Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học: Qua nội dung bài học giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu và thấy được

1. Về kiến thức:

- Đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương, phong trào phát triển mạnh, đã quy tụ những thành tựu các trung tâm kháng chiến lớn, đó là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê.

- Mỗi cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng, nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa đều do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.

- Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nguyên nhân cơ bản là : Ngọn cờ Cần Vương, hệ tư tưởng phong kiến không đáp ứng đầy đủ, triệt để yêu cầu khách quan của lịch sử và nguyện vọng của quần chúng, đó là sau khi cách mạng thành công, họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

2. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:

- Truyền thống yêu nước, đánh giặc của dân tộc.

- Trân trọng và kính yêu những anh hung dân tộc hi sinh vì nghĩa lớn .

3. Về kĩ năng

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng, lược đồ, bản đồ để tường thuật các trận đánh

- Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3723 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuộc khởi nghĩa đều do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
- Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nguyên nhân cơ bản là : Ngọn cờ Cần Vương, hệ tư tưởng phong kiến không đáp ứng đầy đủ, triệt để yêu cầu khách quan của lịch sử và nguyện vọng của quần chúng, đó là sau khi cách mạng thành công, họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
2. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:
- Truyền thống yêu nước, đánh giặc của dân tộc.
- Trân trọng và kính yêu những anh hung dân tộc hi sinh vì nghĩa lớn .
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng, lược đồ, bản đồ để tường thuật các trận đánh
- Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
* Đối với học sinh: 
+ Học thuộc bài 26 – phần 1 
+ Xem và tham thảo trước bài 26 – phần II /127
+ Có đầy đủ vở học, vở bài tập, bảng phụ, bút dạ
* Đối với giáo viên:
+ Có bài soạn đầy đủ
+ Có lược đồ, bản đồ
+ Sưu tầm những anh hùng dân tộc lịch sử ( Chân dung Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng)
+ Bài tập lịch sử ( có đáp án kèm theo )
+ Giải thích những cụm từ : Chiến tuyến phòng thủ, đường máu, chữ chi, treo ấn, độc đạo, tán tương quân vụ
III. Các phương pháp cần được sử dụng trong bài dạy:
- Phân tích, so sánh, thảo luận , nêu vấn đề hỏi đáp, tường thuật và giải thích nội dung bài học 
IV. Kiểm tra bài cũ ( 6’)
Câu 1: Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885 đã diễn ra như thế nào ? 
	( Yêu cầu học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ )
Trả lời:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5 – 7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa khâm sứ và đồn mang cá
- Pháp mở cuộc tấn công mạnh vào Hoàng Thành ( Huế ). Trrn đường đi chúng đã xối xả bắn sung tàn sát, cướp bóc dã man và giết hại nhiều người dân vô tội
 F 
V. Bài học mới :
1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ )
Sau sự kiện tháng 11- 1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đày sang Angiêri ( Châu Phi ) nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục duy trì và lan rộng khắp nơi như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn 2 ?
Bài 26 –tiết 41
 II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt được
T.gian
Hoạt động 1
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin phần 2 – mục 1 /127
- Hướng dẫn học sinh xem hình 91 
- Giáo viên giới thiệu đặc điểm căn cứ Ba Đình ( Thanh Hóa )
