Giáo án môn Hóa học 11 (đầy đủ)

 1.Kiến thức : Cho học sinh biết các khái niệm

- Về sự điện li , chất điện li , chất điện li mạnh , chất điện li yếu .

- Về axit , bazơ theo Arêniut và Bronsted .

- Sự điện li của nước .

- Đánh giá độ axit , độ kiềm của dd dựa vào nồng độ của ion H+ và dựa vào PH của dung dịch .

- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dd các chất điện li .

 2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kỹ năng thực hành : quan sát nhận xét và đánh giá .

- Viết đúng phương trình ion và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dd .

- Học sinh tính toán đúng các phép tính có liên quan đến [H+] , [OH-] , pH , xác định môi trường axit , bazơ , trung tính của dung dịch .

 3. Giáo dục tình cảm , thái độ :

- Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoc học bằng thực nghiệm .

- Rèn luyện đức tính cẩn thận , thẩm mĩ , tỉ mĩ .

- Có được hiểu bíêt khoa học đúng đắn về dd axit , bazơ , muối .

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 (đầy đủ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nước phân li ra ion OH- .
Ví dụ : 
 KOH ® K+ + OH- 
 Ba(OH)2 ® Ba2+ + 2OH-
- Các bazơ tan trong nước đều có một số tính chất chung , đó là tính chất của các ion OH- trong dung dịch .
2. Bazơ nhiều nấc :
- Các bazơ mà mỗi phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- gọi là bazơ 1 nấc .
Ví dụ : NaOH , KOH 
- Các bazơ mà mỗi phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- gộ là bazơ nhiều nấc .
Ví dụ :
 Ca(OH)2 ® Ca(OH)+ + OH-
® Sự điện li mạnh 
 Ca(OH)+ Ca2+ + OH-
® Sự điện li yếu .
III. Hiđrôxit lưỡng tính :
1. Định nghĩa :
- Là chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ .
Ví dụ :
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 ZnO22- + 2H+
2. Đặc tính của hiđrôxit lưỡng tính :
- Một số hiđrôxit lưỡng tính thường gặp :
Al(OH)3 , Zn(OH)2 , Pb(OH)2 , Cr(OH)3 , Sn(OH)2 , Be(OH)2
- Là những chất ít tan trong nước , có tính axit , tính bazơ yếu .
IV. MUỐI :
1. Định nghĩa :
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại ( hoặc NH4+) và anion gốc axit .
Ví dụ :
(NH4)2SO4 ® 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 ® Na+ + HCO3-
- Muối trung hoà :Là muối mà trong phân tử không còn hiđrô có tính axit :
Ví dụ : NaCl , Na2CO3 , (NH4)2SO4 
- Muối axit : Là muối mà trong phân tử còn hiđrô có tính axit :
Ví dụ : NaHCO3 , NaH2PO4 , NaHSO4 
2.Sự điện li của muối trong nước :
- Hầu hết các muối phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoặc NH4+ ) và anionb gốc axit ( trừ HgCl2 , Hg(CN)2  )
 K2SO4 ® 2K+ + SO42-
NaHSO3 ® Na+ + HSO3-
- Gốc axit còn H+ :
 HSO3- H+ + SO32-
	3. Củng cố : 
 - Axit , bazơ , muối ? cho ví dụ , viết phương trình điện li ?
- Muối ? có mấy loại ? cho ví dụ ?
	4. Bài tập về nhà :
Câu 1.Viết phương trình phản ứng chứng minh Zn(OH)2 , Al(OH)3 có tính lưỡng tính ?
Câu 2.Viết phương trìng điện li của các chất sau : NH4OH , Fe2(SO4)3 , NaHSO4 , K2SO3 , Ba(HCO3)2.
Câu 3: Tính nồng độ các ion có trong các dd sau :
a.Hoà tan 2,925g NaCl vào nước tạo thành 2lit dung dịch ?
b.Hoà tan 228g dung dịch Al2(SO4)3 15% vào nước để tạo thành 4 lit dung dịch ?
TIẾT 5,6	SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. 
 CHẤT CHỈ THỊ AXIT , BAZƠ
Ngày soạn:15.09.2007
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Cho học sinh biết 
- Sự điện li của nước , nước là chất điện li r61t yếu .
- Tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này .
