Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 66: Polime (Tiết 2)

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Biết được

 Khái niệm về chất dẻo,cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống, sản xuất

2. Kĩ năng :

 Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả

 Phân biệt một số vật liệu polime

 Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp

c. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 66: Polime (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
16/04/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
10/04/2012
Hóa
9
B
13/04/2012
Hóa
9
C
11/04/2012
Hóa
9
D
13/04/2012
Hóa
9
E
12/04/2012
Tiết 66 Polime
(Tiết 2)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Biết được
- Khái niệm về chất dẻo,cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống, sản xuất
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả
- Phân biệt một số vật liệu polime 
- Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp
c. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập:
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của GV:
	- Một số mẫu vật được chế tạo từ polime, hoặc ảnh các sản phẩm chế tạo từ polime
b. Chuẩn bị của HS:
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Bài tập 3: Polietilen, xen lulozơ, poli(vinyl clorua) đều là mạch thẳng. Tinh bột (amilopectin) có cấu tạo mạch nhánh.
Bài tập 4:
Công thức một mắt xích của PVC là: – CH2 – CH –
 |
 Cl
Mạch phân tử là mạch thẳng
Đốt cháy nếu có mùi khét đó là da thật.
Bài tập 5: Polime đem đốt cháy đó là polietilen.
Poli (vinyl clorua), protein khi đốt cháy sẽ có sản phẩm khác ngoài CO2, H2O.
Tinh bột khi đốt cháy cho tỉ lệ CO2 : H2O không phù hợp.
b. Giảng bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi
- GV cho HS quan sát một số vật dụng chế tạo từ chất dẻo, mô tả cách chế tạo các vật dụng đó, sau đó đưa ra khái niệm về chất dẻo.
- Từ sự khác nhau về màu sắc của các vật dụng, GV dẫn dắt HS đến thành phần của chất dẻo. Ưu nhược điểm của chất dẻo?
- GV cần nhắc HS là chác chất phụ gia có thể gây độc hại hoặc gây mùi, vì vậy phải chú ý khi sử dụng các dụng cụ bằng chất dẻo để đựng thực phẩm hoặc nước uống.
- HS quan sát các vật dụng và theo dõi phần giới thiệu của GV, sau đó tự rút ra kết luận và nêu khái niệm chất dẻo.
- HS nhận định thành phần của chất dẻo qua sự giới thiệu của GV.
- Lưu ý: không dùng dụng cụ bằng chất dẻo để đựng thực phẩm nóng hoặc chứa lâu, hoặc không dùng dụng cụ bằng chất dẻo có nhiều màu sắc để đựng thực phẩm nóng.
I. ứng dụng của polime:
1. Chất dẻo:
- Chất dẻo là loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo.
- Chất dẻo được chế tạo từ các thành phần: polime, chất hoá dẻo, chất phụ gia.
- Ưu điểm: nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công...
- Nhược điểm: chất phụ gia có thể gây độc hại. 
- GV cho HS quan sát một số loại tơ.
? Khái niệm về tơ?
? Phân loại (dựa theo nguồn gốc)?
? Ưu và nhược điểm của tơ tự nhiên? Ưu điểm và nhược điểm của tơ hoá học?
? Hiện nay có cách nào kết hợp được ưu và nhược điểm của cả 2 loại trên?
- HS quan sát mẫu, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Khái niệm về tơ.
- Phân loại
- So sánh:
 + Tơ tự nhiên: mặc mát.
 + Tơ hoá học: bền, đẹp, khi giặt dễ sạch, phơi mau khô, ít nhàu. 
- HIện nay có thể kết hợp 2 loại tơ này trong công nghiệp dệt may, sẽ kết hợp được ưu nhược điểm của cả 2 loại tơ trên
2. Tơ:
- Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
- Tơ gồm 2 loại:
 + Tơ tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên (tơ tằmt, sợi bông, sợi đay...)
 + Tơ hoá học: gồm tơ nhân tạo (tơ visco, tơ axetat) và tơ tổng hợp (tơnilon, tơ capron)
- GV cho HS quan sát một vài mẫu cao su, kể tên những vật dụng được chế tạo từ cao su, làm thí nghiệm về sự đàn hồi của cao su.
? Nêu khái niệm về cao su?
? Cao su có mấy loại ?
? Các ưu điểm của cao suC?
- HS quan sát mẫu vật
- Kể tên các vật dụng bằng cao su
- Làm thí nghiệm về sự đàn hồi của cao su.
- Phát biều khái niệm.
- Phát biểu phân loại
- Nêu ưu điểm của cao su.
3. Cao su: (10’)
- Cao su là polime (thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi.
- Cao su gồm 2 loại:
 + Cao su thiên nhiên: được lấy từ mủ cây cao su.
 + Cao su tổng hợp: được chế tạo từ các chất đơn giản (cao su buna)
- Ưu điểm: tính đàn hồi, tính chống thấm nước, thấm khí, chịu mài mòn, cách điện...
c. Luyện tập - Củng cố: (6’)
	- Yêu cầu HS nêu lại các kiến thức chính trong bài.
	- Đọc phần " Em có hiểu"
d. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
	- Y/c ôn lại kiến thức của các bài trong nhóm Gluxit (glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ), chuẩn bị kể bảgn phiếu tường trình bài thực hành "Tính chất của gluxit" vào vở bài tập.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .

File đính kèm:

  • docCopy (66) of T37.doc