Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

I / cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

 1 Mục tiêu

a / Kiến thức : Giúp học sinh

-Biết được các chính sách chính trị ,kinh tế ,văn hoá ,giáo dục của thực dân Pháp, qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam .

-Sự biến đổi trong bộ máy nhà nước thực dân và nền kinh tế ,văn hoá ,giáo dục ở nước ta đầu thế kỷ XX .

b / Tư tưởng

-Hiểu được âm mưu và dã tâm của thực dân pháp .

 c / Kỹ năng

-Sử dụng bản đồ

- Quan sát tranh ảnh ,rút ra nhận xét .

 2 / chuẩn bị

a/ thầy :-Bản đồ liên bang Đông Dương thuộc Pháp .

 -Tranh ảnh liên quan đến bài học :nhà máy ,trường học .đầu thế kỷ XX

b / Học sinh : Tài liệu văn học ,sử học có liên quan đến những nội dung SGK đề cập tới .

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 14633 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy : dạy lớp 8A
Ngày dạy : .dạy lớp 8B
Tiết 47 :	chương II
XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918
Bài 29 
CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I / cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
 1 Mục tiêu 
a / Kiến thức : Giúp học sinh 
-Biết được các chính sách chính trị ,kinh tế ,văn hoá ,giáo dục của thực dân Pháp, qua đó hiểu được mục đích và phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân pháp ở Việt Nam .
-Sự biến đổi trong bộ máy nhà nước thực dân và nền kinh tế ,văn hoá ,giáo dục ở nước ta đầu thế kỷ XX .
b / Tư tưởng 
-Hiểu được âm mưu và dã tâm của thực dân pháp .
 c / Kỹ năng 
-Sử dụng bản đồ 
- Quan sát tranh ảnh ,rút ra nhận xét .
 2 / chuẩn bị 
a/ thầy :-Bản đồ liên bang Đông Dương thuộc Pháp .
 -Tranh ảnh liên quan đến bài học :nhà máy ,trường học ...đầu thế kỷ XX 
b / Học sinh : Tài liệu văn học ,sử học có liên quan đến những nội dung SGK đề cập tới .
 3. Tiến trình tiết dạy
* / Ổn định tổ chức :(1’) Kiểm tra sĩ số :8A: 8B: 
a / kiểm tra bài cũ :? Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX không thực hiện được ?
* /Đáp án :
 -Các đề nghị mang tính chất lẻ tẻ ,rời rạc ,chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại .
-Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã không chấp nhận ,từ chối mọi sự cải cách .
*/Đặt vấn đề vào bài mới: từ năm 1897 thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự ,chúng bắt tay ngay vào công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng ,cũng như Đông Dương nói chung 1 cách quy mô. cuộc khai thác này đã gây ra những chuyển biến về kinh tế ,xã hội Việt Nam ,cụ thể chúng ta tìm hiểu trong tiết hôm nay .
b / Dạy bài mới 
T
H
?
T
?
H
T
T
H
?
H
T
?
H
T
?
H
?
?
H
T
?
H
?
H
T
?
H
T
?
H
T
H
T
?
H
?
H
T
T
( Giải thích tại sao đây gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất )
-Để phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công cuộc khai thác ,thực dân Pháp bắt tay ngay vào củng cố bộ máy hành chính cai trị chặt 
chẽ ,chúng ta tìm hiểu phần 1 .
(đọc SGK phần 1 ) 
Em hãy cho biết cách tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp ở Đông Dương như thế nào ?
(treo lược đồ :tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp ở Đông Dương )
TDP thành lập liên bang Đông dương gồm Việt Nam ,lào ,Cam- Pu- Chia đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp .
VN bị chia làm 3 xứ ...chi phối .
Hầu hết các viên quan người bản xứ nắm quyền cai trị từ cấp xã trở lên đều thuộc giai cấp địa chủ phong kiến ,câu kết với thực dân pháp làm tay sai cho chúng ,tiếp tục áp bức bóc lột nhân dân .
Em có nhận xét gì về cách tổ chức bộ máy cai trị của thực dân pháp ?
