Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Sau bài học học sinh có khả năng:

 - Trình bày được thành tựu trong lĩnh vực khoa học: Vật lý, Hóa học, Sinh học và tiến bộ kỹ thuật cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu đó đến sản xuất và đời sống con người.

- Trình bày được cơ sở hình thành; 3 hình thức tổ chức độc quyền ở các nước tư bản cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

- Giải thích được khái niệm: Đế quốc chủ nghĩa (giai đoạn), tổ chức độc quyền, tư bản tài chính.

- Liên hệ với Lịch sử Việt Nam giai đoạn này và nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa của đế quốc Pháp ở Việt Nam.

 

doc12 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy:
BÀI 34 – CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN 
ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
 Sau bài học học sinh có khả năng:
 - Trình bày được thành tựu trong lĩnh vực khoa học: Vật lý, Hóa học, Sinh học và tiến bộ kỹ thuật cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu đó đến sản xuất và đời sống con người.
- Trình bày được cơ sở hình thành; 3 hình thức tổ chức độc quyền ở các nước tư bản cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
- Giải thích được khái niệm: Đế quốc chủ nghĩa (giai đoạn), tổ chức độc quyền, tư bản tài chính. 
- Liên hệ với Lịch sử Việt Nam giai đoạn này và nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa của đế quốc Pháp ở Việt Nam. 
2. Thái  độ
- Giáo dục học sinh thái độ: Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh khoa học trong việc khám phá năng lượng vô tận của thiên nhiên, phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống.
3. Kỹ  năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng khai thác, sử dụng tranh ảnh và sơ đồ. 
B. Học liệu và phương tiện dạy học
1. Học liệu
- Nguyễn Thị Thạch, Thiết kế bài giảng Lịch sử 10 – tập II (tr158- 166), NXB Hà Nội – 2006.
- Nguyễn Xuân Trường – Trần Thái Hà, Tư liệu dạy và học môn Lịch sử 10 (tr209 – 212), (chương trình chuẩn và nâng cao), NXB Hà Nội – 2007. 
- Phan Ngọc Liên (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà  Nội – 2007.
2. Phương tiện
- Video clip về các thành tựu khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
- Phiếu học tập (Nhóm/Cá nhân) 
- Phiếu đánh giá phần trình bày nhóm
- Bài trình chiếu trên Powerpoint
- Máy tính và máy chiếu
C.  Chuẩn bị của học sinh  
- Đọc phần 1, sách giáo khoa (tr.170-172).
D. Dự kiến triển khai hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài học (1 phút)
GV giới thiệu 2 câu hỏi định hướng của bài học
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có những thành tựu khoa học kỹ thuật nào? Ý nghĩa của những thành tựu đó đối với đời sống con người?
Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản nào?
2. Tiến trình bài học
Hoạt động giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cơ  bản
1. Làm việc nhóm
* Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Hoàn thành sơ đồ tổng kết về những thành tựu trong lĩnh vực Vật lý cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. (Phụ lục 1)
- Nhóm 2: Hoàn thành bài tập tổng kết về những thành tựu trong lĩnh vực hóa học và sinh học cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XIX (phụ lục 2) 
 - Nhóm 3: Hoàn thành sơ đồ tổng kết những tiến bộ về kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ thứ XX (phụ lục 3)
-Giáo viên: phát phiếu đánh giá cho các nhóm
* Hoạt động nhóm:
- Xem video clip về các thành tựu khoa học, kĩ thuật
- Chuẩn bị bài trình bày 
- Trình bày trước lớp (các nhóm khác bổ sung, nhận xét và đánh giá)
2. Vấn đáp
Học sinh trả lời câu hỏi:
