Giáo án môn hóa 8 - Tuyễn Thị Tường Vi - Trường THCS Quang Trung
I. MỤC TIÊU:
- HS biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.
- Bước đầu HS biết rằng hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
- Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị:- Các dụng cụ và hóa chất cần thiết để tiến hành các thí nghiệm.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát tìm tòi, đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Vào bài: Hóa học là gì? Hóa học coa vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học.
b. Các hoạt động học tập:
à P2O5 b.KOH + FeSO4 à Fe(OH)2 + K2SO4 Câu 2: (4đ) Hoà tan hoàn toàn 13g g kim loại kẽm trong dung dịch axitclohiđric thì thu đuợc dung dịch kẽm clorua và khí hiđro. a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng của kẽm clorua thu được sau phản ứng? c. Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) ------------------------Hết--------------------------- đáp án I. trắc nghiệm: 4đ Mỗi câu đúng 0,5đ Câu1:a Câu2: c Câu3:b Câu4:b Câu5: a Câu6: a Câu7:b Câu8:a II. tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) a. (1đ) 4P + 5O2 à 2P2O5 b. (1đ) 2KOH + FeSO4 à Fe(OH)2 K2SO4 Câu 2 ( 4đ) a. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 (0,75đ) 1mol 2mol 1mol 1mol Số mol Zn có trong 13 g là: nzn 13 : 65 = 0,2( mol) (0,25đ) Từ phương trình (1) thì : Cứ 1mol Zn thì tạo ra 1mol ZnCl2 Vậy có 0,2 mol Zn sẽ tạo ra x mol ZnCl2 => x = 0,2 mol (0,5đ) b. Vậy số gam của ZnCl2 là: mZnCl = nZnCl . MZCl = 0,2 . 136 = 27,2g ( 1đ) c. Theo phương trình 1 thì : cứ 1mol Zn tạo ra 1mol H2 có 0,2 mol Zn thì tạo ra 0,2 mol H2 ( 0,5đ) Vậy thể tích của khí H2 là: VH = nH . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48l (1đ) ----------------------------Hết--------------------------- Tiết PPCT: 37+38 Ngày soạn: Tuần: 20 +21 Ngày dạy : chương IV: Oxi - không khí Bài 24: tính chất của oxi Khhh: O NTK: 16 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được tính chất vật lý, tính chất hóa học của oxi, viết được PTHH minh họa. - Biết được trong các hợp chất hóa học oxi chỉ có hóa trị II. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận biết và đốt một số chất trong oxi. 3. Thái độ: - Lòng yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: Lọ đựng sẵn khí oxi, dụng cụ và các hóa chất cần thiết để tiến hành thí nghiệm. 2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Biểu diễn thí nghiệm, quan sát, đàm thoại - tìm tòi. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Vào bài: b. Các hoạt động học tập: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lý. - GV cho HS quan sát lọ thu sẵn khí O2, yêu cầu HS quan sát nhận xét về trạng thái, màu sắc, ngửi để nhận biết mùi vị? - HS quan sát nhận xét. - HS trả lời câu hỏi ở mục II.2. - GV nhận xét, tổng kết. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học. * Tác dụng với phi kim: - GV biểu diễn thí nghiệm lưu huỳnh và phôtpho tác dụng với oxi, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: ? Qua các thí nghiệm trên, hãy cho biết O2 có tác dụng với lưu huỳnh và phôtpho không? Vì sao em biết? ? Viết PTPƯ hóa học xảy ra? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. *Tác dụng với kim loại: - GV biểu diễn thí nghiệm Oxi tác dụng với kim loại, yêu cầu HS quan sát. ? O2 có tác dụng với sắt không? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? ? Viết PTPƯ hóa học xảy ra? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. *Tác dụng với hợp chất: - GV thông báo cho HS, ngoài tác dụng với phi kim và kim loại, oxi còn tác dụng với nhiều hợp chất khác. I. Tính chất vật lý. Oxi là chất khí, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, oxi hóa lỏng ở - 1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt. II. Tính chất hóa học: 1. Tác dụng với phi kim. a. Tác dụng với lưu huỳnh. - Thí nghiệm: SGK - PTHH: Sr + O2k t0 SO2k b. Tác dụng với phôtpho. - Thí nghiệm: SGK - PTHH: 4Pr + 5O2k t0 2P2O5r 2. Tác dụng với kim loại. - Thí nghiệm: SGK - PTHH: 3Fer + 2O2k t0 Fe3O4r 3. Tác dụng với hợp chất. CH4k + 2O2k t0 CO2k + 2H2Oh C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O 4. Kiểm tra đánh giá: - HS thảo luận nhóm, làm bài tập 1,2,3/84. - GV nhận xét, sửa bài cho HS. 5. Dặn dò: - HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại vào vở bài tập. - Đọc và tìm hiểu nội dung bài 25. V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức. ------------------------------------------------------ Tiết PPCT: 39 Ngày soạn: Tuần: 22 Ngày dạy : Bài 25: sự oxi hóa - phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được thế nào là sự oxi hóa, viết được PTHH minh họa, biết được thế nào là phản ứng hóa hợp. Nhận biết được phản ứng hóa hợp khi nhìn vào PTHH. - Biết được ứng dụng của oxi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết CTHH và PTHH. 3. Thái độ: - Lòng yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: Bảng SGK, tranh vẽ H4.4. 2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại - tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu tính chất hóa học của oxi? Viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất? 3. Bài mới: a. Vào bài: b. Các hoạt động học tập: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự oxi hóa. