Giáo án môn Hóa học 9 - Bài 2. Một số oxit quan trọng a. canxioxit (cao)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết được những tính chất của CaO và viết đúng PTHH cho mỗi phản ứng

- Biết được những ứng dụng của CaO trong đời sống và trong sản xuất, cũng biết được những tác hại của chúng với môi trường và sức khỏe con người

- Biết được phương pháp điều chế CaO trong PTN và trong công nghiệp và những phản ứng hóa học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

- Vận dụng những kiến thức về CaO để làm BT tính toán theo PTHH

3.Thái độ:

- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học

II. CHUẨN BỊ:

- Hóa chất: CaO; HCl ; H2SO4 ; CaCO3 ; Na2CO3 ; S ; Ca(OH)2 ; H2O

- Dụng cụ:ống nghiệm , cốc thủy tinh, dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 ; H2SO4 ; đèn cồn

- Tranh ảnh , sơ đồ nung vôi công nghiệp và thủ công

 

doc3 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 9 - Bài 2. Một số oxit quan trọng a. canxioxit (cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/8/2010
Ngày giảng: 17/8/2010
Tiết: 3
BÀI 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
A. CANXIOXIT( CaO )
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được những tính chất của CaO và viết đúng PTHH cho mỗi phản ứng
- Biết được những ứng dụng của CaO trong đời sống và trong sản xuất, cũng biết được những tác hại của chúng với môi trường và sức khỏe con người
- Biết được phương pháp điều chế CaO trong PTN và trong công nghiệp và những phản ứng hóa học làm cơ sở cho phương pháp điều chế.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Vận dụng những kiến thức về CaO để làm BT tính toán theo PTHH
3.Thái độ:
- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học
II. CHUẨN BỊ:
- Hóa chất: CaO; HCl ; H2SO4 ; CaCO3 ; Na2CO3 ; S ; Ca(OH)2 ; H2O 
- Dụng cụ:ống nghiệm , cốc thủy tinh, dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 ; H2SO4 ; đèn cồn
- Tranh ảnh , sơ đồ nung vôi công nghiệp và thủ công
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Học sinh vắng
Lí do
K lí do
Ngày giảng
9A
9B
9C
9D
2.Kiểm tra bài cũ: 
?Hãy nêu tính chất hóa học của oxit bazơ ? Viết PTHH?
? Hãy nêu tính chất hóa học của oxit axit ? Viết PTHH?
3. Bài mới: 
GV viết lên bảng các từ : “ vôi sống, vôi tôi, đá vôi “ chất nào là canxi oxit, nó có công thức hoá học như thế nào ?
- Canxi oxit có những tính chất, ứng dụng gì và được sản xuất như thế nào ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1
CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NÀO?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
? Hãy nêu tính chất vật lý của Canxi oxit?
? Nhắc lại những tính chất hóa học của oxit bazơ?
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
Cho CaO Tác dụng với nước
? Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét?
? Hãy viết các PTHH?
Ca(OH)2 ít tan , phần tan tạo thành dd bazơ
GV: CaO có tính hút ẩm ? vậy dùng CaO làm gì?
GV: Hướng đẫn làm thí nghiệm CaO tác dụng với HCl
? Quan sát hiện tượng , rút ra kết luận và viết PTHH?
? nhờ tính chất này CaO được làm gì trong cuộc sống?
GV: Để CaO lâu ngày trong không khí CaO hấp thu CO2 tạo thành CaCO3 
? Hãy viết PTHH
GV: Nếu để lâu trong không khí CaO sẽ giảm chất lượng.
Kết luận: Caxi oxit là oxit bazơ 
Hs nêu các tính chất vật lí của CaO
* Tính chất vật lý
là chất rắn màu trắng , nóng chảy ở 25850C
Mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.
Hs nhắc lại các tính chất hóa học của oxit bazơ
* TC hóa học.
Tác dụng với nước:
Hs làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng , viết PTHH:
CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd)
Hs nghe và ghi nhớ.
Hs nêu ứng dụng 
Tác dụng với axit:
Hs làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng , viết PTHH:
CaO(r) + 2HCl (dd) CaCl2 (dd0 + H2O(l)
Hs: Dùng CaO để khử chua đất ruộng
c.Tác dụng với oxit axit 
Hs: nghe và ghi nhớ thông tin
1 Hs lên bảng viết PTHH:
CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r)
Hs: ghi nhớ
Hs: ghi bài
HOẠT ĐỘNG 2
CANXIOXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
? Dựa vào tính chất hóa học của Can xi oxit hãy nêu ứng dụng của CaO?
Hs: nêu các ứng dụng cuả Cao: 
- Dùng trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học
- Dùng khử chua đất trồng, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thái công nghiệp, sát trùng
HOẠT ĐỘNG 2
SẢN XUẤT CANXIOXIT NHƯ THẾ NÀO?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
? Nêu nguyên liệu của sản xuất vôi
Gv yêu cầu HS: Quan sát H1.4 ; H1.5
? Nêu qui trình sản xuất CaO bằng lò CN
? Nêu những ưu nhược điểm của lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp.
GV: Thông báo các phản ứng xảy ra trong quá trình nung vôi
Than cháy sinh ra CO2
Nhiệt phân hủy CaCO3
? Hãy viết các PTHH
? ở địa phương em sản xuất vôi bằng phương pháp nào?
Nguyên liệu : 
Hs: nguyên liệu chính là đá vôiCaCO3, chất đốt là than củi, dầu...
Các phản ứng xảy ra trong quá trình nung vôi:
HS: Quan sát H1.4 ; H1.5,trả lời các câu hỏi.
Hs: Viết các PTHH vào vở.
 C(r) + O2 (k) t CO2 (k)
CaCO3 (r) CaO(r) + CO2 (k)
Hs liên hệ thực tế.
4. Củng cố
1.Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
 CaO + .. CaSO4 + H2O
..+ CO2 CaCO3
CaO + H2O . 
2.Hướng dẫn làm bài tập
BT1: a – Cho tác dụng với nước
Thử bằng CO2
b. Khí làm đục Ca(OH)2 là CO2
BT2 Chất phản ứng mạnh với nước là CaO
Chất không tan trong nước là CaCO3
b. Nhận biết lần lượt cho tác dụng với nước
5. Hướng dẫn về nhà 
Về nhà làm bài tập : 1,2,3,4/9 SGK.
Xem trước bài: LƯU HUỲNH ĐI OXIT ( SO2 ).
 V. RÚT KINH NGHIỆM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc