Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 29 - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á

1 .Mục tiêu bài học:

a.Kiến thức:

- Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu á trong những năm 1918-1939. Cách mạng Trung Quốc (1919-1939) diễn ra như thế nào?

- Nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á.

c.Kĩ năng :

- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử.

- Biết cách khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để nhận biết bản chất của sự kiện lịch sử.

 b.Thái độ:

- Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc của các nước ở khu vực Đông Nam á.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 29 - Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tộc ở Châu á trong những năm 1918-1939. Cách mạng Trung Quốc (1919-1939) diễn ra như thế nào?
Nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á.
c.Kĩ năng :
Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử.
Biết cách khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để nhận biết bản chất của sự kiện lịch sử.
 b.Thái độ:
Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc của các nước ở khu vực Đông Nam á.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a . Thầy :
Lược đồ Châu á
Lược đồ Đông Nam á.
Tranh ảnh và tài liệu liên quan đến tiết dạy.
b. Trò .Đọc trước bài trong SGK 
3. Tiến trình bài dạy
 * ổn định lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
? Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản Như thế nào ? Nhật bản đã thoát khỏi khủng bằng cách nào ?
* đáp án 
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng 1 đòn nặng nề vào nền kinh tế nhật Bản : Từ 1929-1931 công nghiệp giảm 32,5% , ngoại thương giảm 80% , 3 triệu người thất nghiệp , phong trào đấu tranh của quần chúng lên mạnh . (5đ)
- Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng , giới cầm quyền tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước , gây chiến tranh xâm lược , bành trướng ra bên ngoài (5đ)
II. dạy bài mới 
* Giới thiệu bài mới:Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc và sự thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của phong trào cách mạng Châu á. Phong trào lên cao, lan rộng ở toàn châu lục, có nhiều nét chung, đồng thời nổi lên những đặc điểm của mỗi nước, mỗi khu vực như ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam á. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu về phong trào dân tộc ở Châu á (1918-1939) diễn ra như thế nào qua bài 20.
H
?
H
T
?
H
?
H
T
?
H
T
T
?
H
?
?
H
T
?
H
T
H
?
H
?
H
T
T
?
H
T
?
H
T
T
( đọc SGk phần 1)
Em hãy nêu hoàn cảnh mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu á ?
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga 
- Chiến tranh TG thứ nhất kết thúc , nhân dân các nước thuộc địa rất cực khổ , họ đã vùng lên đấu tranh với khí thế mới 
-( Sử dụng lược đồ phong trào độc lập dân tộc ở châu Á )
- phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực: Đông bắc Á , Đông nam Á , Nam á và tây á , tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc , Ấn độ , Việt nam và In-đô-nê-xi-a 
- Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho phong trào cách mạng chống đế quốc , chống phong kiến ở châu Á . cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ ( 1921-1924) giành được thắng lợi , đưa đến việc thành lập nước Dân chủ nhân dân Mông cổ Phong trào đấu tranh của nhân dân Việt nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước 
Em hãy cho biết phạm vi của phong trào diễn ra như thế nào ? tiêu biểu ở đâu ?
Lan rộng các khu vực In-đô-nê-xi-a .
Cách mạng Trung Quốc có gì mới ?
Phong trào Ngũ tứ ( 4-5-1919) mở đầu thời kỳ cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc do đảng cộng sản lãnh đạo .
Ngũ tứ tức là thời gian diễn ra phong trào ( tiếng Trung Quốc viết tháng trước ngày )
cách mạng Mông Cổ có gì mới ?
Cuộc cách mạng Mông Cổ ( 1921-1924) giành thắng lợi , nước cộng hoà nhân dân Mông Cổ thành lập.
Cách mạng Mông Cổ giành được thắng lợi là do được sự giúp đỡ của đảng Bôn -sê-vích nga và chính phủ nga Xô Viết
- Ở Đông Nam Á ( chỉ lược đồ ) Phong trào đấu tranh giành độc lập lan rộng khắp các nước .
Phong trào cách mạng ở Ấn Độ có gì mới ?
Nhiều cuộc bãi công lớn của công nhân và khởi nghĩa vũ trang của nhân dân tẩy chay hàng Anh, phát triển kinh tế dân tộc .
Phong trào cách mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ ra sao ?
- chiến tranh GPDT ở thổ nhĩ kỳ ( 1919-1922) Thắng lợi .
- Nước Cộng hoà thổ nhĩ kỳ ra đời .
Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt nam phát triển như thế nào ?
Phong trào cách mạng ở Việt nam phát triển mạnh toàn quốc .
Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu á phát triển mạnh với những đặc điểm riêng .
+ Trung Quốc , Việt nam , mông Cổ , thổ Nhĩ Kỳ dùng phương pháp bạo lực cách mạng .
+ Ấn độ kết hợp đấu tranh bạo lực với ôn hoà 
- Tuy vậy phong trào ở các nước đều có mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc.
Em hãy nêu kết quả nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong thời gian này ? nét mới của phong trào là gì ?
- Trong phong trào , giai cấp công nhân các nước tham gia tích cực .
- Đảng cộng sản các nước châu á lần lượt ra đời .
Nét mới nhất của phong trào cách mạng châu Á (1918-1939) là :
+ Giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng.
+ Công nhân , nông dân tham gia đông đảo 
+ Đảng cộng sản các nước giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ( đảng CSVN ra đời 3-2-1930)
( Đọc sgk từ đầu đến “ đảng cộng sản TQ thành lập”
