Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 14: Photpho
I/ Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho.
- Biết TCVL, HH của photpho
- Biết được phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho.
2. Về kỹ năng:
Học sinh vận dụng được những hiểu biết về tính chất và tính chất hóa học của photpho để giải quyết các bài tập.
II/ Chuẩn bị:
GV: Dụng cụ gồm ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sách, đèn cồn
Hóa chất gồm photpho đỏ, photpho trắng.
III/ Tổ chức họat động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kểm tra bài cũ:
3. Tiến trình:
Ngày soạn: 03/11/2007 Tiết: 21 Tuần: 11 Bài 14: PHOTPHO I/ Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho. - Biết TCVL, HH của photpho - Biết được phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho. 2. Về kỹ năng: Học sinh vận dụng được những hiểu biết về tính chất và tính chất hóa học của photpho để giải quyết các bài tập. II/ Chuẩn bị: GV: Dụng cụ gồm ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sách, đèn cồn Hóa chất gồm photpho đỏ, photpho trắng. III/ Tổ chức họat động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kểm tra bài cũ: 3. Tiến trình: Họat động của thầy Họat động của trò Nội dung Yêu cầu học sinh so sánh tính chất vật lý giữa các dạng thù hình. Giải thích thêm về sự chuyển hóa qua lại giữa các dạng thù hình Hãy dự đóan tính chất hóa học của P, viết phương trình phản ứng minh họa Kết luận chung về tính chất hóa học của P Yêu cầu học sinh tìm những ứng dụng thực tế của Nitơ Yêu cầu học sinh hòan thành phương trình phản ứng điều chế P trong công nghiệp Lần lượt so sánh về cấu tạo, trạng thái, tính độc, nhiệt độ nống chảy, của 2 dạng thù hình p trắng và P đỏ Từ số oxi hóa 0 suy ra P có 2 khả năng là giảm số oxi hóa (mang tính oxi hóa) hay tăng số oxi hóa (mang tính khử) Viết phản ứng của P với Ca, Mg, Zn Viết phản ứng của P với O2, Cl2 trong trường hợp thiếu và dư O2, Cl2 Nhận xét chung về tính chất hóa học của P so với N2 và giữa P trắng với P đỏ Hòan thành phương trình phản ứng I/ Tính chất vật lý: có 2 dạng thù hình 1. Photpho trắng: - Tinh thể màu trắng, gồm các phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực hút yếu à Tinh thể P trắng mềm, nhiệt nóng chảy thấp. - Rất độc, không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ. - Phát quang trong bóng tối (lân quang) 2. Photpho đỏ: - Chất bột màu đỏ có cấu trúc polime Pn bền à Khó nóng chảy, khó tan, khó bay hơi - Không độc. II/ Tính chất hóa học: 1. Tính oxi hóa: Khi tác dụng với kim loại mạnh VD: 2P + 3Ca à Ca3P2 2. Tính khử: Khi tác dụng với phi kim họat động và những chất oxi hóa mạnh. a. Với oxi: VD: P + O2 à P2O3 (thiếu oxi) P + O2 à P2O5 (dư oxi) b. Với Clo: VD: P + Cl2 à PCl3 ( thiếu clo) P + Cl2 à PCl5 (dư clo ) c. Với hợp chất oxi hóa mạnh: HNO3, KClO3 VD: P + KClO3 à P2O5 + KCl Kết luận: - P họat động mạnh hơn N - P trắng họat động hơn P đỏ - P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử III/ Ứng dụng: (SGK) IV/ Trạng thái tự nhiên – điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: (SGK) 2. Điều chế: Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C à 3CaSiO3 + 2P + 5CO Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2,3,4,5,6 sách giáo khoa IV/ Rút kinh nghiệm: .. Nhận xét của tổ trưởng CM .............................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- bai 14.doc