Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 56, Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic

b. Giảng bài mới:

* Giới thiệu nội dung bài: từ bài tập 6 trên bảng, GV giới thiệu: từ các chất khác (rượur, muối, hiđrocacbon), ta có thể điều chế ra được axit và ngược lại. Như thế, ta thấy giữa các loại chất này có mối liên hệ với nhau. Vậy qua bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu về mối liên hệ đó và áp dụng mối quan hệ đó để giải quyết một số dạng bài tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 56, Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
27/02/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
28/02/2012
Hóa
9
B
02/03/2012
Hóa
9
C
28/02/2012
Hóa
9
D
02/03/2012
Hóa
9
E
01/03/2012
Tiết 56 Bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic
và axit axetic
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Hiểu được:
- Mối liên hệ giữa các chất: quen, ancol etylic, axit axetic, este etylaxetat. 
b. Kỹ năng:
- Thiết lập được sơ đồ mối liên hệ giữa quen, ancol etylic, axit axetic, este etyl axetat.
- Viết các PTHH minh họa cho các mối liên hệ
- Tính hiệu suất phản ứng este hóa, tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp lỏng.
c. Thái độ: 
- Giáo dục cho HS tính tự học, lòng ham học hỏi và yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a. Chuẩn bị của GV: 
	Bài này không cần chuẩn bị gì, hoặc có thể sử dụng một số bảng phụ ghi bài tập.
	HS chuẩn bị bảng nhóm để làm bài tập.
b. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị kỹ nội dung bài học GV dặn từ tiết trước.
3. Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS 1:Bài tập 5: Axit axetic có thể tác dụng với: ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.
Các PTPƯ:
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O
CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2
HS 2: Bài tập 7:
PTPƯ: CH3COOH + HOC2H5 CH3COOC2H5 + H2O 
 ( etyl axetat)
Số mol axit = 1 mol.
Số mol rượu = > 1 mol
	==> Sau PƯ còn dư rượu, ta tính lượng sản phẩm theo lượng axit.
Số mol etyl axetat = số mol axit = 1 mol.
Khối lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết = 88 gam.
 Thực tế sản phẩm chỉ thu được 55 gam, do đó hiệu suất phản ứng là: = 62,5 %.
b. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu nội dung bài: từ bài tập 6 trên bảng, GV giới thiệu: từ các chất khác (rượur, muối, hiđrocacbon), ta có thể điều chế ra được axit và ngược lại. Như thế, ta thấy giữa các loại chất này có mối liên hệ với nhau. Vậy qua bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu về mối liên hệ đó và áp dụng mối quan hệ đó để giải quyết một số dạng bài tập.
Hoạt động 1.
Tìm hiểu sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic và a xit a xetic.
(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 -GV: giới thiệu sơ dồ mối quan hệ giữa các
chất và treo sơ đồ câm lên bảng.
 -GV:Yêu cầu cá nhân HS căn cứ vào tính chất đã học và hoàn thiện sơ đồ 
- Gv nhấn mạnh mối quan hệ giữa các chất.
- GV gọi 3 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ.
-HS: hđ cá nhân quan sát và hoàn thiện sơ đồ.
-HS: Tự hoàn thành vào vở
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS hoàn thiện các PTHH minh hoạ.
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etilic và axit axetic.
- Sơ đồ SGK
- PTHH:
C2H4 +H2O ®C2H5OH.
C2H5OH + O2CH3COOH +H2O.
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5+H2O.
Hoạt động 2.
Vận dụng kiến thức trong giải bài tập. (15’)
Hoạt động của GV
hoạt động của HS
Nội dung
 -GV: yêu cầu HS làm bài tập 1.
 -GV: hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học để chọn các chất cho thích hợp.
- Sau đó yêu cầu cả lớp viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài .
 -GV: yêu cầu HS nhắc lại nguyên tắc để nhận biết ra các chất
-?: Rượu etylic và axit axetic có các tính chất HH nào khác nhau?
-?: Em hãy lựa chọn 2 hóa chất để hoàn thành bài tập.
 -GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày ( mỗi HS một hóa chất)
- GV yêu cầu HS đọc đề và nghiên cứu đè.
- GV yêu cầu 1 HS tóm tắt đề bài.
- GV yêu cầu 1 HS đưa ra phương án giải quyết bài toán
- GV gọi 1 HS lên bảng làm từng phần .
-HS: Suy nghĩ bài tập 1 
- HS xác định các chất cần điền vào sơ đồ.
- Cả lớp viết các PTHH minh hoạ cho sơ đồ.
- 2HS lên bảng viết các PTHH theo yc của GV.
-HS: Dựa vào các tính chất khác của chất này có mà chất kia không có
-HS: Trả lời. về các tính chất HH khác nhau.
-HS: Quỳ tím và DD Na2CO3
-HS: Các HS khác tự hoàn thành vào vở
- Mỗi cá nhân nghiên cứu đề bài.
- 1 HS tóm tắt đề bài.
- 1 HS đưa ra phương án giải quyết bài toán.
- 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào nháp, sau đó nhận xét và bổ sung.
II. Bài tập.
Bài 1:
a. A: C2H4 ; B: CH3COOH
(1)C2H4 +H2O ®C2H5OH.
(2) C2H5OH + O2
CH3COOH +H2O.
b. D: CH2Br - CH2Br
E: (...- CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - ...)n
(1). CH2 = CH2 + Br2 ® CH2Br - CH2Br
 (2) n CH2= CH2 
 (  CH2- CH2) n
Bài 2:
- Axit axetic làm quì tím chuyển sang hồng.
- Rượu etylic không làm quì tím chuyển sang hồng.
Hoặc có thể dùng muối Na2CO3 để nhận biết :
Rượu etylic không có phản ứng , còn axit axetic có phản ứng và tạo khí CO2 thoát ra.
Bài 4.
Tóm tắt:
mA = 23g
mCO2 = 44g
mH2O = 27g
dA/H2 = 23g
a. tìm nguyên tố có trong 
b. tìm CTPT của A.
Giải:
a. nCO2 = 44 : 44 = 1 mol
=> mc = 1. 12 = 12g.
nH2O = 27:18 = 1,5 mol
=> mH = 2.1,5 = 3g
mO = mA - mC - mH = 23 - 12 - 3 = 8g
Vậy trong A có 3 nguyên tố C, H, O
b. gọi CT đơn giản của A:
CxHyOz; CTPT của A: (CxHyOz)n
theo bài ta có: dA/H2 = MA: MH2 = MA: 2 = 23
=> MA = 2.23 = 46g
ta có tỉ lệ: 
 x:y:z = :
 = 1 : 3 : 0,5
=> CT đơn giản:(CH3O0,5)n
Ta có: :(CH3O0,5)n = 46
( 12 + 3 + 8 )n = 46
=> n = 2.
Vậy CTPT của A: C2H6O
c. Hướng dẫn về nhà. (5’)
- BTVN: 3,5 SGK144.
- Bài 5 ( hướng dẫn )
- Viết PTHH: C2H4 +H2O ®C2H5OH.
- Tìm Số mol C2H4 = 22,4 : 22,4 = 1 mol
- Tìm Số mol C2H5OH theo lí thuyết=> Khối lượng C2H5OH = ?
- Tìm H = . 100% 
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
........................................................................................................................
 - Phương pháp giảng dạy: .
.........................................................................................................................
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (56) of T37.doc