( Thảo luận nhóm ) Phong trào Ngũ Tứ nhằm mục đích gì ? thành phần tham gia , nội dung đấu tranh và tác dụng của phong trào đối với cách mạng GPDT ở trung Quốc ?
+ Mục đích : chống lại âm mưu xâu xé trung quốc của các nước đế quốc .
+ Thành phần : Lúc đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước bắc kinh , sau lan rộng ra cả nước , lôi cuốn đông đảo công nhân , nông dân , trí thức yêu nước tham gia , lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân 
+ Nội dung đấu tranh : khẩu hiệu đấu tranh là “ TQ của người TQ ” “ Phế bỏ điều ước 21 điều ” tức là kiên quyết đánh đổ đế quốc , giành độc lập dân tộc.
+ Tác dụng : Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống đế quốc , phong kiến , từ đó , chủ nghĩa Mác - Lê nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Tháng 7-1921 đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
Từ khi đảng cộng sản Trung Quốc thành lập và lãnh đạo đấu tranh , phong trào CM Trung Quốc bước sang thời kỳ mới .
Phong trào CM trung Quốc phát triển như thế nào trong những năm 1926-1927?
trong những năm 1926-1927ở trong nước .
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , các nước đế quốc tăng cường áp bức , bóc lột nhân dân Trung Quốc và xúi dục bọn quân phiệt gây nội chiến ở liêu ninh , nhiệt hà , hà bắc , Sơn Đông , Giang tô , Triết giang , Hồ bắc . cho nên yêu cầu cấp bách của cách mạng là phải tiêu diệt bọn quân phiệt .
- Tháng 7-1926 cuộc chiến tranh tiêu diệt bọn quân phiệt phương bắc bắt đầu ( thường gọi là chiến tranh Bắc phạt )
- 22-3-1927 quân cách mạng đã tiến vào giải phóng Thượng Hải .
- 24-3-1927 quân bắc phạt chiếm nam Kinh , các đế quốc Anh , Mĩ, Pháp, Nhật, Ý can thiệp trắng trợn vào trung Quốc.
trong khi chiến tranh cách mạng đang giành được thắng lợi to lớn thì thế lực cực hữu trong quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đã phản bội , lập nên một chính quyền phản động mới ở nam kinh . tháng 7-1927 chiến tranh cách mạng chấm dứt , mọi thành quả cách mạng rơi vào tay phái quốc dân đảng phản động tưởng Giới thạch.
Trong những năm 1927-1937 cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào ?
trong thời gian này  tư sản và đế quốc ở trung Quốc .
Lực lượng cách mạng đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn ,nhưng trong cuộc vây quét lớn của Tưởng giới thạch (1933-1934) do nội bộ đảng không thống nhất và do thực hiện đường lối quân sự sai lầm ( chỉ nặng về rút lui phòng ngự ) hầu hết các khu căn cứ cách mạng đều bị mất và lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề , Tháng 10-1934 quân đội cách mạng buộc phải phá vây rút lui lên phía bắc lập căn cứ ( thường gọi là cuộc Vạn Lý trường chinh)
Năm 1937 trước nguy cơ xâm lược của Nhật bản, cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào?( H khá )
- Tháng 7-1937 trước nguy cơ xâm lược của Nhật Bản , đảng cộng sản chủ động yêu cầu Quốc Dân đảng đình chỉ nội chiến , cùng hợp tác chống Nhật, thời kỳ quốc cộng hợp tác để cùng nhau kháng chiến chống Nhật bản xâm lược.
- Trước áp lực đấu tranh của nhân dân ,9-1937 Quốc dân đảng buộc phải hợp tác với đảng cộng sản thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật.
( TK bài ) từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất , do ảnh hưởng của cách mạng XHCN tháng mười Nga và do nhân dân thuộc địa cực khổ do các nước chính quốc tăng cường bóc lột thuộc địa để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh , phong trào đấu tranh giành ĐLDT ở châu á lại bùng nổ mạnh mẽ.
- Ở trung Quốc phong trào Ngũ tứ bùng nổ ( 4-5-1919)
- Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập (7-1921)
+ Năm 1926-1927: Tiến hành chiến tranh cách mạng đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.
+ 1927-1937 : Tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch .
+ từ 7-1937 : cách mạng chuyển sang thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác để chống phát xít Nhật 
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á , Cách mạng trung quốc trong những năm 1919-1939
1. Những nét chung (15’)
a . Nguyên nhân : Nhân dân thuộc địa cực khổ do các nước chính quốc tăng cường bóc lột thuộc địa để phát triển kinh tế 
b . Diễn biến 
+ Phong trào phát triển mạnh mẽ khắp châu Á 
+ Điển hình : Trung Quốc, Ấn độ, Việt nam, In-đô-nê-xi-a .
+ phong trào Ngũ Tứ ở trung Quốc.
- Cách mạng của nhân dân mông Cổ giành thắng lợi (1921-1924)
- Ở Ấn Độ : Đảng Quốc Đại của Ma-hát Ma gan đi đã đấu tranh chống Anh độc quyền , phát triển kinh tế dân tộc .
- Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ ( 1919-1922)
- Phong trào giành độc lập ở Việt nam phát triển mạnh mẽ.
c . Kết quả 
- giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập .
- Đảng cộng sản các nước gia đời 
2. Cách mạng trung Quốc trong những năm 1919-1939 (20’)
- Phong trào Ngũ tứ ( 4-5-1919)-> Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển , từ đó chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc.
- 7-1921 đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.
- 1926-1927 : tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt .
- 1927-1937 Nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến tranh cách mạng chống tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch.
- Tháng 7-1937 cách mạng chuyển sang thời kỳ Quốc- Cộng hợp tác để cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược 
* củng cố, luyện tập : (5’)
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất , phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ ?
Đáp án 
- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga .
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước chính quốc tăng cường bóc lột thuộc địa để phục 

File đính kèm:

  • docsử 8 tiết 29.doc