Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 8: Bài luyện tập 1

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức::

 Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm cơ bản: Chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử.

  Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của hầu hết đơn chất kim loại.

b. Kĩ năng :

  Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp. Từ sơ đồ nguyên tử nêu được thành phần cấu tạo. Tìm ký hiệu, nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại khi biết nguyên tử khối tìm tên và ký hiệu, biết cách tính phân tử khối.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 8: Bài luyện tập 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
16/09/2011
Ngày giảng:
Hóa
8
A
:
19/09/2011
Hóa
8
B
:
24/09/2011
Hóa
8
C
:
19/09/2011
Hóa
8
D
:
24/09/2011
Tiết 11 Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức::
- Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm cơ bản: Chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử.
 - Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của hầu hết đơn chất kim loại.
b. Kĩ năng : 
 - Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp. Từ sơ đồ nguyên	tử nêu được thành phần cấu tạo. Tìm ký hiệu, nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại khi biết nguyên tử khối tìm tên và ký hiệu, biết cách tính phân tử khối.
c. Thái độ:
 - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS:
a. Chuẩn bị của GV:
 - Hình vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữ các khái niệm (trang 29 SGK)
 b. Chuẩn bị của HS?:
 - Nghiên cứu bài trước ở nha.ứ Xem lại kiến thức ở chương I
 - Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
3. Tiến trình bài dạy :
a. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 b. Dạy bài mới:
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Chúng ta đã nghiên cứu các khái niệm về chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn	chất, hợp chất, phân tử . . . Để củng cố các khái niệm trên, hôm nay chúng ta cùng	nhau luyện tập, ôn lại các khía niệm và giải các bài tập liên quan đến các khái niệm	đó.
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ : (13’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
- GV: Sử dụng sơ đồ trang 29 SGK ® Yêu cầu 1 học sinh đọc (khi sử dụng sơ đồ, giáo viên che những chữ in dưới khái niệm)
- GV: Hãy nêu thí dụ cụ thể để chỉ rõ các mối quan hệ từ vật thể đến chất, từ chất đến đơn chất? Cũng câu hỏi như trên nhưng hỏi về mối quan hệ từ vật thể đến hợp chất? 
-GV: Gọi HS báo cáo kết quả hoạt động của mình?
-GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức cũ để trả lời các câu hỏi sau.
-?: Hãy cho biết chất được tạo nên từ đâu?
-?: Đơn chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
-?: Chất được tạo nên từ hai nguyên tố trở lên gọi là gì?
- HS : Quan sát sơ đồ trên bảng (Gấp SGK lại), đọc lên mối quan hệ giữa các khái niệm
- HS : Nhóm thảo luận, chuẩn bị kiến thức để phát biểu theo phân công
-HS: Đại diện 1 nhóm báo cáo nhóm khác bổ sung hoàn thiện.
-HS: Hoạt động độc lập để trả lời
-HS: Nguyên tử
-HS: 1
-HS: Hợp chất
I. Kiến thức cần nhớ :
1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm (SGK).
2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử SGK
Hoạt động 2 : Luyện tập (15’)
-GV: Yêu cầu HS NC bài tập 1/30 SGK:
-GV: Gọi từng HS trả lời phần a bài 1/30: Xác định vật thể và chất:
-GV: Hướng dẫn, sắt nhôm và gỗ có các tính chất vật lý nào khác nhau?
-GV: Yêu cầu HS NC bài tập 3/30 SGK:
-GV: Gọi 2 HS lên bảng làm ?
GV: Yêu cầu HS NC bài tập 4/30 SGK:
-GV: Gọi 2 HS lên bảng làm ?
-HS: Tự NC trong SGK:
-HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi ở phần a
-HS: TL →
-HS: Tự NC trong SGK
-HS: 2 HS lên bảng làm cò các HS khác tự làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung hoàn thiện. 
-HS: Tự NC trong SGK
-HS: 2 HS lên bảng làm cò các HS khác tự làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung hoàn thiện.
Bài 1/30
a) Vật thể tự nhiên:
- Xenlulo có trong thân cây
- Vật thể nhân tạo: Chậu
- Chất: Nhôm, xenlulo
b) Nam châm hút sắt, nhôm chìm trong nước, gỗ nổi
Bài 3/30
a)PHK: 2.31 = 62 đvC
b) NTK của X là
(62-16):2 = 23 đvC
X là natri: Na
Bài 4/30: Điền theo thứ tự:
a) Ntố Hhọc, hợp chất
b) Phử, liên kết với nhau, đơn chất
c) Đơn chất, Ntố hóa học
d) Hợp chất, phân tử liên kết với nhau
Bài kiểm tra 15 phút:	 
Câu 1: (4 điểm) Khi viếtK: O , 2C , 5Na chỉ ý gì? Tính khối lượng bằng đvC?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy so sánh phân tử khí hiđro nặng hay nhẹ hơnE, bằng bao nhiêu lần so với phân tử khí oxi?
Câu 3: (3 điểm) Một hợp chất có phân tử gồm 3 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử S và nặng hơn phân tử hiđro 40 lần. M 
 a) Em cho biết tên và kí hiệu của X?
 b) Tính khối lượng nguyên tử X bằng đơn vị gam?
Đáp án:
Câu 1: (4 điểm)
Khi viết: O chỉ 2 ý:
- Ký hiệu hóa học của nguyên tố oxi (1 đ)
- Chỉ 1 nguyên tử oxi (16đvC) (1 đ)
 2 C chỉ 2 nguyên tử cacbon (24 đvC) (1 đ)
5 Na chỉ 5 nguyên tử natri (115 đvC) (1 đ)
Câu 2: (3 điểm)
 So sánh khối lượng phân tử hiđro với phân tử oxi: 
Khối lượng HK = 2 đvC (0, 5 đ)
Khối OK = 32 đvC (0, 5 đ)
 (1 đ)
Vậy phân tử hiđro nhẹ bằng 0, 0625 lần phân tử oxi. (1 đ)
Câu 3: (3 điểm)
a) - Hiđro có PHK = 2 đvc
- Khối lượng hợp chất: 40 . 2 = 80 đvC
- S có NTK = 32 đvC nên khối lượng của 3 nguyên tử X là: 80 – 32 = 48 
NTK của X là: 48 : 3 = 16đvC
Vậy X là oxi có ký hiệu là O
b) 1đvc = 0,166.10-23g nên khối lượng tính bằng gam của nguyên tử oxi là:
 16 . 0,166.10-23 = 2,656.10-23g
 c. Dăn dò h /s chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
	 - Nghiên cứu trước bài công thức hóa học. Xem lại kiến thức về phân tử.
.

File đính kèm:

  • docx2 - Copy (11).docx
Giáo án liên quan