Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 32, Bài 26: Clo (Tiếp theo)
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức.
Biết được:
- ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b. Kỹ năng
- Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm.
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Thái độ.
- HS có lòng yêu thích môn học
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Tranh vẽ: sơ đồ ứng dụng của Clo.
- Bình điện phân hoặc hình vẽ 3.6 (sơ đồ điện phân)
Ngày soạn: 5/12/2011 Ngày giảng: Hóa 9 A 6/12/2011 Hóa 9 B 9/12/2011 Hóa 9 C 6/12/2011 Hóa 9 D 9/12/2011 Hóa 9 E 8/12/2011 Tiết 32 bài 26 CLO (tiếp theo) 1. Mục tiêu. a. Kiến thức. Biết được: - ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Kỹ năng - Nhận biết được khí clo bằng giấy màu ẩm. - Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn. c. Thái độ. - HS có lòng yêu thích môn học 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Tranh vẽ: sơ đồ ứng dụng của Clo. - Bình điện phân hoặc hình vẽ 3.6 (sơ đồ điện phân) Hóa chất Dụng cụ -MnO2 (Hoặc KMnO4) -Giá sắt, đèn cồn. -dd HCldd -Bình cầu có nhánh, ống dẫn khí. -dd NaOHdd -Bình thủy tinh có nút. -dd H2SO4dd -Cốc thùy tinh chứa dd NaOH. b. Chuẩn bị của HS - Học kỹ bài cũ, nghiên cứu các phần còn lại của bài trước khi lên lớp 3. Tiến trình bài giảng a. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi Đáp án -HS 2: làm bài tập 6/81: dùng qùi tím ẩm: +Khí Clo: làm mất màu qùi ẩm. +Khí HCl: làm qùi ® đỏ. +Còn lại là Oxi. b. Giảng bài mới *Đặt vấn đề vào bài mới: Tiết trước các em đã được tìm hiểu về các TC của Clo. Từ các TC này Clo được ứng dụng gì ? Clo được điều chế ntn? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi này? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: (12’) Ứng dụng của Clo -GV: Treo tranh vẽ hình 3.4 ® Yêu cầu HS nêu những ứng dụng của clo. -?: Hãy nêu các ứng dụng của clo? ? Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi? Khử trùng nước sinh hoạt. -?: Các ứng dụng trên dựa vào các tính chất nào của clo? -GV: Giới thiệu: Clo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất nhưng trong tự nhiên clo không tồn tại ở dạng tự do. Vậy clo được điều chế như thế nào? Chúng ta sang nghiên cứu phần IV. Điều chế clo -HS: Quan sát tranh vẽ để trả lời câu hỏi của GV -HS: TL→ -ứng dụng: +Khử trùng nước sing hoạt. +Tẩy trắng vải sợi, giấy bột. +Điều chế nước Gia -ven, Clorua vôi. +Điều chế nhực P.V.C, chất dẻo, cao su, -Vì clo có tình oxi hóa cao. Khi gặp nước và dd kiềm tạo ra oxi nguyên tử có tính oxi hoá mạnh. III. Ứng dụng của clo - Clo có các ứng dụng sau: +Khử trùng nước sing hoạt. +Tẩy trắng vải sợi, giấy bột. +Điều chế nước Gia -ven, Clorua vôi. +Điều chế nhực P.V.C, chất dẻo, cao su, Hoạt động 2: (18’) Điều chế khí Clo -GV: Các TN trên thầy đã tiến hành điều chế khí clo. Em hãy cho biết thầy đã sử dụng nguyên liệu gì để điều chế ra khí clo? -?: Trong phòng TN ngoài MnO2 người ta còn dùng hoá chất nào để điều chế ra clo? -?: Hãy viết PTPƯ xảy ra khi cho MnO2 tác dụng với dd HCl -?: Clo được điều chế ra được thu bằng cách nào? -?: Tại sao không thu khí clo bằng cách đẩy nước. -?: Tại sao khí clo điều chế được người ta lại phải cho đi qua lọ đựng H2SO4 đặc? -?: Trong công nghiệp Clo được điều chế bằng cách nào? -GV: Giới thiệu về sơ đồ điện phân ở SGK và ý nghĩa của màng ngăn giữa 2 điện cực. -?: Hãy viết PTPƯ điện phân xảy ra? -HS: Bột MnO2 và dd HCl -HS: NC SGK → KMnO4 -HS: Viết PTPƯ -Nghe và ghi nhớ: *Nguyên liệu: MnO2, HClđặc -HS: Đẩy không khí (đặt ngửa bình thu vì clo nặng hơn không khí). -HS: Vì 1 phần clo sẽ bị tan vào nước và một phần phản ứng với nước -HS: Làm khô khí clo. -HS: Điện phân dd muối ăn có màng ngăn giữa 2 điện cực -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Viết IV. Điều chế khí clo 1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm: *Nguyên liệu: +MnO2 (KMnO4) +dd HClđặc - PTPƯ 4HCl+ MnO2 MnCl2+ Cl2+ 2H2O * Cách thu: thu khí clo bằng cách đẩy không khí. 2. Điều chế clo trong công nghiệp. - PTPƯ: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 c. Củng cố - Luyện tập (9’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV: Cho HS nghiên cứu nội dung bài tập -?: Bài tập cho ta biết đại lượng nào? Yêu cầu tìm đại lượng nào? -?: Hãy nêu hướng đi của bài toán? -GV: Gọi HS lên bảng làm -HS: Tự nghiên cứu nội dung bài tập -HS: Biết VHCl=200ml CM(HCl)= 5M Tính (đktc) -HS: Từ VHCl ,CM(HCl) ta tìm được nHCl theo PTPƯ số mol H2 -HS: Một em lên bảng làm các em khác tự làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung hoàn thiện bài. Bài tập: Cho MnO2 tác dụng với một lượng vừa đủ 200 ml HCl 5M Tính thể tích H2 sinh thu được ở đktc Giải - PTPƯ: 4HCl+ MnO2 MnCl2+ Cl2+ 2H2O nHCl = 0,2*5=1 mol - Theo PTPƯ ta có =nHCl= 0,25 mol - Thể tích Cl2 = 0,25 * 22,4 = 5,6 (l) d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: ( 1’) - Làm lại các bài tập 7, 8, 9, SGK/81 vào vở bài tập. - Nghiê cứu trước bài các bon * RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian giảng toàn bài: - Thời gian dành cho từng phần: . ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy: . - Nội dung: .
File đính kèm:
- 32.doc