Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 34, Bài 27: Các oxit của cacbon

1 - Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 HS hiểu được:

 - Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2.

 - CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh.

 - CO2 là oxit axit tương ứng với axit hai lần axit.

b. Kỹ năng:

 - Hiểu nguyên tắc điều chế khí CO2 trong PTN và cách thu khí CO2.

 - Hiểu quan sát TN qua hình vẽ để rút ra nhận xét.

 - Hiểu sử dụng KT đã hiểu để rút ra tính chất hoá học của CO và CO2.

 - Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có t /c của một oxit axit

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 34, Bài 27: Các oxit của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19/12/2010 Ngày giảng : 23/12/2010
Tiết 34 bài 27 Các oxit của cacbon
1 - Mục tiêu:
a. Kiến thức:
	HS hiểu được:
	- Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2.
	- CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh.
	- CO2 là oxit axit tương ứng với axit hai lần axit.
b. Kỹ năng:
	- Hiểu nguyên tắc điều chế khí CO2 trong PTN và cách thu khí CO2.
	- Hiểu quan sát TN qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
	- Hiểu sử dụng KT đã hiểu để rút ra tính chất hoá học của CO và CO2.
	- Viết được các PTHH chứng tỏ CO có tính khử, CO2 có t /c của một oxit axit
c. Thái độ:
	- thấy được tính độc của CO từ đó hiểu sử dụng than hợp lý trong đời sống.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. GV 
	- Thí nghiệm điều chế khí CO2 trong PTN bằng bình kíp cải tiến: 1 bình kíp cải tiến, 1 bình đựng NaHCO3 để rửa khí, 1 lọ có nút để thu khí.
	- Thí nghiệm CO2 phản ứng với nước: ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ tím.
b. HS: Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp
3 - Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: 6’
	HS : làm BT 5 - SGK.
Bài 5: Khối lượng cacbon trong 5 kg than:
	mC = = 4500 (gam)
	Số mol C tương ứng: nC = = 375 (mol)
	1 mol C cháy toả ra lượng nhiệt là 394 kJ
 Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% C là: 375 x 394 = 147 750 kJ.
b. Giảng bài mới: 
Hoạt động 1: Cacbon oxit :15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-?: Hãy nêu công thức hoá học và phân tử khối của chất này?
-?: Hãy dựa vào SGK để nêu tính chất vật lí của CO?
-?: Hãy giải thích tính năng gây độc của CO?
- HS đã hiểu một số KT về CO trong những bài trước đây, đồng thời dựa vào SGK, nhớ lại và nêu KT.
-HS:TL
- HS dựa vào KT sinh 8 để giải thích: CO kết hợp chặt chẽ với hêmôglobin trong hồng cầu, làm mất khả năng vận chuyển O2 và CO2 của hồng cầu khiến ta có thể bị ngạt.
Tính chất vật lí:
- CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí, rất độc.
-?: Oxit được chia thành những loại nào?
-?:Hãy chứng minh CO là oxit trung tính?
-?: Hãy viết PTPƯ và nêu rõ điều kiện của PƯ CO khử oxit sắt trong quá trình luyện gang đã học?
- GV treo tranh H 3.11, y/c HS quan sát và nêu hiện tượng trong TN đó để chứng tỏ rằng CuO đã bị CO khử.
Y/c viết PTPƯ.
- GV nêu phản ứng CO cháy trong oxi với ngọn lửa màu xanh, toả ra nhiều nhiệt.
-HS:4
- HS giải thích: CO là oxit trung tính dựa vào KT đã hiểu trong bài phân loại oxit.
- HS nhớ lại KT đã hiểu và viết PTPƯ CO khử Fe2O3 trong lò luyện gang.
- HS quan sát tranh và nêu hiện tượng: CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ, CO2 thoát ra làm đục nước vôi trong.
- Theo dõi phần giới thiệu KT của HS.
2. Tính chất hoá học:
a) CO là oxit trung tính:
