Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương 1: Chất-nguyên tử-nguyên tử - Bài 2: Chất (Tiết 2)

 

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 pân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn vào chất nào khác (chất tinh khiết) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không

 Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết.

b. Kĩ năng:

 Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý (lắng, gạn, lọc, làm bay hơi.).

 Rèn kỹ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.

 Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác: Chất, chất tinh khiết, hỗn hợp

 

docx4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương 1: Chất-nguyên tử-nguyên tử - Bài 2: Chất (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
19/08/2011
Ngày giảng:
Hóa
8
A
:
22/08/2011
Hóa
8
B
:
27/08/2011
Hóa
8
C
:
22/08/2011
Hóa
8
D
:
27/08/2011
Chương 1 CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Bài 2: CHẤT (tiết 2)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
- pân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn vào chất nào khác (chất tinh khiết) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không
- Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết.
b. Kĩ năng:
- Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý (lắng, gạn, lọc, làm bay hơi...).
- Rèn kỹ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác: Chất, chất tinh khiết, hỗn hợp
c. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn, có ý thức học tập tốt
 - Có lòng say mê tìm tòi làm thí nghiệm hóa
 - Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống
2. Chuẩn bị của GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV: 
 - Hình vẽ (hình 1. 4 / 10 SGK) : Chưng cất nước tự nhiên
 - Cốc thủy tinh, bình nước, chén sứ, đế đun, lưới, đèn cồn, đũa khuấy, muối ăn.
 b. Chuẩn bị của HS
Chai nước khoáng, 
ống nước cất. 
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (7”)
 H1: Hãy nêu những biểu hiện được coi là tính chất của chất (Lấy muối ăn làm thí dụ) Vì sao nói mỗi chất có tính chất nhất định?
 - HS: Nêu được trạng thái, màu sắc, vị mặn, tan được trong nuớc . . .
. H2: Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
 - HS: Nhận biết chất, biết cách sử dụng, ứng dụng trong dời sống
b. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: (1”)
Bài học trước đã giúp ta phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Bài học hôm nay giúp chúng ta rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp, làm sao để tách chất ra khỏi hỗn hợp..
 b) Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: Chất tinh khiết (15”)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
-GV: Hãy quan sát chai nước khoáng và ống nước cất, hãy nêu thành phần các chất có trong nước khoáng (trên nhãn của chai)
-GV: Nước khoáng là nguồn nước trong tự nhiên. Hãy kể các nguồn nước khác trong tự nhiên?
-?: Vì sao nước khoáng không được dùng để pha chế thuốc tiêm hay sử dụng trong phòng thí nghiệm?
- Nước tự nhiên là hỗn hợp: Hiểu thế nào về hỗn hợp 
GV: Nươc sông, nước biển, nước suối ... đều là những hỗn hợp, nhưng chúng đều có thành phần chung là nước. Có cách nào tách được nước ra khỏi nước tự nhiên không?
GV: phải dùng phương pháp chưng cất nước (hình 1.4).
- Nước thu được sau khi cất gọi là nước cất. Nước cất là chất tinh khiết. Các em hiểu thế nào về chất tinh khiết?
- Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết
- Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định?
-HS: Nhóm phát biểu
-HS: Nhóm trao đổi và phát biểu
-HS: Vì nước khoáng có nhiều chất khác lẫn vào trong còn nước cất không có lẫn chát khác 
HS: Đọc SGK: Cũng như nước khoáng hỗn hợp / tr 9.
HS : Nhóm trao đổi và phát biểu
- HS: Chú ý quan sát hình vẽ theo hướng dẫn của giáo viên.
Nước lỏng ® hơi nước, chuyển qua ống sinh hàn, ngưng tụ ® nước lỏng (gọi là nước cất)
- HS: Nhóm thảo luận, phát biểu sau đó đọc phần 2/ tr. 10 
HS: Nhóm thảo luận, phát biểu.
HS: Nhóm thực hiện theo hướng dẫn
HS: Nhóm thảo luận, phát biểu sau đó đọc SGK. Vậy dựa vào nhiệt độ sôi ... ra khỏi hỗn hợp (cuối trang 11)
III. Chất tinh khiết :
1. Hỗn hợp : Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
2. Chất tinh chất :
(Nguyên chất)
- Không có lẫn chất nào khác.
- Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định
 HĐ 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp (15”)
GV: Tách riêng từng chất trong hỗn hợp nhằm mục đích gì? Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp nước muối ta làm thế nào? (GV : Có thể gợi ý: Muốn lấy muối ăn từ nước biển ta làm thế nào?
GV: Giới thiệu và hướng dẫn cách tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối.
- Dựa vào tính chất nào của chất mà ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp
IV. Tách chất ra khỏi hỗn hợp :
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật ly có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. 
 HĐ 3: Củng cố (5”)
Yêu cầu hY /s làm bài tập 7 và 8 SGK trang 11
Bài 7:
a) Giống nhau: lỏng
 Khác nhau: Hỗn hợp và tinh khiết
b) Nước khoáng tốt hơn
Bài 8:
Hóa lỏng không khí bằng cách hạ nhiệt đỗ dưới -1960 C rồi cho không khí bốc hơi đến -1960 C thu được khí Nitơ và ở -1830 C thu được khí ôxi
4. Dặn dò h /s chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1”)
* Hướng dẫn h /s học tập ở nhà
 - Xem lại bài học và SGK.
 - Làm bài tập 8 SGK trang 11
 - Đọc trước nội dung bài thực hàn -?: Chuẩn bị cách thực hiện thế nào để tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn.

File đính kèm:

  • docxt3.docx
Giáo án liên quan