Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 41, Bài 27: Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
-Biết được
+ Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN
+ Khái niệm phản ứng phân hủy
b.Kĩ năng:
+ Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4
+ Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp
+ Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.
c. Thái độ
Hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn.
Ngày soạn: 9/01/2012 Ngày giảng: Hóa 8 A 11/01/2012 Hóa 8 B 11/01/2012 Hóa 8 C 13/01/2012 Hóa 8 D 10/01/2012 Tiết 41 Bài 27:ĐIỀU CHẾ OXI. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: -Biết được + Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN + Khái niệm phản ứng phân hủy b.Kĩ năng: + Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 + Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp + Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. c. Thái độ Hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV & HS a. Giáo viên Hóa chất Dụng cụ -KMnO4 -ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm, -KClO3 - Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất. -MnO2 -Diêm, que đóm, bông. b. Học sinh -Làm bài tập 1,2b,3,5 SGK/ 91 -Đọc bài 27 SGK / 92,93 3. Tiến trình dạy học a. Kiểm tra bài cũ ( (7’) Câu hỏi Đáp án -?: Hãy viết CTHH của 2oxit axit? 2 oxit bazo mà em biết sau đó đọc tên các axit trên? -HS: Một em lên bảng làm sau đó cả lớp nhận xét bổ sung b. Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: (22’) Tìm hiểu cách điều chế oxit trong phòng thí nghiệm. -GV: Giới thiệu thí nghiệm đun nóng trong ống nghiệm một thời gian sau đó cho tàn đóm vào miệng ống nghiệm -GV: Chú ý HS khi đun ống nghiệm phải đun nóng đều ống nghiệm sau đó mới đun tập trung -?: Hiện tượng gì sảy ra khi cho tàn đóm vào miệng ống nghiệm trên? -?: Tại sao que đóm bùng cháy khi đưa vào miệng ống nghiệm đang đun nóng? -GV:(Gi) Sản phẩm sinh ra không chỉ có O2 mà còn có K2MnO4 và MnO2 -?: Hãy viết PTPƯ xảy ra-?: -GV: Giới thiệu và biểu diễn thí nghiệm đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2 trong ống nghiệm. Sau 1 thời gian cho tàn đóm vào miệng ống nghiệm -?: Hiện tượng xảy ra ntn? -?: Qua hiện tượng chứng tỏ đã có khí gì sinh ra? -GV: Tiến hành thu khí oxi sinh ra bằng cách đẩy nước trước sau đó thu bằng cách đẩy không khí sau. -?: Khi tiến hành thu khí bằng cách đẩy không khí thì làm thế nào chúng ta có thể biết được khí oxi đã đầy lọ hay chưa? -?: Hai cách thu khí trên là dựa vào tính chất nào của oxi? -?: Chúng ta có thể để úp bình thu khi tiến hành thu khí oxi có được không? Tại sao? -GV: Khi nung nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2thì MnO2 chỉ đóng vai trò là chất xúc tác không bị biến đổi trong phản ứng HH. Quá trình nung KClO3 sẽ sinh ra KCl và O2 -?: Hãy viết PTPƯ sinh ra? -?: Qua TN trên em rút ra kết luận gì về nguyên liệu và cách diều chế oxi trong phòng TN -?: Chúng ta có thể thu khí oxi bằng mấy cách? -HS: Các nhóm tiến hành TN như hướng dẫn của GV -HS: Lắng nghe -HS: Tàn đóm bùng cháy -HS: Vì quá trình đun sinh ra khí oxivà khí oxi duy trì sự sống và sự cháy nên làm cho que đóm còn tàn than hồng bùng cháy. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ -HS: Một HS lên bảng viết các HS khác tự viết vào vở +Phương trình hóa học: -HS: Quan sát GV tiến hành TN -HS: Tàn đóm bùng cháy -HS: Khí oxi -HS: Quan sát GV tiến hành -HS: Dùng tàn đóm đặt ở miệng ống nghiệm. Nếu oxi đầy lọ thì tàn đóm sẽ đỏ lên hoặ bùng cháy. -HS: + Đẩy nước (Khí oxi ít tan trong nước) + Đẩy không khí (Khí oxi nặng hơn không khí) -HS: Không vì oxi nặng hơn kk sẽ rơi hết xuống dưới -HS: Lắng nghe và ghi nhớ -HS: Một em lên bảng viết các HS khác tự viết vào vở. -HS: TL→ -HS: TL→ I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. 1. Thí nghiệm 1 nhiệt phân KMnO4: - PTPƯ 2KMnO4 O2 + K2MnO4 + MnO2 2. Thí nghiệm 2 nhiệt phân KClO3: - PTPƯ: 2KClO3 2KCl + 3O2 2. Kết luận: -Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như. KClO3,KMnO4 -Có 2 cách thu khí oxi: + Đẩy nước. + Đẩy không khí. Hoạt động 3: (8’) Tìm hiểu phản ứng phân hủy -?: Các phản ứng điều chế oxi ở trên xếp vào loại phản ứng hoá hợp có được không? Tại sao? -?: Số lượng chất ban đầu(chất phản ứng) của các phản ứng trên là bao nhiêu? -GV:(Gi) Các phản ứng HH trên chỉ có một chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới. Các phản ứng HH trên gọi là phản ứng phân huỷ -?: Phản ứng phân huỷ là gì? -HS: Không vì chất tạo thành không phải là 1 -HS: Chỉ có 1 chất ban đầu -HS: Lắng nghe và ghi nhớ -HS: TL→ III. Phản ứng phân hủy. - Phản ứng phân huỷ là phản ứng HH trong đó từ một chất ban đầu sinh ra nhiều chất mới c. Cùng cố - Luyện tập ( 6’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV: Yêu cầu HS giải bài tập 1,5 SGK/ 94 -HS: Hoạt động độc lập để làm từng bài. Sau đó 1 HS báo cáo cả lớp góp ý bổ sung -Bài tập 1 SGK / 94 Đáp án: b, c. vì KClO3 và KMnO4 là những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. -Bài tập 5 SGK / 94: a.CaCO3 CaO + CO2 b. Phản ứng trên là phản ứng phân hủy vì có một chất tham gia tạo thành 2 sản phẩm. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) -Học bài. -Làm bài tập: 2,3,4,6 SGK/94 -ôn lại bài tính chất của oxi. -Đọc bài 28: không khí – sự cháy * RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian giảng toàn bài: - Thời gian dành cho từng phần: . ...................................................................................................................................- Phương pháp giảng dạy: . - Nội dung: .
File đính kèm:
- Copy (41) of T37.doc