+ Chặt chẽ ,với tay xuống tận vùng nông thôn 
+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến .
Mục đích chính sách của thực dân Pháp là :
+ Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo 
+Tăng cường áp bức ,kìm kẹp ,làm giàu cho tư bản Pháp .
+ Biến Đông Dương thành 1 tỉnh của Pháp ,xoá tên Việt Nam ,lào ,Cam –Pu – Chia trên bản đồ thế giới 
-Nói về bọn viên chức người Pháp ở đông Dương một nghị sĩ người pháp đã than phiền “So với bọn viên chức ở thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện ”
(Chuyển ý ) Cùng với việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền ,thực dân Pháp đẩy mạnh việc khai thác bóc lột kinh tế tại chỗ để kiếm lợi nhuận chúng ta tìm hiểu phần 2 
(Đọc SGK mục 2 )
Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp ở nước ta thời kỳ này như thế nào ?
Thực dân pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất ...như địa chủ Việt Nam .
Phát canh thu tô có nghĩa là giao ruộng đất cho nông dân canh tác ,đến khi thu hoạch người nông dân phải trả hoa lợi theo số % đã quy định (bất kể được mùa hay mất mùa )với phương pháp bóc lột này ,bọn điền chủ Pháp sễ thu dược lợi nhuận tối đa ,đồng thời trói buộc người nông dân ,bắt họ phụ thuộc vào chủ ruộng .
Trong công nghiệp ,thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì ? 
Chúng tập chung khai thác mỏ than và kim loại
Đến năm 1913 tống sản lượng khai thác than đã lên đến 500 000 tấn chủ yếu để xuất khẩu ,từ năm 1895 đến 1914 tại mỏ vàng Đồng Miêu ,mỗi năm tư bản Pháp sản xuất được khoảng 100 Kg vàng .
-Năm 1903 có 82 xí nghiệp sản xuất và chế biến, năm 1906 tăng lên đến 200 xí nghiệp 
(Thảo luận ) Em có nhận xét gì về chính sách phát triển công nghiệp của thực dân Pháp ?
Chỉ tập chung khai thác tài nguyên khoáng sản và bóc lột sức lao động của người bản xứ .
Phương thức hoạt động công nghiệp của tư bản thực dân Pháp là sử dụng đến mức tối đa lao động thủ công sao cho chi phí sản xuất giảm đến mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao nhất
Trong giao thông vận tải ,chúng thực hiện những chính sách gì ?
(đọc phần chữ nhỏ trong SGK )
(cho H quan sát hình 98 ) Bức ảnh chứng tỏ năm 1900 ngành đường sắt đã xuất hiện ở Việt Nam .
Trong thương nghiệp ,thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách gì ?
Chúng tăng thuế muối ,rượu ,thuốc phiện là để nắm độc quyền kinh doanh các mặt hàng này ,từ năm 1900 đế năm 1910 nhà nước thực dân thu được 77 triệu phơ răng tiền lãi bán thuốc phiện .
-ngoài những chính sách nói trên ,chúng còn bắt phu đắp đường ,đào sông ,xây cầu ,dinh thự đồn bốt . 
Những chính sách kinh tế của Pháp nhằm mục đích gì ?
Vơ vét sức người ,sức của của nhân dân đông dương
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ,khách quan mà nói thực dân Pháp đã đảy nền kinh tế Việt nam đi theo hướng tư bản chủ nghĩa và phát triển lên một bước so với trước ,của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn ,phong phú hơn nhưng đó là một sự phát triển què quặt ,không bền vững, tài nguyên thiên nhiên và sức lao động bị bóc lột đến cùng kiệt ,nông nghiệp thì không phát triển ,nông dân bị bóc lột tàn nhẫn , bị mất 
đất ,công nghiệp phát triển nhỏ giọt ,thiếu hẳn công nghiệp nặng .
Tóm lại : nền kinh tế Việt nam cơ bản vẫn là nền kinh tế sản xuất nhỏ lạc hậu ,phụ thuộc 
Qua chuẩn bị bài ở nhà ,em hãy cho biết thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì về văn hoá, giáo dục ?
Cho đến năm 1919 Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến ...
về sau mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá ,y tế 