- Khái niệm về pH.
- Biết đánh giá độ axit , và độ kiềm của các dung dịch bằng nồng độ H+ và pH .
- Biết màu của vài chất chỉ thị thông dụng trong môi trường axit , bazơ
	2. Kỹ năng :
 Hs biết làm một số dạng toán đơn giản có liên quan tới H+ , [OH-] , pH và xác định môi trường axit , kiềm hay trung tính .
	4. Trọng tâm :
 -Biết đánh giá độ axit , bazơ 
 -Biết màu của vài chất chỉ thị trong các môi trường khác nhau .
II. PHƯƠNG PHÁP :
 Hoạt động theo nhóm , thuyết trình .
III. CHUẨN BỊ :
 - Dụng cụ : Giấy đo pH , 3 ống nghiệm 
 - Hoá chất : Dung dịch HCL , NaOH , nước cất .
 ( 6 bộ chia cho 6 nhóm học sinh )
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Kiểm tra :
 * Định nghĩa axit ? bazơ ? muối ? cho ví dụ ? 
 Axit , bazơ nhiều nấc , cho ví dụ ?
 * Viết phương trình điện li của các chất sau : 
 Al(OH)3 , HNO2 , CH3COOH , Ca(HCO3)2 , NH4CL , Na2HPO3 , NaHSO4 .
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài 
pH là gì ? dựa vào đâu để tính pH ? Ta nghiên cứu bài mới .
Hoạt động 2 : 
-Gv dùng phương pháp thuết trình thông báo cho học sinh về sư điện li của nước .
Hoạt động 3 : 
-Gv đặt câu hỏi :
Dựa vào phương trình điện li của nước so sánh [H+] và [OH-]?
-Gv thông báo : bằng thực nghiệm người ta xác định ở 25°C [H+] = [OH-] = 10-7
Đặt KH2O = 10-14 = [H+][OH-]
Là tích số ion của nước .
- Gv kết luận : Nước là môi trường trung tính nên môi trường trung tính có :
 [H+] = [OH-] = 10-7
Hoạt động 4 : 
- Thông báo KH2O là hằng số đối với tất cả dung môi và dd các chất .
® Vì vậy , nếu biết [H+] trong dd sẽ biết được [OH-] .
Câu hỏi :
* Nếu thêm axit vào dd , cân bằng (1) chuyển dịch theo hướng nào ?
* Để KH2O không đổi thì [OH-] biến đổi như thế nào ?
® Kết luận .
- Ví dụ :
Tính [H+] và [OH-] của :
*Dd HCl 0,01M
*Dd NaOH 0,01M
-So sánh [H+] và [OH-] tronh các môi trường axit và bazơ ?
® Gv tóm lại .
Hoạt động 5 :
- Gv đặt vấn đề : pH là gì ? pH dùng để biểu thị cái gì ? tại sao cần dùng đến pH ?
- Gv thông báo : do [H+] có mũ âm , để thuận tiện người ta dùng giá trị pH .
- Dd axit , kiềm , trung tính có pH là bao nhiêu ?
* Bổ xung : Để xác định môi trường của dd , người ta dùng chất chỉ thị : quỳ , pp .
- Gv pha 3 dd : axit , bazơ , và trung tính ( nước cất )
- Gv kẻ sẳn bảng và đặt câu hỏi
- Gv bổ xung : chất chỉ thị axit , bazơ chỉ cho phép xác địng giá trị pH gần đúng .
Muốn xác định pH người ta dùng máy đo pH .
- Hs viết phương trình điện li 
Hs viết biểu thức tính hằng số cân bằng (1)
Hs đưa ra biểu thức tính :
[H+] = [ OH- ] = 10-7 mol/lit
- Do [H+] tăng lên nên cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch .
-Vì KH2O không đổi nên [OH- ] phải giảm .
Hs thảo luận theo nhóm
* Viết phương trình điện li 
 HCl ® H+ + Cl-
0,01M 0,01M 0,01M
=> [H+] = 0,01M
 [OH-]= 10-12M
* Viết phương trình điện li 
NaOH ® Na+ + OH-
0,01M 0,01M 0,01M
=> [OH-] = 0,01M
Vậy [H+] = 10-12M
- Hs nghiên cứu sgk và trả lời 
- Hs nghiên cứu ý nghĩa của pH trong thực tế .
Học sinh thảo luận nhóm
- Hs dùng giấy chỉ thị axit – bazơ vạn năng để xác định pH của dd đó .
- Hs điền vào bảng các màu tương ứng với chất chỉ thị và dd cần xác định .
Môi trường 
Axit 
Trung tính
kiềm
Quỳ 
Đo’
tím
Xanh
PP
Không màu 
Không màu 
Hồng 
=> Qua các thí nghiệm trên rút ra nhận xét .
I. Nước là chất điện li rất yếu :
1. Sự điện li của nước :
H2O H+ + OH- (1)
2.Tích số ion của nước :
-Ở 25°C
- Từ phương trình (1)
KH2O = K[H2O] = [H+][OH-]
KH2O : Tích số ion của nước 
