Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX (từ sau 1885) (tiết 41)

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức: HS biết được những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê ( thời gian, người lãnh đạo kết quả, ý nghĩa).

Phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa.

2.Kĩ năng: HS nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh; kĩ năng đánh giá sự kiện.

3.Thái độ: Nâng cao lòng yêu nước.

Biết ơn những văn thân, sĩ phu yêu nước đã hy sinh cho độc lập dân tộc.

II: Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

 2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. đọc và nghiên cứu SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX (từ sau 1885) (tiết 41), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/3/11
Ngày giảng: 8c: 10/3/11
Bài 26
Phong trào kháng chiến chống pháp 
trong những năm cuối thế kỷ XIX ( từ sau 1885)
Tiết 41
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: HS biết được những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê ( thời gian, người lãnh đạo kết quả, ý nghĩa).
Phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa.
2.Kĩ năng: HS nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh; kĩ năng đánh giá sự kiện.
3.Thái độ: Nâng cao lòng yêu nước.
Biết ơn những văn thân, sĩ phu yêu nước đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
II: Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
 2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. đọc và nghiên cứu SGK.
III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, miêu tả, tường thuật, trao đổi đàm thoại, KT ‘Khăn trải bàn’.
IV. Tổ chức dạy học.
1.ổn định: 8c: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ. (4’)
Nêu nguyên nhân dẫn đến vụ biến kinh thành Huế 5/7/1885?
Trình bày tóm lược diễn biến giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương?
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Giới thiệu bài. (1’)
Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau vụ biến kinh thành Huế, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, phong trào phát triển sôi nổi khắp Bắc và Trung Kì. Tháng 1/1888 vua Hàm Nghi bị bắt, kết thúc giai đoạn 1 của phong trào Cần vương. Từ đó trở đi phong trào phát triển mạnh quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu Khởi nghĩa Ba Đình
Mục tiêu: Hiểu được cuộc Khởi nghĩa Ba Đình
Thời gian: 14’
GV treo lược đồ miểu tả cứ điểm Ba Đình.
HS quan sát.
? Qua sơ đồ em có nhận xét gì về công sự Ba Đình? Cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình.
HS trả lời. GVKL.
GV giới thiệu về lãnh đạo và thành phần tham gia khởi nghĩa.
GV tường thuật diễn biến khởi nghĩa trên lược đồ. HS theo dõi và ghi tóm tắt.
? Theo em tại sao cuộc khởi nghĩa có tên là Ba Đình?
H: Cái tên Ba Đình đã ăn sâu trong trái tim mỗi người dân VN. Đó là quảng trường Ba Đình lịch sử. 
HS quan sát h92 và giải thích vì sao nghĩa quân lại rút lên Mã Cao?
H: căn cứ hiểm yếu, phòng thủ tốt, nhưng cũng dễ bị tiêu diệt vì chỉ có độc đạo vào căn cứ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).
Mục tiêu: Hiểu được Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).
Thời gian: 14’
GV treo lược đồ, giải thích.
HS quan sát và cho biết: căn cứ Bãi Sậy nằm ở đâu? Tại sao Nguyễn Thiện Thuật lại chọn nơi đây làm căn cứ? Cách bố trí xây dựng căn cứ của nhĩa quân ra sao?
HS trả lời. GVKL. 
GV cung cấp thông tin về Nguyễn Thiệt Thuật. 
GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật dạy học " Khăn trải bàn" (4p): Điểm khác nhau giữa KN Ba Đình và Bãi Sậy là gì?
GV nhận xét kết quả thảo luận.
KN Ba Đình: địa thế hiểm yếu, phòng thủ là chủ yếu, khi bị bao vây tấn công dễ bị dập tắt.
KN Bãi Sậy: địa bàn rộng khắp các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên, Nghĩa quân dựa vào lối đánh du kích, đánh vận động địch khó tiêu diệt. Nên KN Bãi Sậy tồn tại lâu dài hơn 10 năm.
Hoạt động 3. Tìm hiểu Khởi nghĩa Hương Khê(1885 - 1895)
Mục tiêu: Hiểu được Khởi nghĩa Hương Khê(1885 - 1895)
Thời gian: 14’
GV treo lược đồ giới thiệu địa bàn hoạt động và căn cứ của cuộc khởi nghĩa.
GV cho HS quan sát hình ảnh súng trường mà nghĩa quân đã chế tạo được theo mẫu súng của Pháp, cách bố trí xây dựng 15 thứ quân.
GV tường thuật diễn biến cuộc KN Hương Khê trên lược đồ.
GV nêu vấn đề HS thảo luận nhóm (4p): Tại sao nói cuộc KN Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Đại diện báo cáo kết quả. GVKL.
+ Lãnh đạo phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh;
+ Thời gian tồn tại: 10 năm
+ Quy mô rộng lớn;
+ Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn;
+ Lập nhiều chiến công.)
-> Cuộc KN đánh dấu bước phát triển cao nhất của PT CV dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sỹ phu yêu nước, KN Hương Khê thất bại đánh dấu PT CV chấm dứt trong cả nước.
1. Khởi nghĩa Ba Đình
*Căn cứ Ba Đình : Nga Sơn - Thanh Hóa
-Là một chiến tuyến phòng thủ kiên cố.
*Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
* Diễn biến 
Từ 12/1886 - > 1/1887 nghĩa quân cầm cự trong 34 ngày đêm, đẩy lùi 5 cuộc tấn công của địch. Nhưng giặc Pháp đã dùng súng phun lửa triệt hạ căn cứ. Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao.
*Kết quả: Cuộc khởi nghĩa tan rã.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).
*Căn cứ:
 Bãi Sậy (Hưng Yên)
Trại Sơn - Hai Sông (Hải Phòng)
*Lãnh đạo: Nguyễn Thiệt Thuật 
*Diễn biến:
Từ 1883 - 1892 nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích đánh địch. Quân giặc nhiều lần bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng không được . Tuy vậy lực lượng quân bị hao mòn dần.
 - > 1892 KN tan dã.
3.Khởi nghĩa Hương Khê(1885 - 1895)
*Địa bàn hoạt động: 
bốn tỉnh Thanh - Nghệ - Hà - Quảng.
 - Căn cứ: Ngàn Trươi (Hương Khê - Hà Tĩnh)
* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
*Diễn biến:
+ Giai đoạn 1: (1885 - 1888) XD căn cứ và chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí.
+ Giai đoạn 2: (1888 - 1895).
Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch, chỉ huy thống nhất đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Thực dân Pháp tập trung lực lực lượng bao vây, cô lập nghĩa quân và tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi.
+ 28.12.1895 Phan Đình Phùng hy sinh, nghĩa quân tan dã.
4. Củng cố: (2’)
? Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Nhận xét về: Lãnh đạo, lực lượng tham gia, những hạn chế, tương quan lực lượng.
5. Hướng dẫn học bài: (1’)
- Bài cũ: trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài; phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương.
- Bài mới: đọc và nghiên cứu SGK bài 27 
+ So sánh khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

File đính kèm:

  • docsu 8 t 41.doc
Giáo án liên quan