Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 39 - Bài 25 - Tiết 2 II: Thực dân pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ hai. nhân dân bắc kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức: HS cần nắm được.

- Tại sao năm 1882, thực dân Pháp lại đánh Bắc kì lần thứ hai ?

- Nội dung của Hiệp ước Hai Măng 1883 và Hiệp ước Patơ nốt 1884.

- Trong quá trình thực dân Pháp XL VN, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình mang nặng tư tưởng “chủn hòa” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta đã rơi vào tay Pháp.

c. Kĩ năng.

- Sử dụng bản đồ, tường thuật các trận đánh trên bản đồ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 7980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 39 - Bài 25 - Tiết 2 II: Thực dân pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ hai. nhân dân bắc kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1883 và Hiệp ước Patơ nốt 1884.
- Trong quá trình thực dân Pháp XL VN, nhân dân kiên quyết kháng chiến tới cùng, triều đình mang nặng tư tưởng “chủn hòa” không vận động tổ chức nhân dân kháng chiến nên nước ta đã rơi vào tay Pháp.
c. Kĩ năng.
- Sử dụng bản đồ, tường thuật các trận đánh trên bản đồ.
b. Thái độ: 
- Giáo dục các em lòng yêu nước, trân trọng những chiến tích chống giặc của cho ông ta, tôn kính những anh hùng dân tộc hy sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn tri Phương, Hoàng Diệu.
- Căm ghét thực dân cướp nước và triều định phong kiến đầu hàng.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. GV:- Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Bản đồ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
b. HS: Đọc trước sgk ở nhà 
3. Tiến trình bài dạy
*. Ổn định tổ chức: 
 8A : 
 8B:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ?
Nhận xét của em về triều đình Huế lúc đó ?
- Triều đình Huế mù quáng, không biết chớp thời cơ thắng lợi của cuộc chiến đấu của nhân dân để tấn công Pháp mà chỉ lợi dụng chiến thắng của nhân dân để mặc cả, thương lượng.
* Đặt vấn đề vào bài mới 
Sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), phong trào kháng chiến của quần chúng lên mạnh, trong khi triều đình Huế lúng túng để ổn định tình hình trong nước, thì ở Pháp tình hình có nhiều thay đổi thúc đẩy Pháp cần phải nhanh chóng chiếm lấy Bắc kì và toàn quốcThực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai và Thuận An, buộc triều đình Huế đầu hàng, phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc kì tiếp tục. Tất cả tình hình trên diễn ra như thế nào ?
b. Bài mới	
 ? Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai như thế nào ?
GV: Hướng dẫn HS đọc mục (1) từ đầu -> xâm chiếm bằng được.
HS: 1 em đọc SGK 
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882).
GV ? Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1874, triều đình có đề phòng nhưng không thật tích cực, trong một số trường hợp còn tạo điều kiện để Pháp chuẩn bị mở rộng xâm lăng. Kinh tế quốc phòng trong 10 năm không được cải thiện, ngược lại càng suy yếu.?
* Tình hình nước ta trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882).
GV ? Tại sao phải gần 10 năm thực dân Pháp mới đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai ?
HS: Trả lời 
- Tư bản Pháp đang phát triển mạnh 
GV: Bổ sung và khái quát kết luận: CNTB Pháp phát triển mạnh, nhu cầu về thị trường và thuộc địa trở thành đường lối chung của TB Phápcòn triều đình Huế càng tỏ ra suy yếu hèn tạo điều kiện cho Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai:
* Tình hình nước Pháp.
Tư Bản Pháp đang phát triển cần nguồn tài nguyên và khoáng sản 
-> Pháp quyết đánh chiếm Bắc kì.
? Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai ?
HS: Trả lời 
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874. HS khác bổ sung.
