Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24 (tiếp) - Tiết 37. II: Cuộc kháng chiến chống pháp từ năm 1858 đến năm 1873

 

1. MỤC TIÊU

a. Về kiến thức: Giúp học sinh tìm hiểu cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu tiên tại Đã Nẵng và sau này tại Gia Định và các tỉnh Nam kì.

b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các tư liệu lịch sử để khắc sâu nội dung của bài học.

c.Về Thái độ: Giáo dục tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta.

2. CHUẨN BỊ của GV và HS.

a. Chuẩn bị của Giáo Viên:

+ Bản đồ hành chính Việt nam cuối thế kỷ XIX

+ Bản đồ thực dân Pháp đánh bắc kỳ lần I

+bản đồ chiến sự Hà nội năm 1873

b. Chuẩn bị của Học Sinh: Đọc trước SGK ở nhà

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 6832 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24 (tiếp) - Tiết 37. II: Cuộc kháng chiến chống pháp từ năm 1858 đến năm 1873, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28 /12/2010
Ngày dạy dạy lớp 8A 
Ngày dạy: dạy lớp 8B 
 Bài 24 (tiếp)
 Tiết 37
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 
TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
1. MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh tìm hiểu cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu tiên tại Đã Nẵng và sau này tại Gia Định và các tỉnh Nam kì.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các tư liệu lịch sử để khắc sâu nội dung của bài học.
c.Về Thái độ: Giáo dục tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta.
2. CHUẨN BỊ của GV và HS.
a. Chuẩn bị của Giáo Viên:
+ Bản đồ hành chính Việt nam cuối thế kỷ XIX
+ Bản đồ thực dân Pháp đánh bắc kỳ lần I
+bản đồ chiến sự Hà nội năm 1873
b. Chuẩn bị của Học Sinh: Đọc trước SGK ở nhà 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 * Ổn định lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số : 8A 8B
a. Kiểm tra bài cũ: (4’)Em hãy trình bày hiệp ước Nhâm Tuất mà triều đình Huế kí với Pháp 5/6/1862.?
Đáp án: - Triều đình nhà nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ và côn đảo.
- mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
- Bồi thường một khoản chiến phí rất nặng cho pháp 
* Giới thiệu bài mới Thực dân Pháp đã chính thức xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn với vai trò là người lãnh đạo kháng chiến đã không quyết liệt chống lại sự xâm lược của thực dân mà còn kí với Pháp những hiệp ước bán nước. Nhân dân ta, với bản chất không chịu khuất phục trước sự xâm lược của bọn ngoại xâm, với lòng yêu nước sẵn có, ngay từ những ngày đầu, nhân dân ta đã nổi dậy tự vũ trang, kháng chiến.
b. Nội dung bài mới 
H
T
?
H
T
?
H
T
?
H
T
H
T
T
?
H
T
H
?
H
T
?
T
H
H
T
?
?
H
?
T
T
( đọc Sgk Mục 1)
Dùng bản đồ Việt nam , gọi H xác định những địa danh nổ ra phong trào kháng chiến của nhân ta ở đã nẵng và 3 tỉnh miền đông.
Em hãy cho biết thái độ của nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà nẵng ?
Nhân dân ta rất căm phẫn trước sự xâm lược của Thực Dân pháp.
- Tại Đà Nẵng : Nhiều toán nghĩa binh đã nổi dậy kết hợp với quân đội triều đình chống giặc.
Khi biết Pháp đánh Đà nẵng , đốc học Phạm Văn Nghị ( Nam định ) đã chiêu mộ 300 quân ( nho sĩ ) khoẻ mạnh vào ứng cứu cho Đà Nẵng, nhưng khi họ vào Huế thì Pháp đã rút khỏi Đà nẵng vào Gia Định, họ xin vào Gia Định Triều đình không đồng ý, Buộc họ trở lại miền bắc. Nhân dân đà nẵng đánh địch bằng mọi thứ vũ khí sẵn có trong tay, cho nên 5 tháng ( 1-9-1858 đến 2-1959 chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, TDP kéo vào Gia định Phong trào kháng chiến ở Gia định ra sao?
Năm 1859 TD Pháp kéo vào Gia định, phong trào kháng chiến càng sôi nổi hơn.