( Căn cứ Ba Đình cách huyện lị Nga Sơn 4km, vào mùa mưa căn cứ trông như hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Gọi là Ba Đình, vì mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở đình làng này có thể trông thấy đình làng bên kia. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, thành cao 3m, thành rộng 10m, trên mặt thành nghĩa quân đã để những chiếc rọ tre đựng bùn trộn rơm, phía trong thành có hệ thống giao thông hào để vận chuyện lương thực và vận động khi chiến đấu, ở những nơi xung yếu có công sự vững chắc, các hầm chiến đều được xây theo kiểu chữ “Chi”. Từ ngoài căn cứ nhìn vào chỉ thấy lũy tre làng dày đặc không thể phát hiện hoạt động của nghĩa quân trong căn cứ, ở bên trong nghĩa quân có thể nhìn ra được bên ngoài qua các khe rọ, lùm tre..)
? Em có nhận xét gì về căn cứ khởi nghĩa Ba Đình ?	
? Lãnh đạo khởi nghĩa đó là ai? Họ là người như thế nào ? 
* Phạm Bành : Là một viên quan chủ chiến đã treo ấn từ quan về quê vận động sĩ phu và nhân dân nổi dậy khởi nghĩa
* Đinh Công Tráng ở Hà Nam là cựu chánh tổng, ông đã từng chiến đấu trong đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc 
? Thành phần nghĩa quân gồm những ai?
? Học sinh quan sát hình 91/127 và cho biết điểm mạnh và điểm yếu của cứ điểm Ba Đình ( Thanh Hoá ) ?
+ Điểm mạnh : Địa thế hiểu yếu, Phòng thủ là chủ yếu
+ Điểm yếu : Đây là căn cứ độc đạo, cho nên khi bao vây dễ bị tiêu diệt
? Cuộc chiến đấu ở Ba Đình đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao ?
( Giáo viên trình bày diễn biến qua lược đồ hình 91-127 )
Pháp
Ta
- Tấn công quy mô vào căn cứ Ba Đình
- Xông vào phun dầu, thiêu trụi luỹ tre, xoá tên 3 làng trên bản đồ hành cính
- Cầm cự 34 ngày đêm
- Phải rút lên Mã Cao ( Phía Tây Thanh Hoá )
- Cuộc khởi nghĩa bị tan rã nhanh chóng 
Þ Kết luận : F
1. Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887 )
* Căn cứ: 
- Căn cứ Ba Đình được xem là một chiến tuyến phòng thủ kiên cố gồm có 3 làng : Thượng Thọ- Mậu Thịnh- Mỹ Khê.
* Lãnh đạo : 
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng
* Lực lượng : Gồm người Kinh - Mường-Thái 
* Diễn biến:
- Cuộc chiến diễn ra quyết liệt từ 12/1886 đến 1/1887
* Kết quả : 
- Khởi nghĩa Ba Đình bị tan rã
10’
Hoạt động 2
- Học sinh đọc nội dung mục 2 -128
- Bãi Sậy là một trong những căn cứ kháng Pháp cuối thế kỉ XIX 
? Căn cứ Bãi Sậy có đặc điểm gì ?
( Quan sát lược đồ để trình bày )
- Bãi Sậy là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa, do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy. Nơi đó hiểm yếu, địa thế thì hiểm trở của đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân có thể ẩn náu ban ngày, ban đêm tấn công truy kích – đột kích chúng
Þ Kết luận: F
? Lãnh đạo nghĩa quân là ai? 
- Giáo viên giới thiệu vài nét về Nguyễn Thiện Thuật 
( Ông sinh năm 1844 tạ Mỹ Hào – Hưng Yên . Năm 1867 ông đỗ cử nhân sau đó được phong là tán tương quân vụ ( Hưng Hoá ). 8/1883 ông lập mưu đánh uý tỉnh lỵ Hải Dương nhưng không thành, sau đó ông sang TQ cầu viện. 7-1885 ông trở về nước tổ chức chống Pháp ở Hưng Yên, ông tập hợp nhiều đội quân yêu nước, hình thành được phong trào kháng Pháp rộng lớn và có quy mô nhất )
 Nguyễn Thiên Thuật 1844-1926 
? Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đã diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao? ( Giáo viên trình bày diễn biến qua lược đồ )
 - Khởi nghĩa bùng nổ vào năm 1883. Nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích, khống chế địch ở các con đường 5, 1, 39
- 1885-1889 Thực dân Pháp phối hợp với bọn tay sai Hoàng Cao Khải tiến hành bao vây tiêu diệt nghĩa quân, nhưng cũng không tiêu diệt được, còn phía nghĩa quân lực lượng cũng bị suy giảm. rơi vào thế bị động và cô lập, vào cuối năm 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang TQ để cầu viện, 1892 khởi nghĩa bị tan rã 
? Em hãy nêu những điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Ba Đình – Bãi Sậy ? 
Khởi nghĩa Ba Đình
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Địa thế hiểm yếu, phòng thủ là chủ yếu, khi bị bao vây, tấn công dễ bị dập tắt
Địa bàn rộng lớn, khắp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Yên
