Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức
- Hệ thống toàn bộ kiến thức Hoá học lớp 10 một cách khái quát, cơ bản nhất.
- Chú ý khắc sâu kiến thức trọng tâm Hoá 10, đặc biệt kiến thức liên quan đến Hoá học 11.
2, Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy về các khái niệm trừu tượng, phân biệt được các loại liên kết hoá học, các loại phản ứng hoá học (chú ý phản ứng oxi hoá-khử).
- Rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng các phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng giải các bài tập tính toán.
3, Thái độ
- Học sinh có ý thức chủ động tư duy nhớ lại kiến thức đã học và hiểu tầm quan trọng của việc ôn tập trước khi vào chương trình Hoá học 11.
II/ Chuẩn bị
- Gv hệ thống kiến thức Hoá học 10 cùng với việc chuẩn bị các bài tập ứng dụng cho các mảng kiến thức trọng tâm.
- Hs ôn tập kiến thức cơ bản Hoá học 10 từ định hướng ôn tập hè 2009.
Ngày soạn :....../../.. Ngày giảng:../../. Tiết 1, 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM I/ Mục tiêu 1, Kiến thức - Hệ thống toàn bộ kiến thức Hoá học lớp 10 một cách khái quát, cơ bản nhất. - Chú ý khắc sâu kiến thức trọng tâm Hoá 10, đặc biệt kiến thức liên quan đến Hoá học 11. 2, Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy về các khái niệm trừu tượng, phân biệt được các loại liên kết hoá học, các loại phản ứng hoá học (chú ý phản ứng oxi hoá-khử). - Rèn luyện kỹ năng viết và cân bằng các phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng giải các bài tập tính toán. 3, Thái độ - Học sinh có ý thức chủ động tư duy nhớ lại kiến thức đã học và hiểu tầm quan trọng của việc ôn tập trước khi vào chương trình Hoá học 11. II/ Chuẩn bị - Gv hệ thống kiến thức Hoá học 10 cùng với việc chuẩn bị các bài tập ứng dụng cho các mảng kiến thức trọng tâm. - Hs ôn tập kiến thức cơ bản Hoá học 10 từ định hướng ôn tập hè 2009. III/ Phương pháp Vấn đáp, thảo luận nhóm. IV/ Các hoạt động dạy và học: 1, Ổn định lớp: 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. 3, Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: - GV: Nguyên tử được cấu tạo bởi mấy phần? Gồm những loại hạt nào? biểu thức liên hệ giữa các loại hạt? kí hiệu nguyên tử như thế nào? - HS: thảo luận, trả lời. Sau đó gv bổ sung. - GV: Viết cấu hình electron nguyên tử dựa trên những nguyên tắc nào? Hoạt động 2: - GV: + Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? + Cho biết số nhóm và số chu kỳ nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? - HS: Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và trả lời. - GV: Nêu sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? Từ đó phát biểu nội dung định luật tuần hoàn? - HS: Quan sát bảng tuần hoàn kết hợp tư duy kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - GV: đưa ra 2 ví dụ: + Cho 1 nguyên tố có số thứ tự 11, thuộc chu kỳ 3, nhóm IA. Hãy nêu cấu tạo của nguyên tố đó? + Cho 1 nguyên tố mà nguyên tử của nó có 7e, 2 lớp e, 5e lớp ngoài cùng. Xác định vị trí của nguyên tố đó? - HS: thảo luận trả lời ví dụ rồi tổng quát thành lý thuyết chung. Hoạt động 3: - GV: yêu cầu 1 hs nhắc lại các loại liên kết hoá học đã học ở lớp 10. - Hs trả lời. - GV: yêu cầu hs: + nhắc lại khái niệm hoá trị + nêu các qui tắc xác định số oxi hoá (có ví dụ kèm theo) - HS: thảo luận và trả lời. Hoạt động 4: - GV: cho sơ đồ phản ứng oxi hoá - khử: H2 + O2 → H2O Yêu cầu hs xác định chất oxi hoá, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử. Từ đó nêu các khái niệm liên quan đến phản ứng oxi hoá - khử. - HS: Xác định sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố, viết các quá trình trao đổi electron để tìm ra chất oxi hoá và chất khử. - GV: Để lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử ta phải làm theo phương pháp nào? thực hiện những bước như thế nào? - HS: dựa vào ví dụ cụ thể vừa nêu trên để hình dung ra các bước lập phương trình hoá học, từ đó nêu lý thuyết chung cho tất cả các phản ứng oxi hoá - khử. Hoạt động 5: - GV: Trong chương trình Hoá 10 đã học những nguyên tố phi kim nào? - HS: trả lời. - GV: yêu cầu hs nêu đặc điểm nhóm halogen, từ đó nêu 1 số tính chất hoá học đặc trưng (có ví dụ minh họa kèm theo) và cách nhận biết các ion halogenua. - HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời. - GV: yêu cầu hs nêu đặc điểm chung của oxi và lưu huỳnh, từ đó nêu 1 số tính chất hoá học đặc trưng (có ví dụ minh họa kèm theo). - HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời. Hoạt động 6: - GV: giúp học sinh ôn lại kiến thức cơ bản về tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. Chủ yếu lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. I/ Nguyên tử 1, Thành phần - Nguyên tử: + Vỏ: các e (qe = 1-) + Hạt nhân: proton (qp = 1+) và nơtron (qn = 0) - Kí hiệu nguyên tử: X Trong đó: X: kí hiệu hoá học của nguyên tố A: số khối Z: số hiệu nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân - Lưu ý: Z = số p = số e; A = Z + N (N là số hạt nơtron) 2, Cấu hình electron - Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. - Qui tắc viết cấu hình electron nguyên tử: + Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử. + Bước 2: Phân bố các electron vào các phân lớp tuân theo thứ tự mức năng lượng và qui tắc số electron tối đa của phân lớp: 1s22s22p63s23p64s23d104p65s2 + Bước 3: Viết cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d104f145s2 II/ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1, Cấu tạo - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố: + theo chiều tăng dần của Z + các nguyên tố có cùng số lớp electron xếp cùng 1 hàng + các nguyên tố có cùng số electron hoá trị xếp cùng 1cột (electron hoá trị: electron lớp ngoài cùng) - Cấu tạo bảng tuần hoàn: + có 7 chu kỳ ứng với 7 hàng + có 8 nhóm A và 8 nhóm B ứng với 18 cột (riêng nhóm VIIIB có 3 cột) 2, Sự biến đổi tính chất - Theo chiều Z tăng dần: + trong 1 chu kỳ, số electron hoá trị tăng từ 1 → 8, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. + trong 1 nhóm A, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. - Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. 3, Quan hệ giữa vị trí nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó Vị trí nguyên tố Cấu tạo nguyên tử Số thứ tự nguyên tố ↔ Số proton, số electron Số thứ tự chu kỳ ↔ Số lớp electron Số thứ tự nhóm A ↔ Số electron lớp ngoài cùng III/ Liên kết hoá học 1, Các loại liên kết - Liên kết ion - Liên kết cộng hoá trị: + liên kết cộng hóa trị có cực + liên kết cộng hoá trị không cực 2, Hoá trị và số oxi hoá - Hoá trị: + trong hợp chất ion, hoá trị bằng điện tích ion và được gọi là điện hoá trị. + trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó và được gọi là cộng hóa trị. - Số oxi hoá được xác định bởi 4 qui tắc: + Qui tắc 1: Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng 0 + Qui tắc 2: Tổng số số oxi hoá của các nguyên tố trong phân tử bằng 0. + Qui tắc 3: Số oxi hoá của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích của ion. + Qui tắc 4: Trong hợp chất, số oxi hoá của hiđro bằng +1 (trừ hiđrua kim loại: NaH, CaH2,), số oxi hoá của ôxi bằng -2 (trừ OF2, peoxit: H2O2, K2O2,) IV/ Phản ứng oxi hoá - khử 1, Khái niệm - Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá của 1 số nguyên tố. - Chất oxi hoá (chất bị khử) là chất nhận electron. Quá trình nhận electron là quá trình khử. - Chất khử (chất bị oxi hoá) là chất nhường electron. Quá trình nhường electron là quá trình oxi hoá. 2, Lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử - Cơ sở lý thuyết: Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron: tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hoá nhận. - Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử: + Bước 1: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố, tìm chất oxi hoá, chất khử. + Bước 2: Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử (có cân bằng). + Bước 3: Đặt hệ số thích hợp cho chất oxi hoá và chất khử. + Bước 4: Đặt hệ số của các chất vào và hoàn thành phương trình phản ứng. V/ Phi kim 1, Nhóm halogen - Nhóm halogen gồm: flo (F), clo (Cl), brom (Br), iôt (I). - Nhóm halogen là nhóm VIIA, có 7e ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1e nên chúng thể hiện tính oxi hoá mạnh. - Các halogen tồn tại ở trạng thái phân tử, kí hiệu: X2 -Tính chất hoá học: + tác dụng với kim loại tạo muối halogenua + tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halogenua + tác dụng với nước tạo axit halogen hiđric (riêng iôt hầu như không tác dụng với nước) - Nhận biết các ion halogenua: dùng dung dịch AgNO3 Ag+ + F- → không tác dụng Ag+ + Cl- → AgCl↓ (màu trắng) Ag+ + Br- → AgBr↓ (màu vàng nhạt) Ag+ + I- → AgI↓ (màu vàng) 2, Oxi – Lưu huỳnh - Oxi, lưu huỳnh thuộc nhóm VIA, có 6e ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 2e nên thể hiện tính oxi hoá mạnh. - Oxi có tính oxi hoá mạnh hơn lưu huỳnh. - Tính chất hoá học: + tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) + tác dụng với phi kim (oxi không tác dụng với halogen) + tác dụng với hiđro + oxi có thể tác dụng với hợp chất vô cơ, hữu cơ VI/ Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 1, Tốc độ phản ứng - Các yếu tố: nồng độ, áp suất, nhiệt độ và diện tích bề mặt đều tỉ lệ thuận với tốc độ phản ứng. - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng. - Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: tốc độ khuấy trộn, môi trường, tia bức xạ, 2, Cân bằng hoá học - Các yếu tố: nồng độ, áp suất và nhiệt độ đều ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. - Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơsatơliê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu 1 tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó. 4, Củng cố – Dặn dò Ôn tập các kiến thức trọng tâm Hoá học 10 và 1 số nội dung bổ trợ cho các kiến thức đó. 5, Bài tập về nhà - Hs tự làm các bài tập theo từng chủ đề đã ôn tập (bài tập ở SGK, sách bài tập,). - Hs nghiên cứu trước bài 1 ở sách giáo khoa Hoá học 11. .
File đính kèm:
- Giao an hoa 11 tiet 12.doc