Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 6: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS hiểu:
- Bản chất và điều kiện xảy ra của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Phản ứng thuỷ phân của muối.
2/ Kĩ năng:
HS vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li để làm đúng bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm
HS viết đúng pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn của pứ
II/ Chuẩn bị:
- Thí nghiệm:
+ Dụng cụ: 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm/ 1 nhóm
+ Các dd : NaOH, HCl, CH3COONa, NaCl, Na2CO3 , phenolphtalein
- Phương pháp: Thực hành, thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
- Phiếu học tập
III/ Các bước lên lớp:
Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3:Giảng bài mới
Tuần : 5 Tiết : 9, 10 Chương: 1 SỰ ĐIÊN LI Bài : 6 PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: HS hiểu: - Bản chất và điều kiện xảy ra của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li - Phản ứng thuỷ phân của muối. 2/ Kĩ năng: HS vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li để làm đúng bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm HS viết đúng pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn của pứ II/ Chuẩn bị: - Thí nghiệm: + Dụng cụ: 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm/ 1 nhóm + Các dd : NaOH, HCl, CH3COONa, NaCl, Na2CO3 , phenolphtalein - Phương pháp: Thực hành, thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng - Phiếu học tập III/ Các bước lên lớp: Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ Bước 3:Giảng bài mới * Vào bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: - Thí nghiệm: nhỏ dd Na2SO4 vào cốc đựng dd BaCl2 --> Quan sát, ghi hiện tượng, viết pthh dưới dạng phân tử, Viết pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn + Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của pứ trong dd các chất điện li - Muốn điều chế kết tủa BaSO4? - Muốn có chất kết tủa thì cần chọn dd tham gia pứ có chứa những ion nào? * GV cho HS thảo luận theo PHT số 2: - Thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd p.p vào cốc đựng dd NaOH 0,10 M --> Rót từ từ dd HCl 0,10 M vào cốc trên, vừa rót vừa khuấy, cho đến khi mất màu => Quan sát, ghi hiện tượng, viết pthh dưới dạng phân tử, Viết pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn * GV cho HS thảo luận theo PHT số 2': - Thí nghiệm: Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm đựng dd CH3COONa --> Quan sát, ghi hiện tượng, viết pthh dưới dạng phân tử, viết pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn - Muốn có chất điện li yếu ( nước, axit yếu ) thì cần chọn dd tham gia pứ có chứa những ion nào? * GV cho HS thảo luận theo PHT số 3: - Rót d dHCl vào cốc đựng d d Na2CO3 --> Quan sát, ghi hiện tượng, viết pthh dưới dạng phân tử, viết pt ion đầy đủ và pt ion rút gọn - Muốn có chất khí thì cần chọn dd tham gia pứ có chứa những ion nào? - Em có kết luận gì từ các thí nghiệm trên? I/ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li 1/ Phản ứng tạo thành chất kết tủa * HS thảo luận và viết được: - Phương trình phân tử: Na2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2 NaCl ( trắng) - Phương trình ion đầy đủ: 2Na++ SO4 2- +Ba2++ 2Cl--->BaSO4 + 2Na++2Cl- - Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO4 2- --> BaSO4 2/ Phản ứng tạo thành chất điện li yếu a) Phản ứng tạo thành nước * HS thảo luận và viết được: - Phương trình phân tử NaOH + HCl --> NaCl + H2O - Phương trình ion đầy đủ Na+ + OH- + H+ + Cl- --> Na+ + Cl- + H2O - Phương trình ion rút gọn H+ + OH- --> H2O b) Phản ứng tạo thành axit yếu - Phương trình phân tử HCl + CH3COONa --> CH3COOH + NaCl - Phương trình ion đầy đủ H++Cl-+CH3COO-+Na+-->CH3COOH + Na++Cl- - Phương trình ion rút gọn H+ + CH3COO- --> CH3COOH 3/ Phản ứng tạo thành chất khí - Phương trình phân tử 2HCl + Na2CO3 --> 2 NaCl + CO2 + H2O - Phương trình ion đầy đủ 2H++2Cl-+2Na++CO32--->2Na++2Cl-+CO2 +H2O - Phương trình ion rút gọn 2H+ + CO32 - --> CO2 + H2O Kết luận * HS thảo luận và kết luận được: a/ Phản ứng xảy ra trong dd các chất điện li là phản ứng giữa các ion. b/ Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: - Chất kết tủa. - Chất điện li yếu. - Chất khí. II/ Phản ứng thủy phân của muối 1/ Khái niệm sự thủy phân của muối * HS nhận xét và rút ra được: Ống 1: quì tím không chuyển màu, mt: t.tính Ống 2: quì tím chuyển sang màu xanh, mt: kiềm Ống 3: quì tím chuyển sang màu đỏ, mt: axit Ống 4: quì tím không chuyển màu, mt: t.tính * Phản ứng trao đổi ion giữa muối và nước là phản ứng thuỷ phân của muối 2/ Phản ứng thủy phân của muối Vdụ 1: Vdụ 2: Vdụ 3: Vdụ 4: Kết luận: a) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu tan trong nước thì gốc axit bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch là kiềm ( pH > 7,0 ) Vdụ: CH3COONa, K2S, Na2CO3 b) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh, tan trong nước thì cation của bazơ yếu bị thuỷ phân, làm cho dung dịch có tính axit ( pH < 7,0 ) Vdụ: CH4Cl, ZnBr2, Fe(NO3)3 c) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong nước các anion bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch vẫn trung tính ( pH = 7,0 ) Vdụ: NaCl, KI, KNO3 d) Khi muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu, tan trong nước thì cả cation và anion đều bị thuỷ phân, Môi trường của dung dịch phụ thuộc vào độ thuỷ phân của 2 ion. Bước 4: Củng cố - Làm bài tập trang 29 SGK Bước 5: Củng cố - Học bài ghi; đọc SGK; Làm tất cả bài tập; - Xem trước bài 7: Luyện tập ( trang 30 )
File đính kèm:
- Tiet 9, 10 lop 11 NC.doc