Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 37: Axit cacbonic và muối cacbonat

1 - Mục tiêu:

a. Kiến thức: HS biết được.

- H2CO3 là axit yếu, không bền

- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ)

- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.

b. Kỹ năng:

- Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể.

c. Thái độ:

- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và có sự yêu thích môn học

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 37: Axit cacbonic và muối cacbonat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
12/12/2541
Ngày giảng:
Hóa
9
A
13/12/2541
Hóa
9
B
16/12/2541
Hóa
9
C
13/12/2541
Hóa
9
D
12/12/2541
Hóa
9
E
13/12/2541
Tiết 37 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
1 - Mục tiêu:
a. Kiến thức: HS biết được.
- H2CO3 là axit yếu, không bền
- Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, bị nhiệt phân huỷ)
- Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
b. Kỹ năng:
- Nhận biết một số muối cacbonat cụ thể.
c. Thái độ:
- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập và có sự yêu thích môn học
2 - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên 
* Thí nghiệm 1: Tác dụng của NaHCO3 và Na2CO3 với HCl.
	- Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 1 ml dung dịch HCl.
* Thí nghiệm 2: Tác dụng của dung dịch muối K2CO3 và Ca(OH)2.
	- Hai ống nghiệm mỗi ống đựng 1 ml dung dịch K2CO3 và 1 ml dung dịch Ca(OH)2 riêng biệt.
* Thí nghiệm 3: Tác dụng của dung dịch Na2CO3 và dung dịch CaCl2.
	- Hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1 ml dung dịch Na2CO3 và dung dịch CaCl2 riêng biệt.
b. Học sinh.
- Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp.
3. Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu hỏi
Đáp án
-?: HS làm bài tập 5 SGK
Khi cho hỗn hợp 2 khí CO và CO2 lội qua dd nước vôi trong dư, chỉ có CO2 phản ứng và tạo ra muối duy nhất là CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
	Khí A thu được là CO. Đốt cháy khí A:
2CO + O2 2CO2
	Theo PTPƯ, VCO = 2VO2 = 4 lít.
	=> Trong hỗn hợp khí ban đầu, % CO = = 25%
	Thành phần khí CO : % CO2 = 100% - 25% = 75%
b. Giảng bài mới: 
Hoạt động 1: (8’)
Axit cacbonic:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-?: Trong tự nhiên, khí CO2 tồn tại ở dạng nào?
-?: Em hiểu ntn về hiện tượng mưa axit?
-GV:(Gi) Nước mưa đã hoà tan các oxit axit như SO2, CO2 làm cho trong nước mưa có các axit như H2CO3, H2SO3, H2SO4
-?: Em có nhận xét gì về màu sắc, mùi của CO2?
-HS: Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi
-HS: Trong nước mưa có axit
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: TL→
I. Tính chất vật lí:
- Axit cacboni trong tụ nhiên tồn tại ở 2 dạng
+ Dạng khí CO2 trong khí quyển
+ Dạng hoà tan trong nước
- Khí CO2 không màu, không mùi.
-?: Em đã hiểu về tính axit của axit cacbonic như thế nào?
-?: Em hiểu về độ bền của axit này như thế nào?
- HS đã hiểu những KT này từ trước, sẽ phát biểu và thống nhất rút ra tính chất hoá học của axit cacbonic.
-HS: TL→
II. Tính chất hoá học:
- H2CO3 là một axit yếu.
- H2CO3 là một axit không bền:
H2CO3 H2O + CO2
Hoạt động 2: (20’)
Muối cacbonat:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
-?: Muối cacbonat được chia thành mấy loại? đặc điểm thành phần của từng loại?
- HS đọc SGK.
-HS: TL→
1. Phân loại: 
- Gồm 2 loại:
+ Muối cacbonat trung hoà (muối trung hoàm): trong gốc axit không còn nguyên tử Hiđro. VD: CaCO3 ; Na2CO3 ; K2CO3.
+ Muối cacbonat axit (muối hiđrocacbonat): trong gốc axit còn 1 nguyên tử Hiđro. VD: NaHCO3 ; Ca(HCO3)2
-?: Em có nhận xét gì về tính tan của các muối cácbonat?
-?: Em có nhận xét gì về tính tan của các muối Hiđrocacbonat
-?: Muối có những tính chất hoá học chung nào?
