Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 21, Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: HS hiểu;
- Một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của KL trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng.
b. Kỹ năng:
- Hiểu thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Hiểu liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại.
Ngày soạn: 28/10/2011 Ngày giảng: Hóa 9 A : 01/11/2011 Hóa 9 B : 01/11/2011 Hóa 9 C : 01/11/2011 Hóa 9 D : 04/11/2011 Hóa 9 E : 03/11/2011 Tiết 21Bài 15 TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: HS hiểu; - Một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim. - Một số ứng dụng của KL trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng........ b. Kỹ năng: - Hiểu thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí. - Hiểu liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại. c. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích môn học và sự ham muốn khám phá khoa h 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Giáo viên: Một số mẫu kim loại trong phòng thí nghiệm. b. Học sinh: Yêu cầu chuẩn bị theo nhóm: - Một đoạn dây thép (khoảng 20 cm k) - Một đèn cồn và diêm - Một vài đồ vật khác: cái kim, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo bằng nhôm........ - Một đèn điện để bàn - Một đoạn dây nhôm nhỏ, 1 mẩu than gỗ. 3. Tiến trình bài giảng: a. Kiểm tra bài cũ: Không KT. b. Giảng bài mới: Hoạt động 1: (8’) Tính dẻo. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV y/c HS của các nhóm làm thí nghiệm ở nhà báo cáo: + Dùng búa đập một đoạn dây nhôm + Dùng búa đập một mẩu than => Hiện tượng? Giải thích? - GV hỏi: Tại sao người ta dát mỏng được lá vàng có độ dày chỉ vài m, sản xuất được lá nhôm, lá đồng rất mỏng, làm ra được các loại sắt dùng trong xây dựng (sắt tròns, sắt vuông) với những kích thước khác nhau? - Gọi 1 HS nêu kết luận ở mục này. -HS báo cáo kết quả thí nghiệm: + Dây nhôm bị dát mỏng + Mẩu than bị vỡ vụn => Giải thích: dây nhôm có tính dẻo, than thì không - HS trả lời: do KL có tính dẻo -> có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng, tạo nên các đồ vật có hình dạng khác nhau. - HS nêu ra kết luận về tính dẻo của KL. 1. Tính dẻo * Kết luận: + Kim loại có tính dẻo + ứng dụng: rèn, dát, tạo các đồ vật với nhiều hình dạng khác nhau. Hoạt động 2: (11’) Tính dẫn điện. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -?: Dây dẫn điện thường làm bằng loại chất gì? -?: Dây dẫn điện thường được làm bằng KL nào? -?: Hãy so sánh tính dẫn điện của các kim loại khác nhau ? -?: Tính dẫn điện của KL trong đời sống, sản xuất được sử dụng như thế nào? -?: Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì để tránh bị điện giật? -?: Ở gia đình em có biện pháp và việc làm ntn để đảm bảo an toàn khi dùng điện ? -HS: Làm băng kim loại. -HS: Thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi của GV. Al, Fe,Cu -HS: Các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau -HS: Dùng để sản xuất các đồ dùng điện -HS: Đảm bảo cách điện -HS: Không sử dụng dây trần để dẫn điện, đảm bảo cách điện tôt, nối đất một số dụng cụ tiêu thụ điện 2. Tính dẫn điện - Kim loại có tính dẫn điện - Ứng dụng: dùng KL sản xuất dây dẫn điện + Lưu ý: dây điện phải có vỏ nhựa bọc cách điện an toàn để tránh điện giật. Hoạt động 3: (12’) Tính dẫn nhiệt: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Y/c HS làm thí nghiệm (SGK) theo nhóm với: dây thép, dây đồng, lá nhôm..... => Y/c báo cáo kết quả TN, và giải thích hiện tượng xảy ra của TN -?: Qua TN em rút ra kết luận gì về tính chất của KL ? - Y/c liên hệ ứng dụng của KL dựa vào tính dẫn nhiệt. - HS làm TN theo nhóm =>Báo cáo KQ: phần dây thép không tiếp xúc với ngọn lửa cũng nóng lên. Dât thép có khả năng dẫn nhiệt. -HS:TL => Nêu ứng dụng và các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ đung nấu sao cho không bị bỏng. 3. Tính dẫn nhiệt + Kim loại có tính dẫn nhiệt. + ứng dụng: dùng KL sản xuất dụng cụ nấu ăn và nhiều dụng cụ khác (VD : bàn là........) Hoạt động 4: (8’) Ánh kim: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Y/c HS quan sát vẻ sáng của bề mặt kim loại: đồ trang sức, vỏ hộp sữa mới, đinh sắt,.... và rút ra kết luận. -?: Em có nhận xét gì về màu sắc của KL? -GV: Khả năng phản sạ ánh sáng của kim loại người ta gọi là tính ánh kim - HS quan sát vẻ sáng của giấy thiếc, giấy nhôm, ấm mới, nhẫn đồng, vàng, bạc......... => Nhận xét: vẻ sáng lấp lánh đó gọi là ánh kim. -HS: lắng nghe và ghi 4. Ánh kim * Kết luận: Kim loại có ánh kim. c. Luyện tập - Củng cố: (5’) - Y/c HS nêu những vấn đề cần nhớ sau bài học. - Y/c HS đọc Kết luận tròn SGK và mục " Em có hiểu" - Y/c làm ngay BT 2, 3, 5 (SGK) d. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau: (1’) - Y/c HS về nhà làm các BT: 4, 5 * RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian giảng toàn bài: .. - Thời gian dành cho từng phần: - Nội dung kiến thức: . ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy: . .
File đính kèm:
- 21.doc