- Ở 25°C :
KH2O = 10-14 = [H+][OH-]
® KH2O được gọi là tích số ion của nước . 
- Môi trường trung tính là môi trường trong đó :
[H+] = [OH-] = 10-7M
3. Ý nghĩa tích số ion của nước :
a. Môi trườpng axit :
- Môi trường axit là môi trường trong đó : [H+] > [OH-]
 Hay : [H+] > 10-7M
Ví dụ :
 Sgk
b. Môi trường kiềm :
- Là môi trường trong đó 
 [H+]≤ [OH-]
hay [H+] ≤ 10-7M
Kết luận :
- Nếu biết [H+] trong dd sẽ biết được [OH-] và ngược lại .
- Độ axit và độ kiềm của dd có thể đánh giá bằng [H+]
* Môi trường axit : [H+]>10-7M
* Môi trường kiềm :[H+]≤10-7M
* Môi trường trung tính :
 [H+] = 10-7M
II. Khái niệm về pH , chất chỉ thị axit , bazơ :
1. Khái niệm về pH :
 [H+] = 10-pH M
 Hay pH = -lg [H+]
- Môi trường axit : pH < 7
- Môi trường bazơ : pH > 7
-Môi trường trung tính : pH=7
2. Chất chỉ thị axit , bazơ :
 sgk
	3 .Củng cố : 
 Bài 4 / 30 sgk 
	4. Bài tập về nhà :
Bài 1 : Trộn 500 ml dd KOH 0,005M với 250 ml dd KOH 0,02M . Tính pH của dung dịch thu được ?
Bài 2 : Cho 50 ml dd naOH 0,52M với 50 ml dd HCl 0,5M . Xác định pH của dd thu được ?
Bài 3 : Cho 200 ml dd H2SO4 0,5M tác dụng với 50 ml dd KOH 2M . Tính pH của dd thu được ?
 TIẾT 7	PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI
 TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
Ngày soạn: 22.09.2007
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : cho học sinh hiểu 
-Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion 
-Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li 
	2. Kỹ năng :
-Học sinh vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li để làm đúng bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm .
-Học sinh viết đúng phương trình ion đầy đủ , phương trình ion rút gọn của phản ứng .
	3. Trọng tâm :
- Hiểu bản chất phản ứng trao đổi ion trong dung dịch 
- Viết được phương trình ion rút gọn 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Trực quan , đàm thoại gợi mở .
II. CHUẨN BỊ :
Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ .
Hoá chất : Na2SO4 , BaCl2 , NaOH , HCl , CH3COONa , Na2CO3 .
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Kiểm tra :
 * Xác định [H+] và pH trong môi trường trung tính ? axit ? và bazơ ? các biểu thức tính pH ?
 * Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh .
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài 
Tại sao các phản ứng hoa học xảy ra được ? Bản chất của các phản ứng đó là gì ? ta xét bài mới .
 Hoạt động 2 :
Điều kiện xảy ra phản ứng
- Gv làm thí nghiệm :
 Cho dd BaCl2 + Na2SO4
- Gv hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng dưới dạng ion và ion rút gọn .
=> Nhận xét về bản chất của phản ứng ?
* Lưu ý : Chất kết tủa , chất khí , chất điện li yếu , H2O viết dưới dạng phân tử .
Hoạt động 3 :
- Yêu cầu Hs viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng của NaOH và HCl .
- Nêu bản chất của phản ứng ?
- Tương tự cho học sinh viết phưong trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng : 
 Mg(OH)2 + HCl .
- Gv làm thí nghiệm :
CH3COONa + HCl ®
Hoạt động 4:
- Gv làm thí nghiệm 
HCl + Na2CO3 ®
- Nêu bản chất của phản ứng ?
- Gv gợi ý , hướng dẫn học sinh rút ra kết luận chung .
- Hs quan sát hiện tượng , nhận xét kết quả và viết phương trình phản ứng 
BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2NaCl
- Phương trình ion rút gọn :
Ba2+ + SO42- ® BaSO4
-Bản ch

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 11 chuong D li.doc
Giáo án liên quan