- Điển hình là khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (10-12-1861)
- GV cung cấp thêm về Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường (nay thuộc Long An). Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạn Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862. Ông đã cùng 1 toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuyền áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt hầu hết. Sau trận đó ông được triều đình phong chức Quân Cơ, coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận: “đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”.
Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng ông đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hòn Chông, Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tháng 9/1868 ông bị gặc bắt, dụ dỗ nhưng ông cương quyết không đầu hàng, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”. Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá.
Em biết gì về cuộc khởi nghĩa Trương Định ?
( Dựa vào SGK để trả lời )
- Bổ sung thêm: Trương Định là con của Trương Cầm (võ quan cấp thấp của triều Nguyễn) quê ở Quảng Ngãi. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên ông được triều đình cử làm Quản Cơ đồn điền (Quản Định). Pháp chiếm thành Gia Định, ông đã chiêu mộ nông dân đồn điền theo giúp triều đình đánh Pháp. Khi đại đồn Chí Hoà thất thủ ông về Gò Công chiêu mộ nghĩa binh xây dựng căn cứ quyết tâm chiến đấu lâu dài với Pháp. Năm 1862 do việc nghị hoà, triều đình buộc ông phải giải binh và điều ông về làm lãnh binh ở An Giang. Ông kháng lệnh với quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng với chức danh “Bình Tây Đại nguyên soái”. Pháp 4 lần gửi thư dụ hàng nhưng đều bị từ chối.
( Cho H Quan sát hình 58: Trương Định nhận phong soái )
-Buổi lễ nhận phong soái của trương Định diễn ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn ở nam bộ xưa, có một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án có bức trướng ghi dòng chữ : “Bình Tây Đại nguyên soái” , đông đảo các tầng lớp nhân dân có mặt, đại diện nhân dân trân trọng dâng kiếm lệnh cho trương định.
Dùng lược đồ các cuộc khởi nghĩa nam kỳ để minh hoạ cho hoạt động của nghĩa quân Trương Định, Giải thích cho H rõ : Vì sao có thể nói : gần như tổng khởi nghĩa toàn miền.
sau khi khởi nghĩa Trương Định thất bại , phong trào kháng chiến ở nam bộ phát triển ra sao ?
( Trả lời theo SGK)
=> G tổng kết: pt kc ở 3 tỉnh miền Đông pt sôi nổi => KC lớn: Trương Định, Võ Duy Dương (Đ.Tháp) Nguyễn Trung Trực => Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
Y/c H đọc SGK và hỏi.
- Hãy cho biết tình hình nước ta sau 1862?
( trả lời theo SGk)
*Nhấn mạnh: Triều đình tin tưởng "láng tam, hảo ý" của kẻ thù => chiểu theo các điều ước mà t. hiện.
TDP chiếm 3 tỉnh miền tây nam kỳ như thế nào?
* G trình bày h/c 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay giặc và giới thiệu trên bản đồ và giải thích thêm.
- năm 1863 TDP chiếm Cam Pu Chia sau đó nhiều lần Pháp vu cáo quan lại TĐ ở 3 tỉnh miền tây ủng hộ phong trào kháng chiến ở miền đông, cho nên buộc chúng phải thôn tính nốt 3 tỉnh miền tây.
- tháng 10-1866 chúng cử phái viên ra Huế để thăm dò thái độ của triều đình và hứa hẹn nếu TĐ giao 3 tỉnh miền tây cho Pháp thì chúng sẽ giúp TĐ tiễu trừ giặc biển và đình mọi khoản bồi thường chiến phí .
- 2-1867 Pháp cử người ra Huế đòi chiến phí và đòi TĐ nhượng 3 tỉnh miền tây cho pháp, TĐ không đồng ý.
- Từ 20 đến 24 tháng 6-1867 chúng chiếm nốt 3 tỉnh miền tây nam kỳ:
