Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 15 đến bài 19
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức :
- Biết cấu trúc các dạng thù hình của cacbon.
- Hiểu được tính chất vạt lí, hoá học của cacbon.
- Vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và kĩ thuật.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng được những tính chất vật lí hóa học của cacbon để giải thích cacvs bài tập có liên quan.
- Biết sử dụng các dạng thù hình của cacbon trong các mục đích khác nhau.
II. Chuẩn bị:
Gv: Mô hình than chì, kim cương, mẫu than gỗ, mồ hóng.
Hs: Xem lại kiến thức về cấu trúc tinh thể kim cương (lớp 10), tính chất hóa học của cacbon (lớp 9).
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình:
ng dịch HCl rồi cô cạn Sục khí SO2 dư vào rồi cô cạn dung dịch ở áp suất thấp. Sục khí CO2 dư vào rồi cô cạn dung dịch ở áp suất thấp. Tư liệu Bình cứu hỏa Người ta thường dùng hai loại bình cứu hỏa: loại bình bọt và bình cacbonat. Loại bình bọt dùng dung dịch để dập lửa khi dầu bị cháy, còn loại cacbonat làm phương tiện dập lửa cho nhiều đám cháy. Trong thân máy dập lửa kiểu bọt có chứa đầy dung dịch natri hidrocacbonat (NaHCO3) và chất tạo bọt. Chính giữa thân bình có treo một bình dài hình ống chứa dung dịch nước của nhôm sunfat (Al2(SO4)3). Lúc bình thường, hai loại dung dịch này không có liên quan đến nhau. Nhưng khi có hỏa hoạn, người ta chỉ cần dốc ngược bình thì hai loại dung dịch đó gặp nhau và lập tức xảy ra phản ứng hóa học: 6NaHCO3 + Al2(SO4)3 →2Al(OH)3 + 3 Na2SO4 + 6CO2 Khí cacbonic sinh ra với lượng lớn sẽ tạo nên áp lực cực lớn trong bình, làm cho chất thuốc trong bình cùng với nước hóa thành bọt phun ra. Bọt chứa khí cacbonic nên nhẹ hơn dầu, do đó nó có thể như một tấm thảm phủ kín trên vật thể hoặc các loại dầu đang cháy, vừa làm giảm nhiệt độ, vừa ngăn cách với không khí, thế là lửa bị dập tắt. Bình cứu hỏa loại cacbonat, trong ống thép cũng chứa dung dịch nước natri hidrocacbonat, nhưng trong ống thủy tinh lại chứa axit sunfuric. Khi sử dụng cũng chỉ cần dốc ngược bình. Khi bảo quản nếu không cẩn thận để bình dốc ngược thì hai dung dịch trên sẽ trộn lẫn vào nhau, bình sẽ không sử dụng được nữa. Bình cacbonat phải nạp chất dập lửa thì mới dùng được. Các chất dập lửa của bình cứu hỏa cần phải định kì đổi mới theo quy định của nhà sản xuất. Khi chất dập lửa đã hết tác dụng sẽ không có khả năng cứu hỏa khi có hỏa hoạn. Khi bị cháy do dòng điện nên dùng loại bình có chất dập lửa là cacbon tetraclorua vì cacbon tetraclorua không dẫn điện nên sử dụng rất an toàn. Các lỗ nhỏ trong bánh bao Để làm bánh bao, người ta nhào bột mì với nước, sau đó thêm men và muối, trộn đều rồi đậy lại cho dậy men. các con men gặp khối bột mì ẩm sẽ bắt đầu sinh trưởng. Một mặt chúng phân giải tinh bột trong bột mì thành glucozo, một mặt chúng không ngừng tạo và cho thoát khí cacbon đioxit. khí này từ bên trong khối bột cố sức thoát ra nhưng lại bị khối bột mì giữ lại. Khí CO2 sinh ra càng nhiều làm khối bột mì bị xốp nên nở to ra. Thế tại sao phải thêm muối vào bột mì ? bạn đừng tưởng thêm muối là để tạo vị mặn cho bánh mà là do trong muối ăn có một ít