Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phản ứng hóa học (Tiếp theo)

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

Biết được:

- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.

- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra

b. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.

- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.

- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).

 

docx5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phản ứng hóa học (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
21/10/2011
Ngày giảng:
Hóa
8
A
:
24/10/2011
Hóa
8
B
:
25/10/2011
Hóa
8
C
:
24/10/2011
Hóa
8
D
:
29/10/2011
Tiết 19Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt)
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
Biết được:
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
b. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
c. Thái độ:
 -Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
2. Chuẩn bị của gv & hs: 
a. Chuẩn bị của GV : 
Hóa chất
Dụng cụ
-Pđỏ hoặc than
-Ống nghiệm 
-DD BaCl2 , CuSO4 
-Đèn cồn, diêm
-DD Na2SO4 hoặc H2SO4
-Muôi sắt
-DD HCl , NaOH
-Kẹp gỗ
 b. Chuẩn bị của HS: 
 -Học bài.
 -Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 50
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ (5’)
NỘI DUNG
ĐÁP ÁN
?Thế nào là phản ứng hóa học
?Diễn biến của PƯHH diễn ra như thế nào
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
b. Dạy bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (16’)
Khi nào phản ứng hoá học xảy ra
-GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: Cho viên Zn và dung dịch HCl.
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Hiện tượng trên là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học? Vì sao?
-GV: Giới thiệu chất mới sinh ra là: Khí Hiđro và Kẽm clorua. Như vậy đã có phản ứng HH xảy ra.
-?: Qua thí nghiệm trên, các em thấy, muốn phản ứng hóa học xảy ra nhất thiết phải có cac điều kiện gì ?
-GV:(Gi) bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn. Yêu cầu HS lấy ví dụ.
-?: Qua TN về phản ứng giữa bột lưu huỳnh với bột sắt các em đã nghiên cứu ở bài trước → Khi nào phản ứng HH trên xảy ra?
-GV:(Gi) Một số phản ứng ở điều kiên thường không xảy ra nhưng khi có nhiệt độ lại xảy ra. Một số phản ứng khi có nhiệt độ thì tốc độ phản ứng sẽ nhanh hơn.
-?: Muốn chuyển hóa từ tinh bột sang rượu phải cần có điều kiện gì ?
-GV:(Gi) “Men” là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc. Người ta gọi men là chất xúc tác cho PƯ HH?
-GV(Gi): Có những PƯHH để xảy ra cần có chất xúc tác. Có những phản ứng HH chất xúc tác làm cho PƯ nhanh hơn.
-HS: Hoạt động theo nhóm, làm thí nghiệm: cho viên Zn và dung dịch HCl.
gXuất hiện bọt khí ; Viên Zn nhỏ dần.
-HS: HT HH vì có chất mới sinh ra
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: TL→
-HS: Thanh củi nếu để to cháy chậm hơn là khi ta chẻ nhỏ ra. Vì khi chẻ nhỏ thì bề mặt tiếp xúc với không khí nhiều hơn
-HS: Khi có nhiệt độ
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Muốn chuyển hóa từ tinh bột sang rượu phải cần có men.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ?
-Các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau.bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ xảy ra.
Td : Lưu huỳnh + Săt
-Một số phản ứng cần có nhiệt độ .
-Có những PƯ cần có chất xúc tác
Hoạt động 2: (15’)
Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu màu sắc của dd BaCl2,dd CuSO4,dd Na2SO4, dd NaOH.
-? Các dd trên có màu sắc ntn? 
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
+TN1: Cho 1 giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4.
+TN2: Nhỏ vài giọt dd CuSO4 vào dd NaOH
TN3: Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd Na2SO4
-GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành TN
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Qua hiện tượng trên em rút ra kết luận. Ở TN nào đã có phản ứng HH xảy ra? Vì sao?
-GV: Giới thiệu cho HS biết chất tạo ra ở TN1 là BaSO4 rắn màu trắng. Ở TN2 tạo ra chất rắn màu xanh lam là Cu(OH)2 , TN 3 không tạo ra chất mới
-?: Qua TN trên để nhận biết ra PƯHH xảy ra chúng ta dựa vào dấu hiệu nào?
-?: Ngoài ra chúng ta còn dựa vào dấu hiệu nào khác?
-HS: Quan sát nhận biết màu sắc của các dd trên
-HS: Các dd trên đều trong suốt không màu.
-HS: Nghe GV hướng dẫn 
-HS: Các nhóm tiến hành TN. Ghi lại hiện tượng quan sát được.
-HS: Hiện tượng xảy ra như sau.
+TN1: Xuất hiện kết tủa trắng
+TN2 Xuốt hiện kết tủa màu xanh lam
+ TN3: Không có hiện tượng gì xảy ra.
-HS: TN1,TN2 có phản ứng HH xảy ra vì có chất mới xuất hiện có màu sắc khác chất ban đầu.
-HS: TL→
-HS: TL→
IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành
- Ngoài ra ta còn có thể nhận biết phản ứng HH xảy ra dựa vào sự phát sáng và toả nhiệt.
c. Củng cố - Luyện tập (6’)
1/ Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
2/ Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
HS: Trả lời các câu hỏi 
HS: Trả lời câu hỏi.
1/ Các chất tham gia phải tiếp xút với nhau.
- Một số phản ứng cần có nhiệt độ.
- Một số phản ứng cần có mặt chất xút tác.
2/ Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành (Màu sắc, tính tan, trạng thái,...)
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (4’)
5/ 51 Axít clohiđríc +Canxicacbonát → Canxi clorua +Nước +Khí cacbonđioxít
Chất phản ứng: Axít clohiđríc và cacbon đioxít.
Chất sản phẩm: canxi clorua, Nước, khí cacbođioxít.
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: Xuất hiện chất khí (Có sủi bọt ở vỏ trứngC).
	6/ 51 Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xút của than với khí oxi (trong không khí). Dùng que lửa châm để tăng nhiệt độ của than, Quạt mạnh để tăng khí oxi. Khi than bén cháy đã có phản úng hóa học xảy 
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài:
- Thời gian dành cho từng phần: 
- Nội dung kiến thức: .
....................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
.

File đính kèm:

  • docxCopy (19) of Copy of t6.docx