Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương II: Phản ứng hóa học - Tiết 17 Bài 12: Sự biến đổi chất
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
Biết được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
b. Kĩ năng
- Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
c. Thái độ:
-Tạo hứng thú say mê môn họccho học sinh.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Ngày soạn: 14/10/2011 Ngày giảng: Hóa 8 A : 17/10/2011 Hóa 8 B : 18/10/2011 Hóa 8 C : 17/10/2011 Hóa 8 D : 22/10/2011 Chương II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Tiết 17 Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT 1. Mục tiêu a. Kiến thức: Biết được: - Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác. - Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác. b. Kĩ năng - Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. c. Thái độ: -Tạo hứng thú say mê môn họccho học sinh. -Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 2. Chuẩn Bị của GV & HS: a. Chuẩn bị của GV : -Tranh vẽ hình 2.1 SGK/ 45 Hóa chất Dụng cụ -Bột sắt, bột lưu huỳnh. -Nam châm.thìa nhựa, đũa thủy tinh -Đường, muối ăn. -Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.kẹp sắt -Nước. -Đèn cồn, kẹp gỗ.gía đỡ b. Chuẩn bị của HS: -Đọc SGK / 45,46 -Xem lại thí nghiệm đun nước muối ở bài 2: Chất. 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (3’) GV trả bài kiểm tra 1 tiết bài kiểm tra một tiết ` b. Dạy bài mới * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong chương trước các em đã học về chất Trong chương này các em sẽ học về phản ứng . Trước hết cần xem với chất có thể ra những biến đổi gì? thuộc loại hiện tượng nào?. Đễ hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: (11’) Tìm hiểu hiện tượng vật lý -GV: Yêu cầu HS quan sát viên nước đá kết hợp với hình vẽ SGK/ 45 -?: Để một thời gian nước đá chuyển sang trạng thái gì? -?: Đun sôi nước chuyển sang thể gì. -GV: dùng hình 2.1 SGK để minh họa. -?: Trong quá trình trên nước đã biến đổi thành chất khác chưa? -GV: gợi ý cho học sinh nhớ lại khi hòa tan muối ăn vào nước rồi cô cạn. -?: Em có nhận xét gì về sự biến đổi chất trong TN trên? -GV:(Gi) Hai hiện tượng trên là hiện tượng vật lí -?: Vậy hiện tượng vật lí là gì? -?: Theo em những hiện tượng biến đổi nào của chất được xếp vào hiện tượng vật lý? -Quan sát viên nước đá ở thể rắn -HS: Nước đá chuyển sang thể lỏng -HS: Nước sôi chuyển sang thể hơi -?: Trong hiện tượng trên chất nước không biến đổi thành chất khác. -HS: Nhớ lại TN hoà tan muối ăn vào nước -HS: Thí nghiệm trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất -HS: Lắng nghe và ghi nhớ -HS: TL→ -HS: Sự biến đổi về trạng thái chất, màu sắc, hình dạng, kích thước. là các hiện tượng vật lý. I. Hiện tượng vật lý: - Hiện tượng vật lý là hiện tượng biến đổi chất mà chất chưa bị biến đổi thành chất khác. Hoạt động 2: (19’) Tìm hiểu hiện tượng hóa học GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm sau: - Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh theo tỷ lệ 2/7 rồi chia thành hai phần bằng nhau. -TN:1 Phần 1: Đưa nam châm vào Quan sát. TN:2 Đổ phần 2: vào ống nghiệm và đun nóng. Yêu cầu HS quan sát sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp. Sau đó đưa nam châm vào sản phẩm. -?: Hiện tượng xảy ra ntn ở TN1? -?: Hiện tượng xảy ra ntn ở TN2? -?: Hiện tượng của TN nào là hiện tượng vật lý? Tại sao? -GV: Thông báo đó là hiện tượng hóa học. Vậy hiện tượng hóa học là gì? -?: Muốn biết hiện tượng vậy lý hay hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào? HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn. -HS: Nam châm hút sắt để lại bột lưu huỳnh -HS: Nhận xét: Hổn hợp nóng đỏ và chuyển dần sang đen. Sản phẩm không bị nam châm hút. -HS: Hiện tượng xảy ra ở TN 1 gọi là hiện tượng vật lý vì chưa có chất mới sinh ra. Hiện tượng ở TN 2 không gọi là hiện tượng vật lý vì đã có chất mới sinh ra. -HS: TL→ -HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới sinh ra (tạo ra) hay không. II. Hiện tượng hoá học: Quá trình trên gọi là sự thay đổi về chất (có sự thay đổi thành chất mới). - Hiện tượng hóa học là quá trình biến đổi có tạo ra chất mới. - Dựa vào dấu hiệu có chất mới sinh ra (tạo ra) hay không. c. Củng cố - Luyện tập (10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung bài tập 2 SGK -?: Dựa vào dấu hiệu nào để ta phân biệt được hiện tượng vật lý? Hiện tượng hoá học? -GV: Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung bài tập 3 SGK -GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành yêu cầu của bài tập. GV: Bài tập 3 trang 47. -HS: Nghiên cứu nội dung bài tập -HS: Dấu hiệu có chất mới sinh ra có tính chất khác chất ban đầu. -HS: Hoạt động độc lập làm bài tập vào vở sau đó Gv gọi từng em báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện. -HS: Nghiên cứu nội dung bài tập -HS: Hoạt động nhóm (3’) làm bài tập vào vở sau đó Gv gọi đại diện nhóm khác báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện. Bài 2: Hiện tượng hóa học là: a,c. (lưu huỳnh chất rắn cháy biến đổi thành lưu huỳnh đi oxít, canxi cacbonát biến đổi thành hai chất khác). Hiện tượng vật lý là: b,d (thuỷ tinh, cồn vẫn giữ nguyên chất ban đầu). Bài 3: Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến cháy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng biến thành hơi, trong giai đoạn này parafin chỉ biến đổi về trạng thái. Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi d0ó chất parafin đã biến đổi thành chất khác. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) -Học kỹ khái niệm hiện tượng vật lý, Hiện tượng hoá học - Tự lấy các ví dụ về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. - Đọc bài 13: phản ứng hóa học. SGK/ 47 .
File đính kèm:
- Copy (17) of Copy of t6.docx