Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 40: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiết 2)

1 - Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.

- ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.

b. Kỹ năng:

- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).

c. Thái độ:

- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập. Có lòng yêu thích môn học

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 40: Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
2/01/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
Hóa
9
B
Hóa
9
C
Hóa
9
D
Hóa
9
E
Tiết 40 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
(Tiết 2 TT)
1 - Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Lấy ví dụ minh hoạ.
- ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
b. Kỹ năng:
- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).
c. Thái độ: 
- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập. Có lòng yêu thích môn học
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
a. Giáo viên
Bảng tuần hoàn (lớp 9) phóng to để treo trước lớp, gần bảng.
Ô nguyên tố phóng to
Chu kì 2, 3 phóng to
Nhóm I, nhóm VII phóng to.
 5. Sơ đồ cấu tạo nguyên tử (phóng to) của một số nguyên tố.
b. Học sinh
- Yêu cầu HS ôn lại KT về cấu tạo nguyên tử ở lớp 8.
3. Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi
Đáp án
-?: Hãy cho biết các thông tin về nguyên tố HH nằm ở ô nguyên tử số 56 trong bảng hệ thống tuần hoàn? Nguyên tố HH trên có mấy e lớp ngoài cùng, Có mấy lớp e?
- Thông tin về nguyên tố
+ Nguyên tố Magiê
+ NTK = 137
+ Số hiệu nguyên tử = 56
- Nằm ở nhóm 6 nên có 6 lớp e
- Nằm ở nhóm 2 nên có 2 e ;pướ ngoài cùng
b. Giảng bài mới: 
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong một nhóm hoặc trong một nhóm tính chất của các chất thay đổi ntn?. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm ra các quy luật biến đổi này. 
Hoạt động 1: (20’)
Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-GV: Treo bảng hệ thống tuần hoàn yêu cầu HS quan sát các nguyên tố trong nhóm 2,3 và NCSGK để trả lời các câu hỏi sau
-?: Trong một nhóm khi đi từ trái sang phải số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử thay đổi ntn?
-?: Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi ntn?
-GV:(Gi) Các nguyên tố nằm ở nhóm 8 là các nguyên tố khí hiếm ( Khí trơ), chúng ta không xét tính biến thiên và tính chất của các nguyên tố này.
-?: Trong nhóm 3 nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất? Nguyên tố HH nào có tính phi kim mạnh nhất?
-GV:(Gi) Các nguyên tố HH nằm ở nhóm 1,2 là các kim loại mạnh (gọi là kim loại kiềm), Các nguyên tố HH nằm ở nhóm 6,7 là các nguyên tố phi kim mạnh
-HS: Hoạt động độc lập để hoàn thành yêu cầu của GV
-HS: TL→
-HS: TL→
-HS: Lắng nghe va ghi nhớ
-HS: 
+ Nguyên tố kim loại mạnh nhất là Na
+ Nguyên tố phi kim mạnh nhất là Cl
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH
1. Trong một chu kì:
- Theo chiều từ trái sang phải:
 + Số lớp e của nguyên tử tăng dần từ 1 -> 7.
 + Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
-GV: Treo bảng hệ thống tuần hoàn yêu cầu HS quan sát các nguyên tố trong nhóm I,VII, và NCSGK để trả lời các câu hỏi sau
-?: Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới số lớp e của các nguyên tử thay đổi ntn?
-?: Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi ntn?
-?: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất ?
-?: Hãy so sánh tính kim loại của nguyên tố K và nguyên tố Mg
-?: Hãy so sánh tinh phi kim của nguyên tố Oxi và nguyên tố P ?
-?: Tính tuần hoàn về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong NHTHH được thể hiện ntn ?
-HS: Hoạt động độc lập để hoàn thành yêu cầu của GV
-HS: TL→
-HS: TL→
-HS: nguyên tố Franxi là nguyên tố kim loại mạnh nhất. Nguyên tố Flo là nguyên tố phi kim mạnh nhất
-HS: Dựa vào sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và một nhom để trả lời.
+ Trong chu kỳ 3 tính kim loại của Na mạnh hơn của Mg.
+ Trong nhóm 1 kim loại K mạnh hơn kim loại Na
 Kim loại K mạnh hơn kim loại Mg
-HS: So sánh tương tự như ở trên: Tính phi kim của O mạnh hơn P
-HS: Tính phi kim và tính kim loại của các nguyên tố có sự biến đổi lặp đi lặp lại trong các chu kỳ và trong các nhóm
2. Trong một nhóm:
- Theo chiều từ trên xuống dưới:
 + Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 -> 8 electron.
 + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Hoạt động 2: (15’)
ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-HS: Cho HS nghiên cứu nội dung bài tập 1 
-GV: Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm của chu kỳ và lớp để xác định các yêu cầu của bài tập
-?: Nguyên tố Na mang tinh kim loại hay tính phi kim? 
-HS: Cho HS nghiên cứu nội dung bài tập 2 
-GV: Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm của chu kỳ và lớp để xác định các yêu cầu của bài tập
-?: Hãy nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố HH?
-HS: Nghiên cứu nội dung bài tập 1
-HS: Làm theo các yêu cầu của GV
-HS: Là kim loại mạnh
-HS: Nghiên cứu nội dung bài tập 2
-HS: Làm theo các yêu cầu của GV
-HS: TL→
IV. Ý nghĩa của BTH các NTHH
1. Bài tập 1:
Hãy xác định tên nguyên tố và đặc điểm cấu tạo (Số e trong nguyên tử, Số lớp e, Số e lớp ngoài cùng) của nguyên tố nằm ở ô số 11
Giải
- Nguyên tố Nhôm: Na
- Có 11 e
- Có 3 lớp e
- Có 1 e lớp ngoài cùng
2. Bài tập 2: Một nguyên tố có 3 lớp e và có 7 e lớp ngoài cùng.
 Hãy xác định vị trí và tên nguyên tố và dự đoán tính chất của nguyên tố?
Giải
- Nguyên tố Clo
- Vị trí số 17
- Là nguyên tố phi kim mạnh
3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố HH
- Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó.
c. Củng cố: (4’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-?: Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố biến đổi ntn ?
-?: Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố biến đổi ntn ?
-HS: TL→
-HS: TL→
- Tính kim loại giảm tính phi kim tăng
- Tính kim loại tăng tính phi kim giảm
d. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau:(1’)
	- Y/c học các KT trong bài và làm BT số 3, 4, HS khá làm BT 7*
 - Ôn tập kũ các kiến thức của chương III để chuẩn bị cho bài ôn tập
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
..................................................................................................................................- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (40) of T37.doc