Giáo án môn Hóa học 11 - Anken (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Hs biết:-Định nghĩa về hiđrocacbon không no, các hiđrocacbon không no trong chương trình hs sẽ được học

 -Cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế của anken

 -Điều kiện để 1 ankaen có đồng phân hình học

 -Phân biệt anken và ankan bằng phương pháp hóa học

2. Về kỹ năng:

Hs vận dụng:

 -Viết được các loại đồng phân của anken, đọc tên 1 số anken đơn giản

 -Viết các ptpư thể hiện tính chất của anken

 -Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập nhận biết

3. Về thái độ:

 -Yêu thích hóa học

 -Thấy được tầm quan trọng của hóa học trong đời sống

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 4971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Anken (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6. HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết chương trình: 42 
Tên bài giảng:
ANKEN (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết:-Định nghĩa về hiđrocacbon không no, các hiđrocacbon không no trong chương trình hs sẽ được học
	-Cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng, điều chế của anken
	-Điều kiện để 1 ankaen có đồng phân hình học
	-Phân biệt anken và ankan bằng phương pháp hóa học
2. Về kỹ năng:
Hs vận dụng:
	-Viết được các loại đồng phân của anken, đọc tên 1 số anken đơn giản
	-Viết các ptpư thể hiện tính chất của anken
	-Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập nhận biết
3. Về thái độ:
	-Yêu thích hóa học
	-Thấy được tầm quan trọng của hóa học trong đời sống
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
	-Cặp ống nghiệm, ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn, nút cao su có ống dẫn khí
	-C2H5OH, H2SO4đặc, cát sạch, dd KMnO4, dd Br2
	-Mô hình phân tử etilen, mô hình, hình vẽ đồng phân hình học của but-2-en
2.Học sinh:
	-Xem lại bài etylen đã học ở lớp 9, đọc bài mới ở sgk
III. Trọng tâm bài giảng:
	Đồng phân và phản ứng cộng của ankan
IV. Phương pháp:
	-Đàm thoại nêu vấn đề
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp(1p)
 	2. Kiểm tra bài cũ(4p)
Câu 1. Viết CTTQ dãy đồng đẳng của ankan và xicloankan, nêu các pư của ankan và xicloankan
3. Giảng bài mới:
Tg
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung
5′
Hoạt động 1
-Yc hs tìm hiểu sgk, nêu khái niệm HC không no.
-Từ CT của etylen và khái niệm đồng đẳng, yc hs lập CTPT 1 số đđẳng của etylen, viết CTTQ của dãy đồng đẳng? 
-So sánh CTTQ của dãy đđẳng anken với ankan, xicloankan?
-Nêu định nghĩa anken?
-Là HC mạch hở trong phân tử có liên kết đôi hoặc 3, hoặc cả 2 loại lk đó
-C2H4, C3H6, C4H8, ... CnH2n
-CTTQ của anken trùng với CTTQ của xiclo, kém ankan 2H
-Anken là HC mạch hở trong phân tử có một liên kết C=C
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1. Đồng đẳng
-C2H4, C3H6, C4H8, ... CnH2n ( n ≥ ) gọi là anken hay olefin
5’
Hoạt động 2
-Lưu ý hs CT CnH2n có 2 đồng phân nhóm chức là anken và xicloankan
-Yc hs viết CTCT các đòng phân anken của C2H4, C3H6, C4H8. Từ đó khái quát về loại đồng phân cấu tạo của anken
-Vì sao anken có nhiều đông phân hơn ankan có cùng số C
-Viết các CTCT
-Các đồng phân cấu tạo khác nhau về vị trí nối đôi và mạch cacbon
