Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 47, Bài 31:Tính chất. Ứng dụng của hiđro

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

Biết được:

 + Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.

 + Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi,.

 + ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

b. Kĩ năng

 + Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro.

 + Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.

 + Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

c. Thái độ.

- Qua tính chất, ứng dụng của Hidro học sinh ham thích môn hóa học vì nó có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 47, Bài 31:Tính chất. Ứng dụng của hiđro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
6/02/2012
Ngày giảng:
Hóa
8
A
8/02/2012
Hóa
8
B
8/02/2012
Hóa
8
C
10/02/2012
Hóa
8
D
7/02/2012
Tiết 47 bài 31 TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
Biết được: 
	+ Tính chất vật lí của hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.
	+ Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi,.
	+ ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp. 
b. Kĩ năng
 	+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của hiđro. 
	+ Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.
	+ Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 
c. Thái độ. 
- Qua tính chất, ứng dụng của Hidro học sinh ham thích môn hóa học vì nó có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn.
2. Chuẩn bị của GV & HS
a. Chuẩn bị của GV. 
Hóa chất
Dụng cụ
-KMnO4 
-Bình tam giác chứa O2 
-Zn , HCl
-Bình kíp đơn giản, cốc thuỷ tinh.
-Khí H2 thu sẵn
-Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn.
b. Chuẩn bị của HS. Đọc thông tin SGK, các bài tập.
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra)
b. Giảng bài mới
 * Đặt vấn đề vào bài mới. Khí Hiđrô có những tính chất gì? Nó có lợi ích gì? Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về Hiđrô.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (8’)
Tìm hiểu tính chất vật lý của H2 
-?: Hãy cho KHHH và CTHH 
 NTK và PTK của Hiđrô ?
-?: Hãy quan sát lọ đựng đơn chất Hiđrô và nhận xét về trạng thái, màu sắc của hiđrô?
-?: Hãy tính tỉ khối của Hiđro so với không khí?
-?: Qua kết quả trên em rút ra kết luận gì?
-GV:(Gi) Hiđrô là khí nhẹ nhất trong tất cả các khí( Nặng bằng khí He)
-?: Em có nhận xét gì về tính tan của khí Hiđro trong nước?
-?: Em rút ra kết luận gì về TCVL của Hiđrô?
-KHHH: H
 CTHH: H2
-NTK: 1
 PTN: 2
-HS: H2 là chất khí, không màu.
-HS: Tính
-HS: Hiđro nhẹ hơn không khí
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
à H2 là chất khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
-HS: Vậy H2 là chất tan ít trong nước.
-HS: TL→
KHHH: H
CTHH: H2
NTK: 1
PTN: 2
Tính chất vật lý:
- H2 là chất khí không màu, không mùi và không vị.
- Tan rất ít trong H2O và nhẹ nhất trong các chất khí.
Hoạt động 2: (25’)
Tìm hiểu tính chất hóa học của H2 
-GV: Giới thiệu bình kíp đơn giản như hình 5.2a
-?: Khi ta mở khoá cho dung dịch HCl tiếp xúc với viên Zn à có hiện tượng gì xảy ra?
-GV: Khí sinh ra là khí Hiđro . Bây giờ thầy châm lửa ở đầu vòi ống dẫn khí (đầu ống dẫn khí bằng thuỷ tinh dạng vuốt nhọn)
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-GV: Đưa đầu ống khí Hiđro đang cháy vào lọ đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: TN trên nghiên cứu về TCHH nào của Hiđro? Hãy viết PTPƯ minh hoạ?
-?: Từ màu của ngọn lửa em có nhận xét gì về nhiệt lượng toả ra khi khí Hiđro cháy?
-GV:(Gi) H2 cháy trong oxi tạo ra hơi H2O, đồng thời toả nhiệt à Vì vậy người ta dùng H2 làm nguyên liệu cho đèn xì oxi -hiđrô để hàn cắt kim loại.
-GV: Giới thiệu ống nghiệm chứa hỗn hợp oxi và Hiđro. Sau đó tiến hành đốt cháy hônn hợp trên (Đưa miệng ống nghiêm trên vào ngọn lửa đền cồn)
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Tại sao khi đốt Hiđro ở đầu ống dẫn khí chỉ có tiếng nổ khẽ nhưng khi đốt hỗn hợp Hiđro và oxi lại có tiếng nổ lớn?
-GV:(Gi) Hỗn hợp khí Hiđro và khí oxi gọi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất khi tỉ lệ thể tích là : 
-?: Bằng cách nào ta có thể kiểm tra được Hiđro tinh khiết hay Hiđro có lẫn khí oxi?
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Khi cho viên Zn tiếp xúc với dung dịch HCl có chất khí không màu bay ra.
-HS: Lắng nghe và quan sát GV tiến hành TN 
-HS: Có tiếng nổ và Hiđro cháy với ngọn lửa màu xanh. 
-HS: Cháy to hơn, ngọn lửa màu xanh hơn và thành bình có hơi nước
-HS: TL→
-HS: Toả nhiều nhiệt
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Lắng nghe và quan sát GV tiến hành TN. Quan sát hiện tượng xảy ra
-HS: Có tiếng nổ to
-HS: Vì ở đầu ống sự hoá hợp xảy ra từ từ. Nhưng ở hỗn hợp sự hoá hợp xảy ra đồng loạt làm cho thể tích khí tăng lên đột ngột làm cho thể tích khí tăng đột ngột gây tiêng nổ
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Đốt nếu có tiếng nổ mạnh thì là Hiđro lẫn Oxi. Nếu có tiếng nổ khẽ là Hiđro tinh khiết
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với oxi tạo ra nước
-Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
-Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn với 
c. Củng cố - Luyện tập (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV: Yêu cầu HS tự NC nội dung bài tập.
-?: Bài toán cho biết đại lượng nào? Yêu cầu tìm đại lượng nào?
-?: Bài toán này thuộc loại toán gì?
-?: Hãy nêu hướng giải bài toán?
-HS: Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bài ra bảng phụ. Sau đó đại diện các nhóm treo bảng phụ cả lớp chữa 1 bảng và so sánh với các nhóm còn lại
-HS: Tự NC nội dung bài tập và xác định đại lượng đã biết, đại lượng cần tìm
-HS: 
Biết 
Vhiđro=2,8 l(đktc)
Tìm
+ Voxi = ? (đktc)
+ mnước = ?
-HS: Bài toán tính theo PTHH
-HS: Từ Vhiđro=2,8
Ta tìm được n(H) Theo PTPƯ ta tìm được số mol của oxi và nước
-HS: Làm theo yêu cầu của GV
Bài tập: Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O.
a.Tính thể tích (đktc) b.Tính khối lượng H2O thu được
Giải
- PTHH:
2H2 + O2 2H2O
a.Theo PTHH:
b. Theo PTHH:
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
-Học bài.
-Làm bài tập 6 SGK / 109
-Đọc phần II.2 bài 31 SGK / 106, 107
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (47) of T37.doc
Giáo án liên quan