Những thành tựu khoa học kỹ thuật trên có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của CNTB và tiến trình lịch sử nhân loại?
3. Vấn đáp
Học sinh trả lời câu hỏi:
Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền?
4. Tổng kết
 Giáo viên tổng kết: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền là dấu hiệu quan trọng đánh dấu bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 
- Giáo viên: phát phiếu tài liệu tham khảo cho học sinh (phụ lục 4)
5. Đọc tài liệu tham khảo
- Học sinh đọc tài liệu, tìm hiểu thêm về đặc điểm của các tổ chức độc quyền, nhận xét về sự khác nhau trong mức độ độc quyền của 3 hình thức tổ chức độc quyền. 
6. Vấn đáp:
GV hướng dẫn học sinh giải thích khái niệm: tổ chức độc quyền, tư bản tài chính
* Giáo viên: phân tích mở rộng về hoạt động của tư bản tài chính:
- Cho vay lấy lãi nặng, tham gia hoạt động của các xí nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu tư bản. 
- Có hai hình thức xuất khẩu tư bản:
+ Xuất khẩu tư bản trong sản xuất kinh doanh (đầu tư trực tiếp).
+ Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp) 
+  Các nước kém phát triển hoặc thuộc địa là đối tượng của hoạt động xuất khẩu tư bản.
+ Mục đích: Khai thác nguồn nguyên liệu sử dụng nhân công rẻ mạt  hoặc đem cho vay để thu về nhiều lãi.
7. Vấn đáp
Liên hệ với Lịch sử Việt Nam giai đoạn này, nhận xét về chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam? 
1. Những thành tựu khoa học – kỹ thuật cuối thế  kỷ XIX – đầu thế  kỷ XX 
a. Trong lĩnh vực Vật Lý:
- Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm (Đức), G.Jun (Anh), Len – xơ (Nga) mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
- Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri-Béc-sơ-ren (Pháp), Ma-ri-Quy-ri (Pháp) đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.
- Rơ-đơ-pho (Anh) có bước tiến bộ vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.
- Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học. 
b. Trong lĩnh vực hóa học:
+ Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép (Nga) đã đặt cơ sở cho sự phân hạng của các nguyên tố Hóa học. 
c. Trong lĩnh vực Sinh học:
+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền.
+ Phát minh của Lu-i Pa-xtơ  (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.
+ Páp-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của  động vật và con người. 
d. Kỹ thuật
- Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Béc-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện đực sử dụng để cung cấp điện năng
- Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nguyên liệu mới cho giao thông vận tải. 
- Công nghiệp hóa học ra đời.
- Phát minh ra máy điện tín giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh. 
- Phát minh ra động cơ đốt trong. Ô tô được đưa vào sử dụng.
- Ngành hàng không ra đời – Năm 1903 hai anh em người mỹ đã chế tạo ra máy bay đầu tiên chạy bằng động cơ xăng.
* Ý nghĩa
- Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến quan trọng mới của CNTB ở giai đoạn này.
+ Công nghiệp: Mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, sản lượng tăng nhanh chóng.
+ Nông nghiệp: Nhờ  sử dụng máy kéo, máy gặt, máy đập; phương pháp canh tác được cải tiến; chế độ luân canh thay thế dần chế độ hưu canh phong kiến; việc sử dụng phân bón hóa học đã làm cho năng suất cây trồng tăng cao.
- Góp phần giải phóng sức lao động của con người
2. Sự hình thành các tổ chức  độc quyền
a. Cơ sở hình thành
- Nhờ việc ứng dụng nguồn năng lượng mới và các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến tập trung nguồn vốn lớn.