GV: Bổ sung thêm: Năm 1882, Pháp tìm cớ gây sự ở Bắc kì, vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874: Dùng quân Lưu Vĩnh Phúc để ngăn cản việc đi lại trên sông Hồng của chúng, tiếp tục cấm đạo và giao thiệp với nhà Thanh.
- Sau đó GV trình bày chiến sự ở Hà Nội.
- Nêu câu hỏi, tổ chức HS thảo luận nhóm: trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Triều đình đã tăng cường phòng thủ trong ngoài phối hợp. Một số người chủ trương trình triều đình kế sách chiến đấu lâu dài dựa vào rừng núi nhưng không được chấp nhận:
GV: Giới thiệu Hoàng Diệu qua ảnh chân dung.
? Sau khi thành Hà nội thất thủ, thái độ của triều đình Huế ra sao? hậu quả như thế nào ?
- Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết ới Pháp.
- Ra lệnh cho quân ta phải rút lên miền núi.
-> Quân Thanh ào ạt kéo vào nước ta , chiếm đóng nhiều nơi.
+ Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định à một số nơi khác.
* Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai:
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 và tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh -> 25.4.1882 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Chiến sự : 
+ Ngày 25-4-1882 Ri- i-e gửi tối hậu thư đòi tổng đốc Hoàng Diệu nộp khí giới và nộp thành không điều kiện.
+ Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ.
 HS Tìm hiểu tinh thần khánh chiến anh dũng của nhân dân Bắc kì.
Gv: Hướng dẫn HS theo dõi SGK và nêu câu hỏi: 
? Tinh thần đánh Pháp của nhân dân HN và các tỉnh đồng bằng Bắc kì thể hiện như thế nào ?
HS: Trả lời 
- Nhân dân đã chủ động đánh Pháp, tích cực phối hợp với quân Triều đình đánh giặc bằng mọi hình thức
? Tại sao lần này Pháp không nhượng bộ triều đình sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy (1883)?.
HS: Trả lời 
- Cuộc xâm lăng lần này của Pháp là quyết tâm và chính sách của Chính phủ thực dân Pháp.
- Vua Tự Đức qua đời -> tình hình triều đinh Huế càng thêm khó khăn
2. Nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng chiến: 
* Tại Hà nội: Nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình chống giặc 
* Tại các địa phương:
- Nhân dân tiếp tục đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy chống Pháp 
- Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây kéo về áp sát địch trong thành Hà Nội 
- Ri- Vi- e hoảng sợ phải rút quân từ Nam Định về Hà Nội
- Quân ta lập nên chiến thắng cầu Giấy lần II ( 19-5-1883) Ri- Vi- e bị giết
+ Pháp định rút chạy khỏi Hà nội và một số nơi 
+ Triều đình chủ trương thương lượng với Pháp 
+ Pháp: Quyết định tấn công Thuận An buộc triều đình Huế đầu hàng 
 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt, nhà nước phong kiến Việt nam sụp đổ ( 1884)
- GV dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giới thiệu về cửa biển Thuận An: cách kinh đô Huế khoảng 20 Km, từ cửa biển có thể theo dọc sông Hương đánh thốc lên Huế, đây là một vị trí phòng thủ trọng yếu của Huế, được mệnh danh là cổ họng của kinh thành Huế, mất Thuận An coi như mất Huế.
- HS theo dõi lược đồ, thấy được vị trí quan trọng của Thuận An đối với Huế.
- GV giảng giải: trước thái độ ảo tưởng của triều đình Huế thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm xâm lược toàn bộ Việt Nam. Nhân cái chết của Rivie thực dân Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thủ”, vạch ra kế hoạch đánh chiếm kinh đô buộc triều Nguyễn đầu hàng.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được hoàn cảnh lịch sử và quá trình Pháp đánh chiếm Thuận An.
- HS theo dõi SGK trình bày trước lớp.
+ Nhân lúc Tự Đức qua đời (17/7/1883) Triều đình còn đang bận rộn chọn người kế vị (vì Tự Đức không có con) thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế.
