, xuất thân từ nông dân..,
? Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
- Cắn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)
- Địa bàn hoạt động rộng 4 tỉnh Bắc Kỳ
- Giai đoạn 1885 – 1888 chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí (súng trường) tích lương thực,
- Giai đoạn từ 1888 – 1896 bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Từ năm 1889, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng
? Để đối phó với lực lượng nghĩa quân, thực dân Pháp đã làm gì?
HS: - Thực dân Pháp: Tập trung binh lực bao vây cô lập nghĩa quân tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi 
GV: - Từ cuối 1893 lực lượng nghĩa quân bị hao mòn. Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Lu (Thanh Chương) tháng 10/1893.
- Trong một trận đánh ác liệt, Phan Đình Phùng hi sinh 28/12/1895, sang năm 1896 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc –> Khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
GV: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
Cao Thắng đã cùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng ở nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. Vè Quan đình ca ngợi:
“ Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho chí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bằn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe”
1. Khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887) (13’)
a. Căn cứ
- Thuộc huyện Nga Sơn Thanh Hoá
- Là chiến tuyến phòng thủ gồm 3 làng:
+ Thượng Thọ
+ Mậu Thịnh 
+ Mỹ khê 
b. Lãnh đạo 
Phạm Bành, Đinh Công TRáng
c Thành phần nghĩa quân gồm: Người Kinh, Mường, Thái
d. Diễn biến
- Từ 12-1886=>1-1887
- Nghĩa quân cầm cự trong 34 ngày đêm. Đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của giặc 
- Giặc Pháp đã phun dầu thiêu trụi các luỹ tre. Liều chết xông vào triệt hạ và xoá tên 3 làng trên bản đồ hành chính.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy(1883-1892)(10’)
a. Căn cứ.
- Bãi sậy(Hưng yên) là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm. Thuộc các huyện: Văn Lâm, Khoái Châu, Mỹ Hào, Yên Mỹ
b. Lãnh đạo
- Từ 1883-1885 là Đinh Gia Quế
- Từ 1885-1892: Nguyễn Thiện Thuật
c. Diễn biến:
- Từ 1883-1892: Nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích. Đánh vận động 
- Giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại...
- Tuy vậy lực lượng nghĩa quân hao mòn dần 
- 1892: Khởi nghĩa tan rã(Kéo dài gần 10 năm)
3. Khởi nghĩa Hương Khê
(1885-1895)(12’)
a. Lãnh đạo: Phan Đình Phùng 
( 1849-1895) Từng làm quan ngự sử trong triều đình Huế.
- Do cương trực, thẳng thắn , ông bị cách chức và đuổi về quê. 
- Năm 1885: ông chiêu mộ nghĩa quân khởi nghĩa
- Cao thắng: 1564-1893 là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng 
b. Diễn biến:
Giai đoạn 1: 
- Từ 1885-1888: Xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí
Giai đoạn 2: 
- Từ 1888-1895: Nghĩa quân dựa vào núi rừng hiểm trở tiến công địch, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch
- Thực dân Pháp: Tập trung binh lực bao vây cô lập nghĩa quân tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi 
-28-12-1895: Phan Đình Phùng hy sinh, nghĩa quân tan rã.
c. Củng cố, luyện tập(4’)
- Học sinh tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa.
? Tại sao nói cuộc 

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 41.doc
Giáo án liên quan