Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 61, Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

1. Mục tiêu.

a. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất

b. Kĩ năng

- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.

- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.

c. Thái độ.

- Qua bài giúp HS có ý thức hơn về độ tan của các chất trong nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 61, Bài 41: Độ tan của một chất trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
19/03/2012
Ngày giảng:
Hóa
8
A
19/03/2012
Hóa
8
B
24/03/2012
Hóa
8
C
19/03/2012
Hóa
8
D
24/03/2012
Tiết 61 bài 41: ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC 
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất
b. Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
c. Thái độ. 
- Qua bài giúp HS có ý thức hơn về độ tan của các chất trong nước.
2. Chuẩn bị của GV & HS
a. Chuẩn bị của GV. 
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, phiễu thủy tinh, tấm kín, đèn cồn, khai nhựa.
- Hóa chất: Nước, NaCl, CaCO3
b. Chuẩn bị của HS. Đọc thông tin SGK, các bài tập.
3. Tiến trình bài dạy. 
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi
Đáp án
-?: Nêu khái niệm dung môi, chất tan và dung dịch là gì?
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác tạo thành dung dịch.
+ Chất tan là chất bị hòa tan vào dung môi.
+ Dung dịch là hổn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
b. Giảng bài mới
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều hay ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này thì chúng ta sẽ tìm hiểu độ tan của một chất
Hoạt động 1 (15’)
Tìm hiểu tính tan của chất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 
- Thí nghiệm 1: 
+ Cho một ít bột CaCO3 vào nước cất và lắc mạnh. Sau đó lọc lấy nước lọc.
+ Nhỏ vài giọt lên tấm kính hơ nóng trên ngọn lữa đèn cồn để nước bay hơi hết: 
-?: Em có nhận xét gì về dấu vết để lại trên tấm kính.
-?: Qua TN em rút ra kết luận gì về tính tan của bột CaCO3 trong nước?
 -GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: Thay muối CaCO3 bằng NaCl và làm thí nghiệm như trên.
-?: Em có nhận xét gì về dấu vết để lại trên tấm kính.
-GV:(Gi) Viết cặn để lại trên tấm kính chính là muối NaCl
-?: Qua TN em rút ra kết luận gì về tính tan của bột NaCl trong nước?
-?: Qua các TN trên em có nhận xét gì về tính tan của các chất khác nhau trong nước?
-GV:(Gi) Qua nhiều TN các nhà khoa học đã ghi lại tính tan của các chất trong nước và ghi lại thành bảng tính tan. GV giới thiều bảng tính tan trang 156 SGK và hướng dẫn cách tra tính tan của các chất
-?: Em có nhận xét gì về tính tan của các axit, bazơ?
-?: Kim loại nào mà muối và bazơ của chúng đều tan hết?
-?: Gốc axit nào mà tất cả axit và muối của chúng đều tan hết?
-?: Gốc axit nào mà hầu hết các muối đều tan?
- HS: Các nhóm nghe và làm thí nghiệm theo hướng dẫn
-HS: Sau khi nước bay hơi hết, trên tấn kính không để lại dấu vết.
-HS: Muối CaCO3 không tan trong nước. 
- HS: Các nhóm nghe và làm thí nghiệm theo hướng dẫn
-HS: Sau khi nước bay hơi hết, trên tấm kính có vết cặn.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Muối NaCl tan được trong nước.
-HS: Có chất tan trong nước, có chất không tan trong nước
-HS: Lắng nghe và quan sát bảng tính tan
-HS: Dựa vào bảng tính tan để trả lời
-HS: TL→
-HS: TL→
-HS: TL→
I. Chất tan, chất không tan