+ Ngày 18/8/1883 hạm đội Pháp do đô đốc Cuốc-bê chỉ huy đã tiến vào cửa Thuận An “Cổ họng kinh đô huế”. Cuốc-bê gửi tối hậu thư đòi triều đình phải giao toàn bộ các pháo đài trong vòng 2 giờ. Đến 4 giờ chiều hôm đó Pháp nổ súng công phá các pháo đài ở Thuận An trong 2 ngày đêm. Chiều ngày 20/8/1873 Pháp đổ bộ lên bờ, quân ta chống trả quyết liệt, các trấn thủ Thuận An như Lê Sỹ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành, Nguyễn Trung và nhiều binh sĩ vô danh khác đã hi sinh trong chiến đấu. Tối 20/8/1873, Pháp làm chủ được các pháo đài ở Thuận An, sau đó buộc nhà Nguyễn ký những hiệp ước đầu hàng.
GV: + Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, cử đại diện là Nguyễn Văn Tường xuống Thuận An xin đình chiến. Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình, Cao uỷ Pháp Hác-măng (đại diện cao cấp của Pháp) đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới. Triều đình Huế cử Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đứng ra thương thuyết, ngày 25/8/1883 Hác-măng đưa ra bản Hiệp ước mới buộc triều đình Huế phải kí kết.
? Nội dung cơ bản của hiệp ước Hác Măng 
 GV dẫn dắt: Kí hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế coi như đã phản bội lại nhân dân cả nước, mặc dù vậy quân dân ngoài Bắc vẫn quyết tâm kháng chiến đến cùng. Lệnh triệt binh của triều đình không ai nghe theo, nhiều trung tâm kháng chiến vẫn tiếp tục hình thành, các toán nghĩa binh do các quan lại chủ chiến đã phối hợp với các lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp quấy đảo, tiến cộng quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại. Tháng 12/1883 Pháp buộc phải tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại đồng thời tiến hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh, Chính phủ Pháp đã cử Patơnốt sang Việt Nam và cùng triều đình Huế ký một hiệp ước mới vào ngày 6/6/1884. Nội dung chủ yếu như Hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh ở phía Bắc là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo Hiệp ước Hác-măng thì Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì, còn Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kì). Nhà Nguyễn chỉ kiểm soát từ Đèo Ngang (phía Bắc) đến Khánh Hoà (phía Nam).
a Thực dân Pháp công Thuận An 
+ Chiều 18-8-1883 TDP tấn công dữ dội Thuận An.
+20-8-1883 Quân Pháp chiếm Thuận An, triều đình hoảng hốt xin đình chiến và chấp nhận ký hiệp ước Hác Măng.
b. Hiệp ước Hác Măng 
* Nội dung 
+Triều đình chính thức thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp.
+ Thu hẹp địa giới quản lý của triều đình ( chỉ còn trung kỳ )
+ Quyền ngoại giao do Pháp nắm 
+ TĐ phải rút quân từ bắc kỳ về trung kỳ
* Hậu quả 
+ Phong trào kháng chiến của nhân dân lên mạnh.
+ Phe chủ chiến trong triều hình thành và hoạt động mạnh hơn 
c- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6.6.1864) 
 * Lý do ký.
- Pháp muốn xoa dịu tình hình .
- Chấm dứt vai trò nhà Thanh ở Bắc kỳ 
- Nhà nguyễn chính thức đầu hàng TDP về mặt pháp lý 
? Nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt ?
HS : Dựa vào SGK trả lời 
* Nội dung
- Căn bản giống hiệp ước Hác Măng 
- Sửa đổi địa giới trung kỳ 
GV: Chỉ rõ trên bản đồ rang giới khu vực của nhà Nguyễn theo Hiệp ước Hác- Măng.
- Mặc dù Hiệp ước kí kết nhưng phong trào kháng chiến ở Bắc kì vẫn bùng nổ dữ dội
- Hướng dẫn tìm hiểu Hiệp ước Pa-tơ-nốt 
? Việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước pa-tơ-nốt dẫn tới hậu quả như thế nào ?
HS: Trả lời 
GV: Kết luận:
Với hiệp ước 1884, triều đình phong kiến VN đã mất vai trò Lịch sử. Với Hiệp ước này đã kết thúc quá trình đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế.
+ chấm dứt sự tồn tại của nhà nước PK VN với tư cách độc lập
 -> nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
c. Củng cố, luyện tập 
- GV: Khái quát bài giảng.
Bài tập. Hãy điền vào chỗ.những nội dung còn thiếu để hoàn thành bảng niên biểu về những sự kiện lịch sử Việt Nam.
Thời gian
Nội dung cơ bản
Kết quả
20/11/1873
21/12/1873
15/3/1874
4/1882
19/5/1883
7/1883
8/1883
1883 - 1884
d. Hướng dẫn, dặn dò, ra bài tập:
- Họ

File đính kèm:

  • docTiết 39.doc