-Do có 2 loại đồng phân
2. Đồng phân
a. Đồng phân cấu tạo
C2H4: CH2 = CH2
C3H6: CH2 = CH - CH3
C4H8: CH2 = CH - CH2 - CH3
 CH3 - CH = CH - CH3
-Anken có:
●Đồng phân mạch cacbon
●Đồng phân vị trí liên kết đôi
5’
Hoạt động 3
-Cho hs quan sát mô hình (hình vẽ) cấu tạo phân tử cis-but-2-en và trans-but-2-en. Rút ra khái niệm về đồng phân hình học
-Nêu điều kiện để có đồng phân hình học, khi nào thì có đồng phân cis, trans.
-Cho 2 CTCT, yêu cầu hs xác định xem chất nào có đồng phân hình học, biểu diễn đồng phân cis, trans?
-Là những chất có cùng CTCT nhưng khác nhau về sự phân bố không gian
-Xác đinh đồng phân không gian theo điều kiện đã học
b. Đồng phân hình học
-Điều kiện để có đồng phân hình học
●Có nối đôi C = C
●R1 ≠ R2, R3 ≠ R4
●Cis: mạch chính nằm cùng 1 phía của nối đôi C = C
●Trans: mạch chính nằm khác phía của nối đôi C = C
6’
Hoạt động 4
-Giới thiệu tên thông thường, cho vd, yêu cầu hs đọc tên 
-Nêu khó khăn khi sử dụng tên thông thường từ C4H8 trở đi
-Gọi tên một số anken
-Yc hs rút ra quy tắc gọi tên
-Lưu ý đánh số thứ tự mạch chính từ phía gần nối đôi
-Vận dụng gọi tên một số anken đơn giản
-Đọc tên
Tên = (số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh) + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối đôi + en
-Đọc tên 1 số anken ví dụ
3. Danh pháp
a. Tên thông thường
Từ tên ankan tương ứng đổi đuôi -an thành -ilen
CH2 = CH2 : etilen
CH2 = CH - CH3 : propilen
b. Tên hệ thống
●Chọn mạch chính là mạchC dài nhất có chứa nối đôi
●Đánh số thứ tự từ phía gần nối đôi nhất
Tên = (số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh) + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối đôi + en
CH2 = CH - CH2 - CH3
But - 1 - en
CH3 - CH = CH - CH3
But - 2 - en
2 - metyl but - 1 - en
3’
Hoạt động 5
-Yêu cầu hs nghiên cứu sgk nêu tính chất vật lí của anken
-Đọc sgk, nêu tcvl
II. Tính chất vật lí
Sgk
3’
Hoạt động 6
-Yc hs phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng
-Nêu các pư của anken, phản ứng đặc trưng là pư cộng
-Có một liên kết đôi C = C, gồm 1lk σ bền và 1lk п kém bền, trung tâm pư ở lk đôi
III. Tính chất hóa học
-Liên kết đôi C = C là trung tâm phản ứng
-Liên kết п của nối đôi kém bền nên trong pư dễ bị đứt ra để tạo thành lk σ với các ntử khác
3’
Hoạt động 7
-Yc hs viết ptpư của etilen với H2 đã học, của propen với H2
-Viết PTTQ anken + H2?
CH2 = CH2 + H2 
 CH3 - CH3
CH2 = CH - CH3 + H2 CH3 - CH2 -CH3
CnH2n + H2 
 CnH2n+2
Phản ứng cộng
a. Cộng hiđro
CH2 = CH2 + H2 
 CH3 - CH3
CH2 = CH - CH3 + H2 
 CH3 - CH2 - CH3
CnH2n + H2 CnH2n+2
4’
Hoạt động 8
-Yêu cầu hs nc hình 6.2sgk, nêu hiện tượng, rút ra kết luận, viết ptpư etilen + Br2
-Viết pư propen + Br2?
-Viết PTTQ anken + Br2?
-làm mất màu dd nước brom
-Viết pt
b. Cộng halogen (pư hal hóa)
(làm mất màu dd nước brom)
CH2 = CH2 + Br2 → 
 CH2Br - CH2Br
CH2 = CH - CH3 + Br2 → 
 CH2Br - CHBr - CH3
CnH2n + Br2 CnH2nBr2
4. Củng cố(3p)
Câu 1. Có bao nhiêu đồng phân C5H10
A. 12	B. 	C. 9	D. 8
Câu 2. Để nhận biết 2 khí etan và etilen người ta dùng
A. Cl2 (AS)	B. Br2 (hơi)	C. dd Br2	D. H2
5. Dặn dò(1p)
Làm bài tập 1,2sgk. Xem tiếp phần còn lại ở sgk
6. Rút kinh nghiệm(2p)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc42 anken.doc
Giáo án liên quan