Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (Tiết 37)
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức.
HS nhận thức được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây ( không kiên quyết chống giặc, không phát huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của ND.). Các hình thức đấu tranh phong phú của PT yêu nước chống Pháp của ND Nam Kì ( diễn biến,kết quả).
2.Kĩ năng:
HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh hoạ. Quan sát tranh ảnh.
3.Thái độ:
Học sinh thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo xâm lược của thực dân Pháp.
Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của ND ta.
Ngày soạn: 18/1/11 Ngày giảng: 8c: 20/1/11 Bài 24 Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. Tiết 37 II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873 I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức. HS nhận thức được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây ( không kiên quyết chống giặc, không phát huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của ND...). Các hình thức đấu tranh phong phú của PT yêu nước chống Pháp của ND Nam Kì ( diễn biến,kết quả). 2.Kĩ năng: HS có kĩ năng sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh hoạ. Quan sát tranh ảnh. 3.Thái độ: Học sinh thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo xâm lược của thực dân Pháp. Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của ND ta. II: Chuẩn bị: 1.Giáo viên: sgk, sgv, chuẩn kiến thức kĩ năng + Lược đồ những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kỳ (1859- 1874). + Tranh ảnh về cuộc tấn công của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh tàu ét-pê-răng của Pháp. + Tài liệu tham khảo (Đại cương lịch sử VN tập 2). 2.Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà sưu tầm thơ văn yêu nước cuối thế kỷ 19 . III. Phương pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày, miêu tả, đàm thoại. IV. Tổ chức dạy học. 1.ổn định: 8c: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ. (4’) ? Tại sao TDP xâm lược Việt Nam ? * Nguyên nhân sâu xa: bản chất tham lam tàn bạo của chủ nghĩa thực dân (giành giật thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ mạt). * Nguyên nhân trực tiếp: TDP lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô; TĐ nhà Nguyễn suy yếu . 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động. Giới thiệu bài. (1’) Tiết trước chúng ta đã thấy được quá trình xâm lược nước ta của TDP (1858 - 1862), triều đình Huế đã kí Hiệp ước 1862. Nhưng nhân dân ta quyết tâm đứng lên kháng chiến ngay từ những ngày đầu chúng nổ súng xâm lược ở Đà Nẵng, Gia Định. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân ta từ năm 1858 - 1873. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ Mục tiêu: Hiểu được Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ diễn ra ntn. Thời gian: 19’ GV treo lược đồ lược thuật phong trào kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. HS theo dõi và ghi tóm tắt. GV cung cấp thông tin: sau khi thất bại Đà Nẵng, TD Pháp kéo vào Gia Định quân đội triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, không chủ động đánh giặc thì nhân dân đại phương tự động tổ chức thành những đội ngũ chỉnh tề kháng Pháp ngay từ khi chúng đặt chân lên đất liền như: + Toán quân 5000 người do Lê Huy, (một võ quan bị thải hồi) và Trần Thiện Chính (một chi huyện bị cách chức) chỉ huy. + Một toán quân 6000 người do Dương Bình Tâm lãnh đạo. Họ chiến đấu dũng cảm hỗ trợ cho cuộc rút lui của quân đội triều đình, hoặc bao vây phục kích quấy phá đồn trại của giặc không cho chúng đánh rộng ra. Tiêu biểu là... GV cho HS quan sát hình ảnh Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến của Pháp và trình bày vài nét về sự hoạt động của nghĩa quân. GV cho hs quan sát hình ảnh Trương Định trên lược đồ và yêu cầu HS mô tả quang cảnh buổi lễ. (GV gợi ý: Buổi lễ diễn ra ở đâu, quang cảnh buổi lễ như thế nào? theo em người đứng ở trung tâm bức ảnh là ai? Người mặc trang phục qua lại đứng bên cạnh con ngựa, bên trái bức ảnh đại diện cho ai, họ đến đay làm gì? Phía bên phải bức tranh là những ai, họ dâng kiếm cho Trương Định với nguyện vọng gì? Tại sao ông không nhận sắc phong của triều đình để làm quan mà lại nhận chức Bình Tây Đại nguyên soái do nhân dân phong? Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định?) HS trả lời. GV kết luận và tường thuật ngắn gọn cuộc khởi nghĩa. GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì? GV: Như vậy từ khi TDP xâm lược Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nhân dân ta đã quyết tâm kháng Pháp, phong trào diễn ra sôi nổi, với những cách đánh rất hiệu quả (đánh pháo thuyền) của Nguyễn Trung Trực, KN Trương Định làm cho TDP lo sợ. Hoạt động 2. Tìm hiểu Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Mục tiêu: Hiểu được Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Thời gian: 20’ GV cho HS theo dõi SGK đoạn "Sau khi kí Hiệp ước...không tốn một viên đạn" và hãy khái quát tình hình nước ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất? HS theo dõi trả lời. GVKL. +Triều đình và tin tưởng vào "lương tâm hảo ý" của kẻ thù nên đã chiểu theo các điều ước đã kí mà thực hiện. Khi cho rằng mặt Nam đã yên, triều đình tập trung lực lượng đối phó với phong trào khởi nghĩa nông dân ở mặt Trung và Bắc, đồng thời mở cuộc ngoại giao...trong khi đó Pháp đang ráo riết chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây. +Pháp sau khi thăm dò tình hình triều đình Huế, thấy thời cơ đã đến, ngày 20.6.1867 Pháp kéo đến trước tỉnh thành Vĩnh Long. Trong tình thế khó xử, kinh lược sứ miền Tây là Phan Thanh Giản đã nộp thành rồi viết thư cho quan lại các tỉnh An Giang, Hà Tiên không kháng cự tránh đổ máu vô ích. - GV nêu vấn đề: Tại sao Pháp nhanh chóng chiếm được 3 tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn? ( Do thái độ nhu nhược sợ giặc của triều đình ; tình hình Pháp có nhiều thuận lợi) GV cung cấp thông tin và kết hợp chỉ lược đồ hình 68 : Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, PT kháng chiến của ND 6 tỉnh diễn ra ở nhiều nơi... HS đọc một số đoạn văn, thơ của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp "Chạy giặc", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì và nhận xét về phong trào này? GV nhận xét. 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ *Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp. * ở Gia Định -Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu ét-pê-răng của Pháp (10.12.1861). -Cuộc khởi nghĩa Trương Định đã làm cho địch "Thất điên, bát đảo” . * Phong trào kháng chiến dâng cao mạnh mẽ, nhiều trung tâm kháng chiến xuất hiện. 2. Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. a. Tình hình nước ta sau Hiệp ước 1862. - Triều đình: tìm mọi cách đàn áp phong trào kháng chiến; cử phái đoàn sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì nhưng thất bại. - Pháp: Từ 20.6 đến 24.6.1867 chiếm nốt 3 tỉnh mền Tây Nam kỳ Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn. b. Phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì. -Nhân dân Nam Kì nổi lên chống Pháp ở nhiều nơi, nhiều trung tâm kháng chiến thành lập: Đồng Pháp Mười, Tây Ninh. Nổi bật là cuộc KN Trương Quyền, Phan Tôn , Phan liêm, Nguyễn Trung Trực. -> Phong trào tiếp tục phát triển đến 1875. 4. Củng cố: (2’) - Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào? 5. Hướng dẫn học bài: (1’) - Bài cũ: trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK. - Bài mới: đọc và nghiên cứu bài 25. + Tại sao phải đến 1873 Pháp mới khởi sự âm mưu đánh chiếm Bắc Kì?
File đính kèm:
- su 8 t 37.doc