Khởi nghĩa nghĩa quân dựa vào dân đánh kiểu du kích, địch khó tiêu diệt ( Khởi nghĩa tồn tại lâu dài gần 10 năm )
Þ Kết quả: F
2 Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883- 1892)
* Căn cứ:
- Bãi Sậy – Hưng Yên là vùng đầm lầy thuộc các huyện : Văn Lâm, Khoái Châu, Mỹ Hào, Yên Mỹ .
* Lãnh đạo: 
- 1883-1885 Đinh Gia Quế
- 1885-1892 Nguyễn Thiện Thuật
* Diễn biến:
( xem trong sách khoa)
* Kết quả: 
- 1892 khởi nghĩa bị tan rã
10’
Hoạt động 3
- Học sinh đọc mục 3 - 129
- Giới thiệu vài nét về Phan Đình Phùng 
( Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa, ông đã từng làm quan ngự sử trong triều đình Huế do tính cương trực, thẳng thắn, dám phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông bị cắt chức, đuổi về quê. Năm 1885 ông vẫn hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, ông đứng ra chiêu mộ quân khởi nghhĩa và trở thành thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào Cần Vương)
 Phan Đình Phùng 1847-1895
? Em biết gì về Cao Thắng ? ( Cao Thắng là một tướng trẻ, xuất thân từ nông dân, trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng . Cao Thắng có nhiều đóng góp trong việc rèn đúc và chế tạo vũ khí cho nghĩa quân )
? Trình bày diễn biến về khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ ? 
? Cuộc khởi nghĩa được chia làm mấy giai đoạn ? ( 2 giai đoạn )
Giai đoạn 1 ( 1885 -1888 )
Giai đoạn 2 ( 1888- 1895)
- Nghĩa quân lo xây dựng căn cứ, tổ chức huấn luyện, rèn đúc vũ khí, tập trung lương thảo
- Lực lượng ta chia thành 5 quân thứ ( đơn vị )
- Mỗi đơn vị có từ 100 – 500 người 
- Phân bố trên địa bàn 4 tỉnh ( Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình )
- Nghĩa quân ta đã biết chế tạo được súng trường 
- Chiến đấu mạnh lên của nghĩa quân
- Có địa thế rừng núi hiểm trở
- Có sự chỉ huy thống nhất của Phan Đình Phùng và có sự phối hợp chặt chẽ với Cao Thắng 
- Nghĩa quân đã nhiều đẩy lùi sự càn quét địch 
( Lược đồ căn cứ Hương Khê )
? Để đối phó với lực lượng của ta, thực dân Pháp đã làm gì?
+ Tập trung binh lực, xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc để bao vây, cô lập nghĩa quân
+ Chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào đại bản doanh ( Ngàn Trươi ) [ đây là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa ]
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa ? 
ó Thảo luận:
?Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX ?
( Đều bị thất bại, lực lượng lãnh đạo thiếu và yếu, khủng hoảng đường lối , các phong trào còn thiếu sự liên hệ với nhau )
3. Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 -1895 )
* Lãnh đạo:
- Phan Đình Phùng 1847-1895
- Cao Thắng 1864-1893 
* Diễn biến :
F Giai đoạn 1: 
- 1885-1888 xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng rèn đúc vũ khí
F Giai đoạn 2:
- 1888-1895 dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch 
* Với Pháp :
- Tập trung binh lực, bao vây và tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi
* Kết quả : 
- 28/12/1895 Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa bị tan rã 
12’
BÀI TẬP 	( 5’)	
Những đặc điểm
Ba Đình
Bãi Sậy
Hương Khê
Địa bàn
- 3 làng : Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê ( Thanh Hoá )
- 4 huyện : Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ ( Hưng Yên )
- 4 tỉnh : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình 
Chiến thuật
Chiến tuyến phòng thủ
Du kích đánh giặc
Hành quân càn quét
Thời gian
1886-1887
1885 -1889
1885-1895
3) Sơ kết bài học ( 1’)
- Với nội dung của bài học , chúng ta cần thấy được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào Cần vương là : 
- Đây là giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương, phong trào phát triển mạnh, đã quy tụ những thành tựu các trung tâm kháng chiến lớn, đó là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê.
- Mỗi cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng, nhưng tấ

File đính kèm:

  • docTuần 24- bài 26 - tiết 41- sử 8.doc