Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 57: Kiểm tra 45 phút
2- Đề bài:
Câu1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
1.Rượu etylic phản ứng với natri vì:
A. Trong phân tử có nguyên tử oxi.
B. Trong phân tử có nguyên tử oxi và hiđrô.
C. Trong phân tử có nguyên tử các bon , hiđrô và o xi.
D. Trong phân tử có nhóm -OH.
2. A xit axetic có tính a xit vì trong phân tử:
A. Có nguyên tử oxi.
B. Có nhóm -OH.
C. Có nhóm -OH và nhóm -COOH.
D. Có nhóm -OH kết hợp với nhóm -CO tạo thành nhóm -COOH.
Ngày soạn: 12/03/2012 Ngày giảng: Hóa 9 A 13/03/2012 Hóa 9 B 16/03/2012 Hóa 9 C 13/03/2012 Hóa 9 D 12/03/2012 Hóa 9 E 13/03/2012 Tiết 57 Kiểm tra 45 phút 1. Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá sự tiếp thu của HS về: a. Kiến thức: - Các kiến thức cơ bản về hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon: rượu etylic và axit axetic. b. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng giải các bài tập của HHHC: phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng cháy, dạng toán hỗn hợp. c. Thái độ: - Giáo dục tính trung thực kỷ luật. nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. 2- Đề bài: Câu1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. 1.Rượu etylic phản ứng với natri vì: A. Trong phân tử có nguyên tử oxi. B. Trong phân tử có nguyên tử oxi và hiđrô. C. Trong phân tử có nguyên tử các bon , hiđrô và o xi. D. Trong phân tử có nhóm -OH. 2. A xit axetic có tính a xit vì trong phân tử: A. Có nguyên tử oxi. B. Có nhóm -OH. C. Có nhóm -OH và nhóm -COOH. D. Có nhóm -OH kết hợp với nhóm -CO tạo thành nhóm -COOH. Câu2. Điền chất thích hợp vào ô trống trong các sơ đồ phản ứng sau rồi cân bằng PTHH. 1.. + Na ® CH3-CH2-ONa + 2. CH3COOH +.® CH3COONa + H2O +.. 3. CH3COOH +.® ( CH3COO)2Ca + H2O 4.. + Mg ® (CH3COO)2Mg +.. 2. (CH3COO )2Ba + CuSO4® (CH3COO)2Cu + ¯ Câu 3. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết hai dung dịch không màu là: CH3COOH, C2H5OH . Viết PTHH nếu có. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam rượu etylic. a.Viết pTHH xảy ra. b: Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn. c.Tính thể tích không khí cần dùng (ở điều kiện tiêu chuẩn ) cho phản ứng trên. Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. d. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế được thể tích oxi (đktc) đã dùng cho phản ứng đốt cháy trên. 3. Đáp án: Câu 1: (1,5 điểm ) Mỗi phương án đúng 0,75 điểm 1.Phương án đúng D. 2.Phương án đúng D. Câu 2: (2,5 điểm ). Mỗi phương án đúng 0,5 điểm 1. 2CH3-CH2-OH + 2Na ® 2CH3-CH2-ONa + H2 2. 2CH3COOH +Na2CO3 ® 2CH3COONa + H2O +CO2 3. 2CH3COOH + CaO® ( CH3COO)2Ca + H2O 4. 2CH3COOH + Mg ® (CH3COO)2Mg + H2 2. (CH3COO )2Ba + CuSO4® (CH3COO)2Cu + BaSO4¯ Câu 3.( 2 điểm) - Lấy mỗi chất một ít vào 2 ống nghiệm. - Cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu quỳ tím. - Ống nào quỳ tím hoá đỏ đó là axit axetic. - ống còn lại không có hiện tượng gì là rượu etilic. * Lưu ý: HS có thể sử dụng Na2CO3 để nhận biết Câu 4:(4 điểm) Giải: a. PTHH: CH3CH2OH + 3O2 ® 2CO2 + 3H2O (1 điểm) b. Số mol rưọu etilic có trong 4,6g là: nCH3CH2OH = 4,6 : 46 = 0,1 mol (0,5 điểm) Theo PTHH : nCO2 = 2nCH3CH2OH = 2.0,1 = 0,2mol (0,5 điểm) Vậy thể tích của khí CO2 tạo ra là: VCO2 = 0,2.22,4= 4,48l (0,5 điểm) c. Theo PTHH : nO2 = 3nCH3CH2OH = 3.0,1 = 0,3mol (0,5 điểm) Vậy thể tích của khí O2 cần dùng là : VO2 = 0,3.22,4= 6,72l (0,5điểm) Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí nên ta có thể tích của không khí là: Vkk = = 33,6 l (0,5 điểm) - Nhận xét sau khi kiểm tra .
File đính kèm:
- Copy (57) of T37.doc