khoáng chất làm thức ăn của con men. Thêm ít muối vào bột sẽ làm cho con men sinh trưởng tốt hơn, làm cho khí CO2 sinh ra nhiều hơn. Khi bột lên men tốt, nặn thành hình bánh bao rồi đem hấp. Khí CO2 trong bánh bao khi bị hấp nóng sẽ nở to ra sau đó bay thoát khỏi khối bột, để lại vô số lỗ hổng nhỏ trong bánh bao, làm cho bánh bao vừa to lại vừa xốp. Tóm lại, có thể nói những lỗ nhỏ trong bánh bao chính là các “căn nhà” mà cacbon đioxit đã từng lưu trú. Tại sao hầm rau có thể làm ngạt thở chết người ? Trong các gian hầm chứa rau đó có chứa một lượng lớn khí cacbonic. Cũng giống như con người, các loại rau củ quả cũng cần hô hấp. Chúng hít lấy oxi và thải ra CO2. Ngày này qua ngày khác chúng tích tụ lại càng nhiều. Khi gian hầm quá kín, thông gió kém, lượng CO2 quá nhiều, người vào hầm tất sẽ bị hôn mê. Khi bạn đi vào hầm chứa chứa rau, bạn cần biết trong hầm có nhiều khí cacbonic không. Cách thử đơn giản là thắp một ngọn nến, hoặc cầm theo một lồng chim để thử. Khi đi vào, bạn nên đi chậm, để ngọn nến hoặc lồng chim xa ở phía trước. Nếu thấy nến tắt hoặc chim bị gục ngã thì không nên vào nữa. Lúc bấy giờ nên dùng quạt gió hoặc tốt nhất là quạt điện để thông gió đuổi hết CO2 ra ngoài. Tách cacbon đioxit từ khí thải Có thể làm giảm lượng CO2 gây ô nhiễm không khí bằng cách tách nó ra khỏi các dòng khí thải. Một số phương pháp khử CO2 hiện thời tiêu tốn rất nhiều năng lượng mà không đem lại hiệu qủa. Tuy nhiên, cơ quan khoa học và công nghệ Tokyo đã tìm ra phương pháp thu hồi CO2 từ hỗn hợp khí một cách hiệu qủa hơn. Các nhà phát minh đã sáng chế ra phương pháp thu hồi CO2 với độ tinh khiết cao và chi phí thấp, năng lượng tiêu tốn ít và đơn giản. Bằng cách phun các tia cực nhỏ của hỗn hợp khí CO2 và nước vào môi trường có áp lực cao để tạo ra tinh thể hydrat cacbon đioxit giống như nước đá. Việc thu hồi và loại bỏ chất thải CO2 này tương đối dễ dàng. Vấn đề hiện nay là sử dụng hay bỏ CO2 này như thế nào và ở đâu?. Băng khô có phải là băng không ? Băng khô không phải là băng, không phải do nước đông lại mà do một chất khí không màu là cacbon đioxit đông lại mà thành. Nếu đem cacbon đioxit cho vào một ống thép rồi nén dưới áp suất cao nó sẽ biến thành chất lỏng giống như nước. Nếu lại hạ thấp nhiệt độ, nó sẽ biến thành một chất màu trắng, giống như hoa tuyết vào mùa đông, đó chính là băng khô. Chỉ có điều so với tuyết thì tinh thể băng khô bé hơn và dù thế nào đi nữa thì chớ nên dùng tay sờ trực tiếp vào băng khô vì nhiệt độ của băng khô là –78,5o C sẽ làm tay bị thương vì lạnh đông. Sau khi bị lạnh đông trên da sẽ xuất hiện các nốt đen, mấy ngày sau sẽ bị vỡ ra. Nếu đem băng khô rải trong phòng nó sẽ nhanh chóng biến mất vì đã biến thành khí CO2 bay mất vào không trung. Điều lý thú là do băng khô có nhiệt độ rất thấp, khi nó thăng hoa sẽ làm nhiệt độ không khí xung quanh xuống thấp, hơi nước trong không khí sẽ ngưng kết thành sương mù. Trong khi quay phim, nhiếp ảnh người ta dùng băng khô để tạo các cảnh mây mù. Như các cảnh Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, “đèn hoa sen” là nhờ băng khô tạo nên. Trong điều kiện thích hợp, dùng máy bay rải băng khô trên