Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 43, Bài 28: Không khí-Sự cháy (Tiếp theo)

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: HS biết được

 + Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.

 + Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

 + Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

b.Kĩ năng:

+ Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất.

 + Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 43, Bài 28: Không khí-Sự cháy (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
16/01/2012
Ngày giảng:
Hóa
8
A
18/01/2012
Hóa
8
B
18/01/2012
Hóa
8
C
Nghỉ tết
Hóa
8
D
17/01/2012
Tiết 43 Bài 28:KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiếp theo)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: HS biết được
	+ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. 
	+ Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 
	+ Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả. 
b.Kĩ năng:
+  Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất. 
	+ Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy. 
c. Thái độ
HS hiểu và có ý thức giữ gìn bầu không khí ô nhiễm và phòng chống cháy.
2. Chuẩn bị của GV & HS
a. Giáo viên
 - Bảng phụ bảng so sánh sự cháy và sự oxi hoá chậm
b. Học sinh
-Xem trước phần II SGK / 97
-ôn lại các bài từ bài 24 – bài 28
3. Tiến trình dạy học
a. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi
Đáp án
-?: Sự oxi hoá là gì?
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của một chất với oxi
b. Giảng bài mới
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Sự cháy là gì? Sự oxi hoá chậm là gì ? Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy là gì ? Tiết học hôm nay giúp các em trả lời được câu hỏi trên ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (19’)
Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm. 
-?: Khi châm lửa vào tờ giấy hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Hãy kể ra các hiện tượng tương tự trên?
-GV:(Gi)Những hiện tượng như vậy, người ta gọi đó là sự cháy. 
-?: Vậy sự cháy là gì?
-?: Sự cháy trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?
-?: Các đồ vật bằng kim loại đặc biệt là (gang, sắt, ) dùng lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì?
-GV: Đồ vật bằng gang, sắt,  khi dùng lâu bị gỉ là do các đồ vật này đã hóa hợp từ từ với oxi trong không khí(ngoài oxi còn tác dụng với chất khác trong không khí nữa) Hiện tượng trên gọi là sự oxi hoá chậm.
-?: Sự oxi hoá chậm là gì?
-GV: Trong cơ thể thường xuyên xảy ra sự tách dụng của các chất hữu cơ với oxi.Q uá trình này gọi là sự oxi hoá chậm hay là sự cháy ? Vì sao ?
-GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành bảng sau.
Sự cháy
Sự oxi hóa chậm
Giống
Khác 
-GV:(Gi) Sự oxi hoá chậm có thể tự chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy.
-HS: Tờ giấy cháy có kèm theo toả nhiệt và phát sáng.
-HS: Củi cháy, ga cháy
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: TL→
-?: Sự cháy trong không khí và trong oxi đều là sự oxi hóa. Nhưng sự cháy trong oxi diễn ra mãnh liệt hơn và tạo ra nhiệt độ cao hơn.
-HS: Bị gỉ 
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ 
-HS: TL→
-HS: Gọi là sự oxi hoá chậm vì đây là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
-HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành bảng
Sự cháy
Sự oxi hóa chậm
Giống
-là sự oxi hóa và có toả nhiệt
Khác 
-phát sáng
-không phát sáng
-xảy ra nhanh
-xảy ra chậm
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
II. Sự cháy và sự oxi hóa.
1. Sự cháy: Là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
2. Sự oxi hóa chậm:
là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Hoạt động 2: (13’)
Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy 
-GV: Các chất trong các S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào?
-?: Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì?
-?: Muốn dập tắt một đám cháy chúng ta thướng làm ntn?
-?: Cơ sở khoa học của hiện tượng trên là gì?
- Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì?
-?: Nêu các biện pháp dập tắt đám cháy?
-?: Theo em muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải làm gì? Vì sao ?
-HS: S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.
-HS: TL→
-HS: Lấy nước dội vào, lấy cát đổ vào, Lấy bình cháy xịt vào.
-HS: 
+Lấy nước dội vào, để giảm nhiệt độ cháy của chất cháy xuống
 + Lấy cát đổ vào, Lấy bình cháy xịt vào để cách li chất cháy với khí oxi
-HS: TL→
-HS: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.
III. điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy
a. Các điều kiện phát sinh sự cháy:
-Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
-Phải có đủ oxi cho sự cháy.
b. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:(Có thể thực hiện 1 trong 2 biện pháp)
-Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
-Cách li chất cháy với oxi.
c. Củng cố- Luyện tập (6’) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-?: Sự cháy là gì?
-?: Điều kiện để phát sinh sự cháy là gì?
-HS: TL→
-HS: TL→
- Sự cháy: Là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
- Sự oxi hóa chậm:
là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng
- Các điều kiện phát sinh sự cháy:
-Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
-Phải có đủ oxi cho sự cháy.
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
-Học kỹ nội dung bài học
-Làm bài tập: 3,4,5,6 SGK/ 99
-Xem trước nội dung bài luyện tập 5.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
...................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (43) of T37.doc
Giáo án liên quan