- Do tác động cạnh tranh trên thị trường (sự chi phối của quy luật cạnh tranh).
b. Biểu hiện
- Công nghiệp: Có 3 hình thức tổ chức độc quyền:
+ Các-ten hình thức tổ  chức độc quyền ở mức độ thấp (Pháp và Đức)
+ Xanh-đi-ca là hình thức tổ chức độc quyền ở mức  độ cao hơn (Pháp và Đức) 
+ Tơ-rớt là hình thức tổ chức độc quyền ở mức độ cao nhất có phổ biến ở Mĩ (ví dụ: tơ rớt dầu lửa của Rốc – phe – lơ). 
- Ngân hàng: Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh. 
- Tư bản tài chính là sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Trong đó quyền lực cao nhất là là tầng lớp đầu sỏ tài chính. Ví dụ: “vua dầu lửa” Rốc-phe-Lơ, “vua thép” Móoc-gan, “vua ô tô” Pho 
c. Hệ quả
- Các tổ chức độc quyền chi phối đời sống kinh tế, chính trị xã hội các nước đế quốc
- Chính sách của các nước đế quốc:
Chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân trong nước-> tư sản>< vô sản
Chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa, dẫn đến: đế quốc >< đế quốc 
      3. Sơ kết bài học 
      - Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tổng kết về những đặc trưng cơ bản của giai đoạn đế quốc chủ  nghĩa (giáo viên phát phiếu học tập- phụ lục 5).
PHỤ LỤC 1
SƠ ĐỒ TỔNG KẾT THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC VẬT LÝ
1. Phát minh về điện của G.Ôm (Đức),G.Jun (Anh),Len-xơ (Nga)
4. Phát minh về tia X của Rơn-ghen (Đức) 
VẬT LÍ
3. Công trình nghiên cứu cấu trúc vật chất của Rơ-đơ-pho
2. Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri-bec-sơ-ren (Pháp), Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri (Pháp)
PHỤ LỤC 2
TỔNG KẾT THÀNH TỰU TRONG LĨNH VỰC HÓA HỌC, 
 SINH HỌC
Hóa học: định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép(Nga)
2.Sinh học:
SINH
 HỌC
1. Học thuyết Đác-uyn (Anh) về sự tiến hóa và di truyền.
3. Páp-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của  động vật và con người. 
2. Lu-i Pa-xtơ  (Pháp) chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.
PHỤ LỤC 3
SƠ ĐỒ TỔNG KẾT NHỮNG TIẾN BỘ VỀ KỸ THUẬT
1. Kĩ thuật luyện kim đựoc cải tiến làm cho thép được sử dụng rộng rãi
 TIẾN BỘ
 VỀ KỸ
 THUẬT
7. Máy móc: máy kéo, máy gặt,được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
2. Dầu hỏa trở thàng nguồn nhiên liệu cho thắp sáng và giao thông
6. Nghành hàng không ra đời với việc chế tạo ra máy bay đầu tiên
3. Công nghiệp hóa học ra đời phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp
4. Phát minh ra máy điện tín giúp cho liên lạc đựợc xa và nhanh
5. Phát minh ra động cơ đốt trong nên đưa ô tô vào sử dụng
     PHỤ LỤC 4
     ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN
Các hình thức độc quyền
Đặc điểm
1.Các-ten
- Là một hình thức tổ chức độc quyền, trong đó mỗi thành viên phải tuân thủ những quy định thống nhất về điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thuê mướn công nhân. Tuy mỗi thành viên có ban lãnh đạo riêng, sản xuất và buôn bán độc lập.
2.Xanh-đi-ca
- Là một hình thức tổ chức liên hợp công ty độc quyền của bọn  đế quốc. Các xí nghiêp Xanh-đi-ca thỏa thuận với nhau về lĩnh vực sản xuất chi phối nhau trong cạnh tranh.
3. Tơ-rớt
- Là một hình thức liên hợp tư bản lũng đoạn nổi tiếng ở Mĩ  từ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ  XX, trong đó các xí nghiệp tư bản tham gia không còn độc lập kinh doanh mà phải chấp hành mệnh lệnh của ban lãnh đạo Tơ rớt do bọn trùm tư  bản tài phiệt lập ra.
PHỤ LỤC 5
PHIẾU HỌC TẬP
Họ tên:
 	Lớp:
Hoàn thành bảng thông tin trống dưới đây:
Chủ đề: Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Kinh tế
Chính trị
Xã hội
+ Công nghiệp:
+ Ngân hàng
+ Đối nội: 
+ Đối ngoại:

File đính kèm:

  • docgiaoanthi_Huong.doc