các tầng mây người ta có thể làm mưa nhân tạo. Băng khô Thông thường, nói tới băng, chúng ta hiểu nó là thứ do nước ngưng kết mà thành. Thế nhưng trong tự nhiên hãy còn một loại băng không hề có liên quan chút nào đến nước cả. Đó là băng khô. Đã từng xảy ra một sự việc kỳ quái thế này: Có một đội khoan dùng máy khoan khoan vào lòng đất. Khi khoan tới độ sâu nhất định thì đột nhiên thấy áp lực trong đất tăng lên đột ngột, từ lỗ khoan phun ra cột khí có áp lực mạnh tới mấy ngàn Niutơn và lỗ khoan lập tức bị lấp đầy bởi một thứ băng trắng như tuyết. Loại băng này lại không giống như loại thường thấy! Ai mà dùng tay mó vào nó thì tay họ sẽ bị tê cóng, thậm chí da bị thâm đen, hoại tử. Bởi đây là băng gọi là băng khô, không phải do nước, mà do cacbonic ngưng kết thành. Ở áp lực thường, cacbonic ngưng kết ở -78,5oC, tạo thành dạng rắn tức là băng khô. Sờ tay vào vật có nhiệt độ thấp như vậy làm sao mà không bị tê cứng, thương tổn! Vì sao người ta gọi cacbonic ở dạng rắn là băng khô? Đó là do khi để băng khô ở nhiệt độ thường nó thăng hoa rất nhanh, biến thành khí cacbonic và bay mất, hòan toàn khác với loại băng thông thường là sau khi nóng chảy sinh ra nước. Băng khô khi thăng hoa tạo khí cabonic thì cần hấp thu lượng nhiệt lớn. Khi hóa khí, băng khô cần hấp thu lượng nhiệt gấp đôi so với băng thông thường, khi xét với khối lượng như nhau. Dùng băng khô làm chất làm lạnh thì có thể đạt tới nhiệt độ thấp hơn nhiều so với dùng băng thông thường. Trong công tác nghiên cưú khoa học kỹ thuật, mọi người thường phổ biến sử dụng băng khô trong các thí nghiệm ở nhiệt độ thấp. Ví dụ, dùng băng khô làm chất làm lạnh cho các dụng cụ đo lường trong thí nghiệm, các bộ phận máy và tổ máy làm việc ở nhiệt độ thấp. Như vậy, thí nghiệm không những đơn giản, dễ làm mà còn không làm hư hỏng máy móc, dụng cụ do không tạo nước. Băng khô còn được dùng làm nguội nhanh ngọn lửa nóng bỏng của gang thép, ống khí neon, ống điện tử... Khi dùng thuốc nổ để đào than ở các mỏ than, nếu như đặt một ít băng khô lên trên gói thuốc thì khi thuốc nổ, băng khô sẽ hóa thành lượng lớn khí cacbonic, làm cho phạm vi được phá nổ mở rộng ra rất nhiều. Như vậy, một mặt có thể nâng cao hiệu quả, mặt khác là do cacbonic không trợ lực cho sự cháy, lại có tác dụng cách ly với những khí độc, khí dễ cháy, mà không dẫn tới nổ do các khí này gây ra. Xút ăn da, xô-đa khan, xô-đa tinh thể và xô-đa “giải khát” Công thức của chúng như thế nào ? Xút ăn da: NaOH Sô-đa khan : Na2CO3 Sô- đa tinh thể : Na2CO3.10H2O Sô-đa “giải khát” : NaHCO3 Một số ứng dụng của sôđa Sođa là một hóa chất được dùng nhiều trong đời sống. Thường dùng loại sôđa thực phẩm vì có độ kiềm yếu và thuần khiết. Một số ứng dụng của sôđa: - Để cho sữa tươi khỏi bị hư trong mùa hè nóng nực, hãy thêm vào sữa theo tỉ lệ ¼ muỗng cà phê sôđa cho một lít sữa tươi, rồi đun sôi. - Răng sẽ bớt vàng khỏi ám khói thuốc lá, nếu bạn cho vào kem đánh răng một ít sôđa và chanh tươi. - Vết chai tay sẽ mất đi nhanh chóng, nếu bạn pha dung dịch sôđa ấm dùng để rửa kỹ vết chai tay mỗi tuần từ 2 đến 3 lần. - Khi bị bỏng do
File đính kèm:
- Giao an 11 chuong 3 CAC BONSILICco ban.doc