Chế độ giáo dục của thời phong kiến là nền giáo dục hán học với chế độ khoa cử lỗi thời ,nhưng trong một số kỳ thi có thêm môn tiếng Pháp .
Tại sao thực dân Pháp lại duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến ?
Thực dân pháp muốn thực hiện chính sách ngu dân về mặt giáo dục 
Từ 1905 chính quyền thực dân chủ trương cải cách giáo dục sửa lại nền hán học cũ cho phù hợp trên cơ sở tăng thêm phần tiếng Pháp .
(đọc phần chữ nhỏ SGK )
Như vậy chúng ta thấy rằng việc học chữ pháp đã dần dần trở thành yêu cầu bắt buộc (mốt số kỳ thi có thêm môn tiếng Pháp ,từ bậc trung học bắt buộc phải học chữ pháp )
Thực dân Pháp chủ trương cải cách giáo dục nhằm mục đích gì ?
Đáp ứng yêu cầu của con em các quan chức thực dân và cũng để đào tạo một lớp người bản sứ phục vụ cho công việc cai trị 
Theo em chính sách văn hoá ,giáo dục của Pháp có phải để khai hoá văn minh cho người Việt Nam hay không ,tại sao ?
(khai hoá văn minh là tiếp xúc ,học hỏi văn hoá phương tây )
Mục đích của chính sách này là ngu dân , nô 
dịch ,không phải là thực dân pháp có thực tâm khai hoá văn minh cho dân tộc việt nam .
Nhìn chung đường lối của pháp là hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc dịa ,các trường học chỉ được mở một cách dè dặt ,càng ở các lớp cao ,số H giảm dần (mỗi xã chỉ có một trường ấu 
học ,mỗi tỉnh ,có khi mấy tỉnh mới có một trường trung học )ở nông thôn nhân dân vẫn thất học tới 90 % những thói hư ,tật xấu vẫn được dung dưỡng chúng duy trì “văn hoá làng ”theo hướng bần cùng hoá và ngu dân hoá 
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định “rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ xung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ ,máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại ” 
(sơ kết bài ) như vậy công cuộc khai thác thuộc lần thứ nhất của thực dân pháp (1897-1914 ) đã làm cho tình hình chính trị ,kinh tế ,văn hoá Việt Nam có nhiều biến đổi ,kinh tế có chiều hướng phát triển hơn so với trước nhưng tất cả chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của thực dân pháp còn đại đa số nhân dân việt Nam đã cực khổ , càng cực khổ hơn mà thôi . 
I / Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914 )
1 / Tổ chức bộ máy nhà nước 	
-Năm 1897 thực dân Pháp thành lập liên bang Đông Dương ,đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp 
-Việt nam bị chia làm 3 xứ :
 + Bắc kỳ : nửa bảo hộ 
 + trung kỳ :bảo hộ 
 + Nam kỳ :thuộc địa 
-Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân pháp chi phối 
2 / Chính sách kinh tế 
* / Nông nghiệp 
 + Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất 
 +Phương pháp bóc lột : phát canh thu tô .
 * / Công nghiệp 
+ Tập chung khai thác mỏ than, kim loại .
+ Sản xuất xi măng ,gạch ngói, điện ,nước ,chế biến gỗ 
* / Giao thông vận tải 
 - Tăng cường xây dựng đường giao thông .
* / Thương nghiệp 
 +Độc chiếm thị trường .
 +Tăng thuế : nặng nhất là thuế muối ,thuế rượu ,thuốc phiện .
 * Bắt phu đắp đường ,đào sông, xây cầu ,dinh thự ,đồn bốt 
3 / Chính sách văn hoá ,giáo dục 
- Duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến
-Về sau ,mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá ,y tế .
*/ Mục đích : đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền đô hộ .
c/ Củng cố, Luyện tập : ? Nêu các chính sách về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam ,những chính sách đó nhằm mục đích gì ?
d . Hướng dẫn học và làm bài tập ở nhà 
 - Học thuộc bài 
 - Đọc trước phần II :những chuyển biến trong xã hội Việt Nam 
========== * * *===========

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 46.doc