Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 30 - Đặng Thị Hồng Anh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
Mục tiêu:
§ HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật
§ Phân biệt được quang hợp và hô hấp
Cách tiến hành:
Ôn lại kiến thức cũ
- GV nêu câu hỏi:
· Không khí có những thành phần nào?
· Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật
Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau. Ví dụ:
+ Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
+ Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
vật xung quanh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 120, 121 Phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 15’ 10’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2.Bài cũ: Nhu cầu chất khoáng của thực vật + Vai trò của chất khoáng đối với thực vật như thế nào? + Nhu cầu về các chất khoáng của thực vật như thế nào? + GV nhận xét, chấm điểm 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp Mục tiêu: HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật Phân biệt được quang hợp và hô hấp Cách tiến hành: Ôn lại kiến thức cũ GV nêu câu hỏi: Không khí có những thành phần nào? Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật Yêu cầu HS làm việc theo cặp GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau. Ví dụ: + Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? + Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì? + Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? + Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? + Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng? Kết luận của GV: - Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật Cách tiến hành: - GV nêu vấn đề: Thực vật “ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó? * Nếu HS không trả lời được, GV giúp cho các em hiểu rằng: thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn “ăn” và “uống”. Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên . nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí ca-bô-níc và nước - Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật + Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật GV có thể giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng 4. Củng cố: Gọi 2HSđọc mục Bạn cần biếttrang119 SGK - GV nhận xét tinh thần,thái độ học tập của HS. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở thực vật Hát - 2HS lên bảng trả lời - HS nhận xét + Không khí có những thành phần ô-xi, ni-tơ,các-bô-níc, hơi nước, khói, bụi, vi khuẩn. + Những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật ô-xi,ni-tơ, các-bô-níc, hơi nước - HS quan sát hình, tự đặt câu hỏi và trả lời theo cặp + Trong quang hợp, thực vật hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi. + Trong hô hấp, thực vật hút khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. + Quá trình quang hợp xảy ra khi có ánh sáng mặt trời. + Quá trình hô hấp xảy ra suốt ngày đêm. + Nếu một trong hai quá trình trên ngừng thì cây sẽ chết. HS trả lời Lớp nhận xét, bổ sung - HS quan sát hình, tự đặt câu hỏi và trả lời theo cặp - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp + Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ chỉ đủ cho cây sống và phát triển bình thường, muốn tăng năng suất cây trồng cần tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi. + Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí - 2HSđọc mục Bạn cần biếttrang119 SGK ĐỊA LÍ TIẾT 30: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: HS biết vì sao Đà Nẵng là thành phố cảng biển & một số nét về thị xã Hội An. 2.Kĩ năng: HS xác định & nêu được vị trí Đà Nẵng, Hội An trên bản đồ Việt Nam. Giải thích được vì sao Đà Nẵng trở thành cảng biển & Hội An lại hấp dẫn khách du lịch. 3.Thái độ: Tự hào về công trình kiến trúc lâu năm ở Hội An (thị xã buôn bán), thánh địa Mĩ Sơn. II.CHUẨN BỊ: - Bản đồ hành chính Việt Nam - Một số ảnh về TP Đà Nẵng. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 2’ 10’ 15’ 3’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN. -Vì sao Huế được gọi là TP du lịch. GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân rồi chuyển ý vào bài sau khi HS nêu được tên Đà Nẵng. 1/.Đà Nẵng- TP cảng : Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được: + Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam + Đà Nẵng có những cảng gì? + Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa? - GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển? -GV nhận xét và kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không. 2/.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp : *Hoạt động nhóm: -GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau: N1+2: Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng ? N3+4: Tên một số loại hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển. * GV giải thích thêm : hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản. 3/.Đà Nẵng- Địa điểm du lịch : * Hoạt động cá nhân -GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu? +Nêu một số điểm du lịch khác? +Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? GV nêu thêm: ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm. GV bổ sung: Khu tháp Mĩ Sơn cách Hội An khoảng 40 km, nằm trong một thung lũng kín đáo, xung quanh là đồi núi. Các vua thời xưa đã xây dựng các tháp bằng gạch đá để thờ các thần, thờ vua. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề các tháp. Hiện chỉ còn một số tháp. Từ tháng 12 năm 1999 khu tháp này được tổ chức văn hoá giáo dục của Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới. 4.Củng cố : -2 HS đọc bài trong khung. -Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này. -Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch. -Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: -Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo” Hát - HS trả lời - HS nhận xét HS quan sát bản đồ & tìm Vài em HS nhắc lại HS quan sát và trả lời. + Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. + Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau. + Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng. + Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại. + HS trả lời theo sự hiểu biết của mình + HS các nhóm dựa vào bảng thống kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển trả lời câu hỏi + Tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng : ô tô, máy móc, thiết bị, hàng may mặc, đồ dùng sinh hoạt +Tên một số loại hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển: hàng tiêu dùng, dệt, chế biến thực phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng +Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển. + Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. + Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi:Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. - 3 HS đọc. - HS nêu -HS nhận xét tiết học KHOA HỌC TIẾT 59: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I.MỤC TIÊU: Kiến thức - Kĩ năng: Sau bài này học sinh biết: -Kể ra vai trò chất khoáng đối với đời sống thực vật. -Trình bày nhu cầu về chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. Thái độ: - HS yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV:Hình trang 118,119 SGK. Phiếu học tập. Họ và tên HS:. Đánh dấu vào côỵ tương ứng với nhu cầu về các chất khoáng của từng loài cây Tên cây Tên các chất khoáng cây cần nhiều hơn Ni-tơ (đạm) Ka- li Phốt -pho Lúa x x Ngô x x Khoai lang x Cà chua x x Đay x Cà rốt x Rau muống
File đính kèm:
- giao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_30_dang_thi_h.doc