Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 16: Phân bón hóa học

I/ Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Biết vai trò của các nguyên tố N,P,K và các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng

- Biết tính chất vật lí, tính chất hóa học và cách điều chế chúng trong công nghiệp

2. Về kỹ năng

Vận dụng kiến thức để dánh giá các loại phân bón và làm các bài tập.

II/ Chuẩn bị:

GV: Hóa chất gồm cácloại phân bón

Dụng cụ: Ống nghiệm

HS: Tim hiể trước ứng dụng của các loại phân

III/ Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của HNO3

3. Tiến trình:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 16: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2007
Tiết: 24
Tuần: 12
Bài 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC 
I/ Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết vai trò của các nguyên tố N,P,K và các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng
- Biết tính chất vật lí, tính chất hóa học và cách điều chế chúng trong công nghiệp
2. Về kỹ năng
Vận dụng kiến thức để dánh giá các loại phân bón và làm các bài tập.
II/ Chuẩn bị:
GV: Hóa chất gồm cácloại phân bón 
Dụng cụ: Ống nghiệm
HS: Tim hiể trước ứng dụng của các loại phân
III/ Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của HNO3
3. Tiến trình:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
Vấn đáp:
Hãy nêu vai trò của phân đạm và cách đánh giá phân đạm?
Yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế và tác hại của đạm amoni.
Yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế và tác hại của đạm nitrat.
Yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế, ưu điểm và nhược điểm của urê?
Quá trình chuyển hóa của urê khi bón vào đất?
Trong tự nhiên photpho tồn tại những dạng nào?
Yêu cầu học sinh trình bày tác dụng của phân lân và cách đánh giá hàm lượng lân trong phân. 
Yêu cầu học sinh phân tích ưu khuyết điểm của các loại phân lân: lân nung chảy, supephotphat đơn, supephotphat kép.
Cơ sở nào để phân lọai supephotphat đơn và kép?
Yêu cầu học sinh trình bày tác dụng và cách đánh giá phân kali? 
Phân kali trong tự nhiên lấy từ lọai khoáng, quặng nào?
Tác dụng của phân phức hợp?
Nêu vai trò của phân đạm
Hàm lượng đạm là %N theo khối lượng
Trình bày ưu và khuyết điểm của các lọai phân đạm:
Cách điều chế các lọai phân đạm
Photpho trong tự nhiên tồn tại dạng hợp chất chủ yếu là muối photphat. à có hể bón trực tiếp cho môi trường
I/ Phân đạm:
Cung cấp N cho cây trồng dưới dạng NH4+ hoặc NO3- dạng tanà cây trồng phát triển mạnh, nhanh, cành là xanh tươi, cho nhiều quả, hạt, củ 
Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng N trong hợp chất.
1. Phân đạm amoni
Đó là các loại muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 
Các muối điều chế từ amoniac và axit tương ứng.
Khó bảo quản, làm chua đất nhưng cây trồng dễ hấp thu
2. Phân đạm nitrat:
Đó là các loại muối: NaNO3, Ca(NO3)2 
Điều chế từ axit nitric và cacbonat kim loại tương ứng.
Khó bảo quản nhưng cây trồng dễ hấp thu và phù hợp cho đất mặn
3. Phân Ure:
Phân ure là (NH2)2CO 
Điều chế từ: 
2NH3 + CO2 à (NH2)2CO + H2O
Khi bón vào đất:
 (NH2)2CO + 2H2O à (NH4)2CO3 
Dễ chảy rữa nhưng bù lại là hàm lượng dạm cao, ít ảnh hưởng tới môi trường
II/ Phân lân:
Phân lân cung cấp photpho cho cây trồng dưới dạng PO43-. Có tác dụng tăng cường quang hợp cây trồng cứng cáp, to quả, chắc hạt. phân lân được đánh giá theo % khối lượng P2O5 tương ứng lượng P trong hợp chất
1. Lân nung chảy:
Đ.c: Nung quặng photphat và đá dolomit ở nhiệt độ cao rồi làm lạnh nhanh, sau đó nghiền thành bột.
Cây trồng khó hấp thu, hàm lượng lân thấp
2. Supephotphat:
- Supephotphat đơn: 
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 à Ca(H2PO4)2 + CaSO4 
 Ca(H2PO4)2 dễ tan nhưng hàm lượng lân trong supephotphat đơn thấp
- Supephotphat kép:
Ca3(PO3)2 + H3PO4 à Ca(H2PO4)2 
Hàm lượng lân trong supephotphat kém cao, chuyên chở đỡ tốn kém
III/ Phân kali:
- Phân kali cung cấp kali cho cây trồng dưới dạng K+ 
- Giúp cây trồng hấp tu nhiều đạm, tạo đường, bột, chất xơ, cất dầu tăg cường sức chống chịu.
- Phân kaliđược đánh giá theo tỉ lệ % của K2O tượng ứng với lượng K trong đó.
IV/ Phân hỗn hợp và phân phức hợp:
- Phân hỗn hợp chứa N,P,K
- Phân phức hợp được sản xuất bằng phương pháp hóa học:
Đ/c: NH3 tác dụng với H3PO4
V/ Phân vi lượng 
Cung cấp các nguyên tố như: Mg, Zn 
Dặn dò: Bàitập về nhà 3,4 (sách giáo khoa)
IV/ Rút kinh nghiệm: 
Nhận xét của tổ trưởng CM
...........................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 16.doc
Giáo án liên quan