1. Thí nghiệm
(SGK)
2. Tính tan của một số axit, bazơ trong nước
 - Hầu hết các axít đều tan trong nước (trừ H2SiO3).
- Phần lớn các bazơ không tan trong nước (trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, và Ca (OH)2 ít tan,...
- Muối 
+ Muối của Kali, Natri đều tan, Muối nitrát đều tan.
+ Hầu hết các muối Clo, Sunfát đều tan.
+ Phần lớn các muối cacbonát, phốtphát không tan (trừ muối của Natri, kali,...).
Hoạt động 2: (19’)
Độ tan của một chất trong nước 
-GV: (Chuyển ý) Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi người ta dùng khái niệm “độ tan”. Chúng ta sang nghiên cứu phần II
-?: Độ tan của một chất trong nước là gì?
-?: Em hiểu ntn khi viết: Ở 250C độ tan của đường là 204 gam Ta có: Công thức tính độ tan: 
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu kỹ nội dung bài tập và xác định đại lượng đã biết, đại lượng cần tìm
-?: Muốn tính được độ tan của KCl ở nhiệt độ trên chúng ta phải tính đại lượng nào?
-GV: Hãy lập tương quan tỷ lệ thuận giữa khối lượng nước và khối lượng KCl trong dd bão hoà trên để tính được khối lượng KCl tan trong 100 gam nước.
-?: Qua bài tập trên em hãy rút ra công thức tìm độ tan của một chất?
-?: Độ tan của chất rắn trong nước và nhiệt độ của dd tương quan với nhau ntn?
-?: Độ tan của chất rắn trong nước và nhiệt độ, ap suất của dd tương quan với nhau ntn?
-HS: Lắng nghe và ghi bài.
-HS: Tự nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi
-HS: TL→
-HS: Hoạt động độc lập theo yêu cầu của GV
-HS: Số gam KCl tan được trong 100 gam nước để tạo ra dd bão hoà
-HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành các yêu cầu của GV
-HS: TL→
-HS: Quan sát vào hình vẽ SGK để trả lời các câu hỏi
-HS: TL→
II. Độ tan của một chất trong nước.
1. Định nghĩa
- Độ tan (kí hiệu là S) của một chất là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bảo hòa ở một nhiệt độ xát định.
 + VD ở 250C độ tan của đường là 204 gam. Nghĩa là ở 25oC 100 gam nước có thể hoà tan 204 gam đường để tạo ra dd bão hoà
Bài tập  : Ở 20oC 150 gam nước có thể hoà tan được 400 gam KCl để thu được dd bão hoà
 - Hãy tính độ tan của KCl ở 20oC
Giải
-150 g nước..400 g KCl 
-100 g nước.. S g KCl 
→ 150. S = 100.400
↔ S= (100.400)/150 
 = 266,7 g
- Ở 20oC độ tan của KCl là 266,7 g
- Công thức tính độ tan: 
S = 
2. Những yếu tố ảnh hưởng độ tan: 
- Độ tan của chất rắn tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
- Độ tan của chất khí tỷ lệ thuận với áp suất, tỷ lệ nghịch với nhiệt độ.
c. Củng cố - Luyện tập (5’)
-GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập sau.
Bài tập: Ở 25oC có một dung dịch KCl bão hoà tiến hành hạ nhiệt độ của dd xuống 10oC đáp án nào trong các đáp án sau là đúng (đáp án đúng là đáp án C)
A. Dung dịch thu được vẫn bão hoà
B. Dung dịch thu được chưa bão hoà và không có hiện tượng gì?
C. Dung dịch vẫn bão hoà đồng thời có một ít chất rắn tách ra khỏi dd
D. Dung dích thu được chưa bão hoà đồng thời có một ít chất rắn tách ra khỏi dd
-?: Hãy giải thích tại sao đáp án C lại là đáp án đúng?
(Vì khi nhiệt độ giảm độ tan của chất rắn giảm )
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
-GV: Dặn các em về nhà học kỹ nội dung bài học và làm các bài tập 1,2,3,5 Riêng bài tập 5 dùng công thức tính độ tan của chất để làm. Nghiên cứu trước bài 42
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung .
..

File đính kèm:

  • docCopy (61) of T37.doc