Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 67, Bài 55: Bài thực hành Tính chất của gluxit

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 Phản ứng tráng gương của glucozơ

 Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột

2. Kĩ năng :

 Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương

 Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột

 Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.

  Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình

c. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, Tính cẩn thận, ngăn lắp khi tiến hành TN:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 67, Bài 55: Bài thực hành Tính chất của gluxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
16/04/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
67
19/04/2012
Hóa
9
B
67
20/04/2012
Hóa
9
C
67
17/04/2012
Hóa
9
D
67
20/04/2012
Hóa
9
E
67
17/04/2012
Tiết 67 bài 55Bài thực hành
Tính chất của gluxit
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Phản ứng tráng gương của glucozơ
- Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột
2. Kĩ năng : 
- Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương 
- Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
 - Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình 
c. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, Tính cẩn thận, ngăn lắp khi tiến hành TN:
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của GV:
1. Dụng cụ: ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, ống hút.
2. Hoá chất: dd glucozơ, NaOH, AgNO3, NH3, tinh bột, iot, saccarozơ.
b. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp
3. Tiến trình bài dạy:
2. KTBC: kiểm tra dụng cụ hóa chất theo danh mục đã có.
b. Giảng bài mới
Hoạt động 1: Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dd amoniăc: (17’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Những dụng cụ, hoá chất cần thiết cho thí nghiệm 1?
? Thao tác thí nghiệm?
? Lưu ý thao tác kĩ thuật nào?
* Y/c HS làm thí nghiệm theo nhóm.
? Hiện tượng quan sát được? Giải thích?
Đại diện một nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung hoàn thiện lần lượt các câu hỏi
- Các nhóm tiến hành 
TN. 
-HS: Mô tả hiện tượng và giải thích
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, cốc nước nóng.
- Hoá chất: dd Glucozơ, NaOH, NH3, AgNO3.
- Thao tác: nhỏ dd AgNO3 vào ống nghiệm đựng dd NH3. Thêm dd glucozơ vào. Ngâm trong cốc nước nóng.
- Lưu ý: phải nhẹ tay, không lắc ống nghiệm để lớp bạc tạo thành sau PƯ có thể bám đều lên ống nghiệm. Sau phải rửa thật sạch ống nghiệm và trung hoà axit gluconic còn lại bằng dd NaOH.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hiện tượng: lớp bạc trắng bám vào thành trong ống nghiệm (như gương).
- Phản ứng oxi hoá glucozơ xảy ra:
C6H12O6 + Ag2O* dd amoniăc C6H12O7 + 2Ag
Hoạt động 1: Thí nghiệm 2: Phân biệt glucoz ơ, saccarozơ, tinh bột: (18’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Dụng cụ, hoá chất cần thiết?
? Dự đoán phương pháp?
? Thao tác thí nghiệm?
? Lưu ý kĩ thuật?
? Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Đại diện một nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung hoàn thiện lần lượt các câu hỏi
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
- Các nhóm tiến hành TN. Mô tả hiện tượng và giải thích
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, cốc vước nóng, kẹp gỗ.
- Hoá chất: dd: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, AgNO3, iot, amoniăc.
- PP: Dùng PƯ tạo phức màu với iot để nhận hiểu dd tinh bột loãng. Dùng PƯ tráng gương để phân biệt dd glucozơ và saccarozơ.
- Thao tác: 
 + Đánh số thứ tự các lọ dd.
 + Trích các dd ra các ống nghiệm, đánh số thứ tự tương ứng.
 + Nhỏ dd iot vào cả 3 ống nghiệm. ống nào dd đổi màu xanh là tinh bột.
 + Lấy 2 ống nghiệm đựng amoniăc, nhỏ dd AgNO3 vào, nhỏ tiếp dd ở 2 lọ tương ứng với 2 ống nghiệm chưa được nhận hiểu vào, đánh số thứ tự tương ứng rồi ngâm vào trong cốc nước nóng. ống nào có kết tủa Ag bám thành trong ống nghiệm là Glucozơ, còn lại là saccarozơ.
- Lưu ý: đánh số thứ tự phải chính xác.
c. Luyện tập - Củng cố: (8’)
	- Yêu cầu các nhóm tự nhận xét đánh giá: thái độ thực hành của các thành viên trong nhóm, kết quả, khó khăn và các sai sót kĩ thuật cần rút kinh nghiệm .
	- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm có thái độ thực hành và kết quả tốt, rút kinh nghiệm đối với nhóm chưa tốt.
	- Yêu cầu thu dọn dụng cụ.
d. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
	- Hoàn thành tường trình thực hành vào vở bài tập.	
- Chuẩn bị bài ôn tập cuối năm
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
.........................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (67) of T37.doc
Giáo án liên quan