-?: muối cacbonat có các TCHH chung của muối không? để trả lời được câu hỏi trên chúng ta tiến hành một số TN để chứng minh.
-GV: Giới thiệu dụng cụ hoá chất của TN:
+ Ống nghiệm 1 đựng dd NaHCO3 
+ Ống nghiệm 2 đựng dd Na2CO3 
+ Lọ đựng dd HCl
-GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN
+TN1: Lấy khoảng 1-2 ml dd HCl nhỏ từ từ vào ống nghiệm 1 đựng dd NaHCO3
+TN2: Lấy khoảng 1-2 ml dd HCl nhỏ từ từ vào ống nghiệm 2 đựng dd Na2CO3
-?: Hiện tượng của các TN xảy ra ntn?
-?: Qua TN trên em rút ra tính chất HH nào của muối các bonat?
-?: Hãy viết PTPƯ xảy ra của TN trên? 
-GV: Muối Cácbonat còn có TCHH nào khác nữa chúng ta tiếp tục tiến hành TN sau.
+ TN1: Lấy khoảng 1-2 ml dd Na2CO3 nhỏ từ từ vào ống nghiệm 1 đựng dd Ca(OH)2
+ TN2: Lấy khoảng 1-2 ml dd Na2CO3 nhỏ từ từ vào ống nghiệm 2 đựng dd CaCl2
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Hai TN trên giúp em rút ra kết luận gì về TCHH của muối cácbonat? Hãy viết PTPƯ xảy ra của các TN?
-GV:(Gi) DD muối hiđrocacbonat tác dụng với dd kiềm tạo thành muối trung hoà và nước:
NaHCO3 (dd) + NaOH(dd) 
 Na2CO3 (dd) + H2O
-?: Ngoài các TCHH trên muối cácbonat còn có TCHH nào khác?
-GV: Giới thiệu về sự phân huỷ bởi nhiệt của các muối Hiđrô cacbonat
-HS: Dựa vào bảng tính tan để trả lời câu hỏi
-HS: Nghiên cứu SGK để trả lời
- HS nhớ lại tính chất hoá học chung của muối.
-HS: Lắng nghe và suy nghĩ
-HS: Lắng nghe GV giới thiệu. Nhận biết và kiểm tra các dụng cụ hoá chất của nhóm
-HS: Các nhóm nghe và làm TN theo hướng dẫn của GV
-HS: Mô tả hiện tượng xảy ra ở các TN: Ở cả hai TN đều sinh ra chất khí không màu, không mùi 
-HS: TL→
-HS: Một HS lên bảng viết. Các HS khác tự viết vào vở
-HS: Các nhóm nghe và làm TN theo hướng dẫn của GV
-HS: Mô tả hiện tượng xảy ra của các TN: Cả 2 TN đều tạo ra kết tủa màu trắng
-HS: TL→
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Nhớ lại kiến thức cũ trong bài điều chế oxit để trả lời câu hỏi
-GV: lắng nghe và ghi nhớ
2. Tính chất:
a) Tính tan:
- Đa số muối cacbonat không tan, trừ muối cacbonat của KL kiềm (Na2 CO3 và K2CO3).
- Đa số muối hiđrocacbonat tan.
b) Tính chất hoá học:
* Tác dụng với dd axit:
- Muối cacbonat tác dụng với dd axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2.
- PTPƯ
Na2CO3(r) + 2HCl(dd) 
 NaCl (dd) + H2O(l) + CO2(k)
NaHCO3 (dd) + H2SO4 (dd) 
 Na2SO4(dd) + H2O(l) + CO2(k)
* Tác dụng với dung dịch bazơ:
Na2CO3(dd) + Ca(OH)2 
 CaCO3 (r) + NaOH(dd)
* Tác dụng với dd muối:
Na2CO3 (dd) + CaCl2(dd)
CaCO3 (r) + 2NaCldd)
* Muối cacbonat không tác dụng với KL.
* Muối cacbonat không tan bị nhiệt phân huỷ:
CaCO3(r) CaO(r) + 
CO2(k)
2NaHCO3(r) Na2CO3 (r) + H2O + CO2
Muối cacbonat trung hoà của KL kiềm không bị phân huỷ.
-?: Muối cacbonat có các ứng dụng gì?
- HS đọc SGK và phát biểu ứng dụng của Muối cacbonat.
3. ứng dụng:
- CaCO3 là thành phàn chính của đá vôi, dùng để sản xuất vôi, xi măng.
- Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, thuỷ tinh.
- NaHCO3 làm dược phẩm, hoá chất trong bình cứu hoả.
Hoạt động 3: (5’)
Chu trình Cacbon trong tự nhiên:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-?: Hãy mô tả sự chuyển hoá cacbon trong tự nhiên?
-HS: Tự quan sát sơ đồ và mô tả được sự chuyển hoá của C trong tự nhiên?
III. Chu trình cacbon trong tự nhiên
(SGK)
c. Luyện tập - Củng cố: (5’_
	- Y/c HS tóm tắt lại các KT chính trong bài, nhấn mạnh về tính chất hoá học của các muối cacbonat.
d. Hướng dẫn học ở nhà:(1’)
	Y/c HS làm các BT: 2, 3, 4, 5 và đọc phần " Em có hiểu " trong SGK.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
..............................................................................................................................- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docTiết 37.doc