+ Sau khi chuẩn bị xong , lấy cớ TD huế vẫn bí mật ủng hộ nghĩa quân miền đông , chúng đưa thư buộc quan lại nhà Nguyễn phải trả các thành cho chúng, đại diện TĐ ở miền tây là Phan Thanh Giản đã giao thành Vĩnh Long cho chúng , sau đó còn ra lệnh cho 2 tỉnh An Giang và Hà tiên làm theo( chỉ trong 5 ngày ( từ 20 đến 24 tháng 6-1867) Giặc Pháp đã chiếm 3 tỉnh Miền tây không nổ một phát súng .
Sau khi 3 tỉnh miền tây nam kỳ rơi vào tay giặc , phong trào kháng chiến của nhân dân lục tỉnh nam kỳ ra sao?
* Y/c H quan sát lược đồ và nx về Pt KC của ND 6 tỉnh Nam Kì?
KĐ thái độ của triều đình: sợ dân hơn sợ giặc khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền tây , phong trào kháng chiến của nhân dân lại nhanh chóng phát triển .
- Mở đầu là phong trào Tị Địa của sĩ phu miền tây, họ vượt biển ra bình thuận lập căn cứ tánh linh để chuẩn bị kháng chiến lâu dài , tiếp đó là một loạt các cuộc khởi nghĩa khác như KN Trương Quyền, Nguyễn trung Trực , Nguyễn hữu huân  Một số người bị hành hình vẫn giữ được tinh thần chiến đấu kiên cường , bất khuất đến cùng : Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân . 
- Một số sĩ phu dùng văn thơ chống pháp: Nguyễn đình chiểu, Phan văn Trị 
- Hãy đọc 1 đoạn thơ, văn của Nguyễn đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc KC chống P?
Phong trào kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Đông và miền tây nam kỳ giống và khác nhau như thế nào ? ( Thảo luận )
+ Giống nhau : Phát triển sôi nổi, đều khắp ở những nơi TDP xâm lược.
+ Khác nhau : 
Phong trào ở 3 tỉnh miền đông sôi nổi và quyết liệt hơn.
Hình thành những trung tâm kháng chiến lớn ( miền đông ) Trương Định, Võ Duy Dương 
3 tỉnh miền tây không có những trung tâm kháng chiến lớn.
Vì sao có sự khác nhau đó ?
- Pháp rút kinh nghiệm ở 3 tỉnh miền đông, chúng thành lập sẵn hệ thống chính quyền ở miền đông sang áp đặt ở 3 tỉnh miền tây, cho nên phong trào 3 tỉnh miền tây khó khăn hơn. 
 Sơ kết bài:
Thái độ bạc nhược của triều đình đã khiến P nhanh chóng chiếm 6 tỉnh Nam Kì cuộc KC của ND lục tỉnh đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt, bền bỉ, đặc biệt từ sau 1862, t/chất cuộc KC giờ đây phần nào bao hàm cả 2 nhiệm vụ: Chống TD xl và chống PK đầu hàng.
1. Kháng chiến ở Đà nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ (15’)
a/ Tại Đà Nẵng:
- Nhiều toán nghĩa binh kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp.
b/ Tại Gia Định và 3 tỉnh miền đông Nam Kì: Rất sôi nổi.
- Điển hình là KN của Nguyễn Trung Trực, Trương Định (2/1859->20/8/1864).
+ Cuộc khởi nghĩa Trương Định làm cho địch “ thất điên bát đảo ”
- Năm 1862 gần như tổng khởi nghĩa toàn miền.
- Quần chúng tôn Trương Định 
là : Bình tây đại nguyên soái
+ KN Trương Quyền ở Tây Ninh kết hợp với người Cam-pu-chia Kháng Pháp
2- Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: ( 20’)
a. Tình hình nước ta sau hiệp ước 1862
-Triều dình tìm mọi cách đàn áp Pt CM
- Cử phái đoàn sang P xin chuộc 3 tỉnh miền đông nhưng không thành.
b/ TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
- 20/6 -> 24/6/1867 Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
c/ Pt KC của ND 6 tỉnh Nam Kì:
- Nhiều trung tâm KC thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.
- KN tiêu biểu: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn T.Trực.
-> Pt pt tới 1875
	c/ củng cố, luyện tập(5’)
	Pt KC của ND 3 tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Kì giống và khác nhau ntn?
BTTN: Câu nói "Bao giờ người tây.đánh Tây" là của ai? (T.B. Trọng, Nguyễn Trung Trực, Trần Nhật Duật)
-> ý nghĩa của câu nói?
 d/ Hướng dẫn H học bài:
- Học thuộc bài 
-Đọc trước bài mới: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc ( 1873-1884)
.& & &.

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 37.doc