Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 20 - Đặng Thị Hồng Anh

3.Bài mới:

GV giới thiệu bài - ghi bảng

Bài “Không khí bị ô nhiễm”

Hoạt động 1:Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch

* Mục tiêu: Phân biệt không khí sạch, không khí bẩn

*Cách tiến hành:

-Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí ô nhiễm?

-Ở bài trước ta đã học về tính chất không khí, em hãy nhắc lại.

-Vậy em hãy phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.

Kết luận:

-Không khí sạch là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.

-Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hị cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học, Địa lí, Lịch sử Lớp 4 - Tuần 20 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tươi, không gian thoáng đãng
+ Hình cho biết không khí bị ô nhiễm: 
Hình 1: nhiều ống khói nhà mày đang xả những đám khói đen trên bầu trời. Những lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói; 
Hình 3: Cảnh ô nhiễm do đốt chất thải ở nông thôn.
Hình 4: Cảnh đường phố đông đúc, nhiều ô tô, xe máy đi lại xả khí thải và tung bụi. Nhà cửa san sát. Phía xa nhà máy đang hoạt động nhả khói lên bầu trời.
-2HS nhắc lại: không khí không màu, mùi, vị, không có hình dạng nhất định.
- HS phân biệt
-Không khí sạch : là không khí trong suốt, hông màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
-Không khí bẩn hay ô nhiễm : là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hị cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
 - HS đọc thông tin SGK và kiến thức thực tế trả lời.
-Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng)
- Do khí độc: sự lên men thối của xác súc vật; rác thải; khói thuốc; chất độc hoá học; thuốc trừ sâu, . . .
-2 HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 79 SGK
2HS trả lời
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC 
 TIẾT 40 : BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I-MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức – Kĩ năng: 
Sau bài này học sinh biết:
-Những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
-Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 2. Thái độ: 
 - HS yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Hình trang 80,81 SGK.Tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí (sưu tầm).
 -Giấy A0 cho các nhóm, bút màu cho mỗi học sinh.
- HS: SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
17’
6’
4’
1’
1.Khởi động:
2.Bài cũ:Không khí bị ô nhiễm
-Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí?
- Không khí bị ô nhiễm là như thế nào?
GV nhận xét, ghi điểm – nhận xét chung
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu : Nêu mục tiêu bài học
Bài “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
b/ Tìm hiểu bài
Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch 
* MT: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
* Tiến hành:
-HS làm việc theo cặp, quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS quay mặt vào nhau, chỉ vào từng hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
-Gọi một số HS trình bày.
-Kết luận:Chống ô nhiễm không khí bằng cách
-Thu gom và xử lý rác, phân hợp lí.
-Giãm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và giảm khói đun bếp..
-Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế:
* Mục tiêu: HS nói những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Ở địa phương em có bị ô nhiễm không khí không?
-Em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
4.Củng cố:
- Gọi HS nêu mục tiêu bài học
 -Liên hệ GD: HS yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
Về nhà học bài
Chuẩn bị bài: Âm thanh
3 HS trả lời
HS nhắc lại tựa
Làm việc theo cặp.
-Trình bày trước lớp
*Những việc nên làm
+Hình 1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.
+Hình 2:Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.
+Hình 3:Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi; khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp hít phải.
+Hình 5:Trường học có nhà vệ sinh hợp quy cách giúp hs đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lý phân tốt không gây ô nhiễm môi trường.
+Hình 6:Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp, tránh bị ô nhiễm môi trường.
+Hình 7:Trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch.
*Những việc không nên làm
+Hình 4:Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.
- 1 vài HS trả lời 
- Qu ét sạch nhà cửa, lớp học, không xả rác bừa bãi,
 LỊCH SỬ
TIẾT 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I MỤC TIÊU :
1.Kiến thức: 
- HS hiểu trận Chi Lăng có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2.Kĩ năng:
- HS nắm được diễn biến của trận Chi Lăng và có thể thuật lại bằng ngôn ngữ của mình
3.Thái độ:
 - Cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Hình trong SGK phóng to .
 - Phiếu học tập của HS .
-HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
7’
8’
7’
7’
3’
1’
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Nước ta cuối thời Trần 
-Đến giữa thế kỉ thứ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?
-Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ có hợp lòng dân không? Vì sao?
GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3.Bài mới: Chiến thắng Chi Lăng
 Giới thiệu – ghi bảng 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng : Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hoà, mặt khác bí mật sai người về nước xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
Hoạt động2: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của Ải Chi Lăng.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận nhóm
+ Khi quân Minh đến trước aÛi Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của kị quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh nhà Minh thua trận như thế nào?
GV nhận xét biểu dương các nhóm
Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp
+ Nêu câu hỏi cho HS thảo luận .
- Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
-Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh và nghĩa quân ra sao ?
-Nhận xét rút nội dung bài học
4.Củng cố: 
-Trận Chi Lăng chứng tỏ sự thông minh của nghĩa quân Lam Sơn ở những điểm nào?
Liên hệ GD: HS thêm yêu quê hương đất nước. Học tập tốt.
Nhận xét giờ học
5. Dặn dò 
-Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài: Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
Hát
2-3 HS nêu
HS nhắc lại
HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát hình 15 và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh Ải Chi Lăng
- HS thảo luận nhóm . 
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu nhử Liễu Thăng cùng đám quân kị vào ải
- Ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân đang lũ lượt chạy bộ
-Kị binh nhà Minh lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng & đám quân bị tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị một mũi tên phóng trúng ngực
-Bị phục binh của ta tấn công, bị giết hoặc quỳ xuống xin hàng.
- Dựa vào dàn ý trên thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
-Nghĩa quân Lam Sơn dựa vào địa hình và sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi .
-Quân Minh đầu hàng, rút về nước.
-HS nêu bài học
2-3 HS nêu
ĐỊA LÍ 
TIẾT 20: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
 HS biết :
-Nhà ở & làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
-Một số trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
2.Kĩ năng:
HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên với nơi định cư của con người.
Biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Bản đồ dân tộc Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
14’
15’
3’
1’
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
-Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
do sông nào bồi đắp lên
-Nêu đặc điểm về địa hình, đất đai ở đồng bằng Nam Bộ.
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b/ Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Nhà ở của người dân ở ĐBNB
-Theo em ở đồng bằng Nam Bộ. có những dân tộc nào sinh sống
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Người dân thường làm nhà ở đâu? 
- Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì?
nhà có gì khác với nhà ở của người d

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_dia_li_lich_su_lop_4_tuan_20_dang_thi_h.doc
Giáo án liên quan