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục I.1. - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng hóa hợp. -GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm, điền số lượng chất tham gia và sản phẩm. - HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày, bổ sung. - GV nhận xét. - GV nêu: Các phản ứng như vậy gọi là phản ứng hóa hợp, vậy, phản ứng hóa hợp là gì? - HS trả lời. - GV nhận xét và cung cấp cho HS thế nào là phản ứng cháy. ? Lấy ví dụ về phản ứng hóa hợp? Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của oxi. - HS quan sát H4.4 kể ra những ứng dụng của oxi. - HS khác bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. I. Sự oxi hóa. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. II. Phản ứng hóa hợp. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. VD: S + O2 SO2 III. ứng dụng của oxi. 1. Sự hô hấp: - Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động thực vật. - Để thở (khi đi vào các môi trường thiếu oxi) 2. Đốt nhiên liệu: SGK 4. Kiểm tra đánh giá: - HS làm bài tập 1,2/87SGK. 5. Dặn dò: - HS về nhà học bài và làm các bài tập 3,4,5 vào vở bài tập. - Đọc và tìm hiểu bài 26. V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức. ------------------------------------------------------------ Tiết PPCT: 40 Ngày soạn: Tuần: 22 Ngày dạy : Bài 26: oxit I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết và hiểu được định nghĩa oxit, công thức hóa học của oxit và cách gọi tên oxit. - Biết được cách phân loại oxit và dẫn ra được thí dụ minh họa. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng lập công thức. 3. Thái độ: - ý thức học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: 2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Đàm thoại - tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là phản ứng hóa hợp? Lấy ví dụ về phản ứng hóa hợp. 3. Bài mới: a. Vào bài: b. Các hoạt động học tập: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa oxit. - GV viết một vài công thức của oxit lên bảng, yêu cầu HS quan sát chỉ ra điểm giống nhau giữa các oxit? ? Nêu định nghĩa oxit? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức của oxit. -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục II.1. - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách phân loại. - GV viết 2 công thức của oxit SO3 và Na2O yêu cầu HS quan sát tìm ra điểm khác nhau giữa 2 loại oxit này. - HS trả lời. - GV nhận xét. ? Thế nào là oxit axit? oxit bazơ? - HS trả lời. GV nhận xét. Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách gọi tên. - GV cung cấp cho HS thông tin về cách gọi tên oxit. - HS thảo luận nhóm, gọi tên các oxit sau: Al2O3, FeO, Fe2O3, P2O5, SO3, SO2. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét. I. Định nghĩa. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. VD: SO2, CO2, FeO, Al2O3 II. Công thức. Công thức của oxit là MxOy trong đó M là KHNH thứ nhất, x,y lần lượt là chỉ số của nguyên tố thứ nhất và oxi. Theo QTHT ta có: II.y = x.n (với n là hóa trị của nguyên tố M) III. Phân loại. Dựa vào thành phần của oxit người ta chia oxit làm 2 loại: + Oxit axit: Phi kim + oxi VD: SO3, CO2 + Oxit bazơ: Kim loại + oxi VD: FeO, CuO. IV. Cách gọi tên. - Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit. VD: NO: Nitơ oxit Al2O3: Nhôm oxit. - Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Tên oxit bazơ: tên KL(kèm theo hóa trị) + oxit. VD: FeO: Sắt (II) oxit. Fe2O3: Sắt (III) oxit - Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên oxit axit: Tiền tố (nếu có) + tên phi kim + tiền tố (nếu có) + oxit. * Tiền tố: 1(mono),2(đi),3(tri),4(tetra),5(penta) VD: P2O5: Điphotpho pentaoxit SO2: Lưu huỳnh đi oxit 4. Kiểm tra đánh giá: - Cho các oxit có công thức sau: SO3, N2O5, CO2, Fe3O4, CuO, CaO. Những oxit nào là oxit axit? oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó. 5. Dặn dò: - HS về nhà học bài và làm các bài tập 2,3,4,5/91 vào vở bài tập. - Đọc và tìm hiểu bài 27. V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức. --------------------------------------------------- Tiết PPCT: 41 Ngày soạn: Tuần : 23 Ngày dạy : Bài 27: điều chế khí oxi - phản ứng phân hủy I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp. - Biết thế nào là phản ứng phân hủy và dẫn ra được ví dụ minh họa. - Củng cố khái niệm chất xúc tác. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy lôgic. 3. Thái độ: - ý thức học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: Dụng cụ và hóa chất cần thiết để điều chế khí oxi, bảng phụ. 2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại - tìm tòi. IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Cho các oxit sau: Al2O3, P2O5, Na2O, SO2, oxit nào là oxit axit? Oxit nào là oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó? 3. Bài mới: a. Vào bài: b. Các hoạt động học tập: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. - GV yêu cầu HS tìm tỉ khối hơi của oxi với không khí. - HS tính. -GV oxi nặng hơn không khí, theo em có thể thu khí oxi bằng cách nào? - HS trả lời. - GV nhận xét. - GV giới thiệu các chất để điều chế oxi. - GV biểu diễn TN yêu cầu HS quan sát và giải thích: ? Vì sao thu khí oxi bằ
File đính kèm:
- Giao an hoa 8.cả năm.doc