- CO là oxit trung tính, điều kiện thường không tác dụng với nước, kiềm và axit.
b) CO là chất khử:
CO(k)+Fe2O3(r)Fe(r)+CO2(k)
CO(k)+CuO(r) Cu(r)+CO2(k)
2CO(k) + O2(k) 2CO2(k)
-?: Hãy dựa vào SGK và các KT mà em đã hiểu, hãy nêu ứng dụng của khí CO trong công nghiệp?
-?: Khi đun nấu than, khí CO sinh ra vào giai đoạn nào và phải chú ý điều gì để tránh không bị ngộ độc khí CO?
- HS dựa vào SGK và KT đã hiểu để trả lời câu hỏi.
- Khí Co sinh ra vào giai đoạn đầu khi than mới bén cháy, tạo ra nhiều khói. Cần tránh hít phải khói này có nhiều khí CO gây độc.
3. ứng dụng:
- Khí Co được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp, làm chất khử trong công nghiệp luện kim, làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp hoá học khác.
Hoạt động 2: Cacbon đioxit:15’
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-?: Hãy nêu tính chất vật lí của CO2 mà em hiểu?
* Nếu có thể, GV điều chế khí CO2 vào một cốc, rồi thực hiện thí nghiệm biểu diễn: rót CO2 từ cốc này sang một cốc có ngọn nến đang cháy để chứng minh tính chất nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy của CO2.
* GV giới thiệu thêm: CO2 làm lạnh ở áp suất cao sẽ hoá lỏng tạo thành nước đá khô (tuyết cabonic), dùng để bảo quản thực phẩm.
-?: em rút ra tính chất vật lý nào của CO2
- HS dựa vào SGK và KT đã hiểu để nêu t /c vật lí của CO2.
- QS thí nghiệm biểu diễn của GV, nhận xét và rút ra t /c.
- Liên hệ và theo dõi GV giới thiệu KT.
-HS:TL
1. Tính chất vật lí:
- Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, không duy trì sự sống và sự cháy. Khi bị nén và làm lạnh thì hóa rắn.
* GV thực hiện TN biểu diễn CO2 + H2O. Y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra KL.
* GV thực hiện thí nghiệm này với dd NaOH (có pha dd phenolphtalein c) và dd nước vôi trong. Y /c HS nhận xét và giải thích.
-?: nêu phản ứng đã hiểu về tính chất tác dụng với oxit bazo?
-?: viết PTHH, và liên hệ hiện tượng thực tế?
* QS thí nghiệm, nhận xét và giải thích:
- Lúc đầu, quỳ tím bị biến đổi thành màu đỏ nhạt do phản ứng của CO2 với H2O tạo ra axit H2CO3. Sau đó, axit này yếu bị phân huỷ trở lại thành CO2 và H2O nên quỳ trở lại màu tím.
* HS quan sát và nhận xét TN:
- CO2 + dd NaOH có pha dd phenolphtalein: làm hỗn hợp dd này bị mất màu hồng do xảy ra PƯ tạo thành muối.
- CO2 + nước vôi trong: lúc đầu làm nước vôi trong bị vẩn đục do tạo thành CaCO3 kết tủa, sau đó, kết tủa tan ra, nước vôi trong trở lại nhưng không làm phenolphtalein hồng nữa, vì có PƯ tạo ra muối axit.
- HS nêu phản ứng của CaO với CO2 (làm hỏng vôi sốngl). Viết PTHH.
2. Tính chất hoá học:
a) Tác dụng với nước:
CO2(k)+H2O(l)H2CO3 (dd)
* H2CO3 là axit yếu, không bền.
b) Tác dụng với dd bazơ:
CO2(k) + 2NaOH(dd) 
 Na2CO3(dd) + H2O
CO2(k) + NaOH(dd) 
 NaHCO3(dd) 
CO2(k) + Ca(OH)2 (dd) 
 CaCO3 + H2O
2CO2(k) + Ca(OH)2 (dd) 
 Ca(HCO3)2 (dd)
* Tuỳ theo tỉ lệ số mol giữa 2 chất mà có thể tạo ra muối trung hoà hoặc muối axit.
c) Tác dụng với oxit bazơ:
CO2 (k)+ CaO(r)CaCO3(r)
=> CO2 là một oxit axit.
-?: Nêu ứng dụng của khí CO2
* HS tự phát biểu phần này.
3. ứng dụng của CO2:
- CO2 ứng dụng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm (nước đá khôn), sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất xôđa, phân đạm urê...
c. Luyện tập - Củng cố:8’
	? Hãy hệ thống lại kiến thức và làm rõ điểm khác nhau cơ bản về tính chất hoá học của CO2 và CO?	
d. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau:1’
	Y/c HS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5
4 - Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc34.doc